8. Cấu trúc luận văn
3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất không được mâu thuẫn nhau, không tách rời, riêng rẽ mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy các biện pháp quản lý muốn đem lại tính khả thi và hiệu quả thì phải đảm bảo tính đồng bộ.
3.2. Đề suất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng GV trƣờng MN Thành phố Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh theo CNN
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của GVMN về hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
Chuẩn nghề nghiệp GVMN chính là thước đo chất lượng giáo viên mầm non. Việc bồi dưỡng giáo viên theo CNN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và có tác dụng quyết định để chất lượng đội ngũ. Muốn đạt được như vậy, điều quan trọng trước tiên phải lo bồi dưỡng làm sao cho giáo viên đạt được chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức và kỹ năng sư phạm, để góp phần xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi, thống nhất cho sự hình thành phát triển nhân cách của trẻ trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời.
3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp
- Giúp cho đội ngũ giáo viên mầm non thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Giúp cán bộ quản lý nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng GV theo CNN, đó là nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
- Giúp cho giáo viên mầm non nhận thức được việc tự học, phấn đấu nâng cao năng sư phạm, phẩm chất đạo đức, lối sống là hàng đầu, là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời lao động và công tác đối với mỗi giáo viên ở trường mầm non. Đó cũng chính là yêu cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách của giáo viên mầm non.
Việc hướng dẫn rõ ràng cụ thể về chuẩn nghề nghiệp đối với GV có ý nghĩa quan trọng. Nắm vững về chuẩn sẽ giúp cho GV tự đánh giá về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng sư phạm của mình một cách cụ thể, chính xác, giúp mọi cán bộ, GV nhà trường nhận thức đầy đủ về chuẩn nghề nghiệp GVMN, có ý thức rèn luyện theo chuẩn.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Từ thực trạng nhận thức của GV MN ở thành phố Uông Bí về hoạt động BDGV MN theo CNN, chúng tôi xác định cần phải nâng cao nhận thức của GV về hoạt động BD, tự BDGV theo CNN. Bởi vì, giải pháp tác động đem lại kết quả tốt nhất là tác động về nhận thức, đồng thời là giải pháp quan trọng nhất để thực hiện tốt mục tiêu QL hoạt động BDGV theo CNN, nhằm nâng cao chất lượng công tác BDGV ở các trường MN trên địa bàn thành phố Uông Bí trong giai đoạn hiện nay.
Cán bộ QL và GV cần được nâng cao nhận thức về HĐ BDGV theo CNN. Nhận thức phải giải đáp được các vấn đề: BDGV theo CNNlà gì? Nội dung của hoạt động BDGV theo CNN? Các hình thức và phương pháp BDGV theo CNN? Tại sao phải tiến hành hoạt động BDGV theo CNN? Vai trò của hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vụ của BGH nhà trường trong hoạt động BDGV theo CNN? Đánh giá kết quả
hoạt động BDGV theo CNN như thế nào? Kết quả hoạt động BD, tự BDGV theo CNN được sử dụng như thế nào? ...
Đối với giáo viên: Phải hiểu rõ nội dung của quy định về chuẩn nghề nghiệp, các tiêu chí của năng lực dạy học, mục đích ban hành và triển khai áp dụng chuẩn để đánh giá năng lực dạy học giáo viên. Có ý thức phấn đấu theo chuẩn nghề nghiệp do Bộ GD &ĐT quy đinh
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Tổ chức cho cán bộ, GV và nhân viên trong toàn trường học tập nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp GVMN và hướng dẫn rõ ràng cụ thể cách đánh giá GV theo chuẩn về chuẩn nghề nghiệp bằng nhiều hình thức như; phô tô tài liệu về chuẩn nghề nghiệp cho GV tự nghiên cứu, tổ chức sinh hoạt chuyên môn giới thiệu về chuẩn nghề nghiệp, tổ chức thảo luận về chuẩn nghề nghiệp ở tổ chuyên môn, khối lớp...giúp cho cán bộ, GV: Hiểu được bản chất của chuẩn; biết được quy trình đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp theo 3 bước: giúp giáo viên hiểu được tác dụng của chuẩn và xác định được mục tiêu để học tập, rèn luyện, bồi dưỡng để phát triển theo chuẩn và xây dựng kế hoạch để phấn đấu theo chuẩn cho chính bản thân. Nội dung này tôi làm như sau:
- Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN cho GV trong trường.
- Phân công Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng với các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn và một số GV có nhiều kinh nghiệm làm đội ngũ “ nòng cốt” trực tiếp giúp Hiệu trưởng triển khai chuẩn nghề nghiệp cho GV toàn trường. Đội ngũ này phải là lực lượng chủ chốt, tiên phong, phải nghiên cứu kỹ và am hiểu sâu sắc chuẩn, phải tuyên truyền và giải thích được mọi thắc mắc của GV khi có yêu cầu. Hiệu trưởng cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên “nòng cốt” tiến hành một số công việc như sau:
Thứ nhất: Tập hợp đủ các tài liệu gồm: Chuẩn nghề nghiệp GVMN (phải đủ mỗi giáo viên có 1 bản để nghiên cứu và học tập); Hướng dẫn đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giáo viên theo chuẩn; Phiếu ghi điểm GV tự đánh giá chấm điểm xếp loại, tổ chuyên môn đánh giá và hiệu trưởng đánh giá (mỗi GV 1 bản); Phiếu tổng hợp xếp loại GV của tổ chuyên môn và xếp loại GV của Hiệu trưởng (1 bản), các chỉ báo mức độ của từng tiêu chí (mỗi GV 1 bản). Các tài liệu trên cán bộ “nòng cốt” phải tự nghiên cứu kỹ trước khi triển khai.
Thứ hai: Giới thiệu phổ biến và hướng dẫn cho giáo viên cách đánh giá theo chuẩn:
- Giúp cho GV hiểu được trong chuẩn nghề nghiệp GVMN thì các yêu cầu về phẩm chất và năng lực được trình bày trong 3 lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực bao gồm 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu được cụ thể hoá với 4 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được thể hiện cụ thể kèm theo nội dung chứa đựng những dấu hiệu cơ bản phản ánh yêu cầu của tiêu chí đó.
Để xác định mức đạt được của tiêu chí theo các dấu hiệu mô tả mức (các chỉ báo của từng tiêu chí) cần phải dựa vào số liệu (các minh chứng) từ các hoạt động trong năm học của GV làm căn cứ để đánh giá. Từng lĩnh vực trong chuẩn được Ban giám hiệu nghiên cứu, phân chia vào các hoạt động trong năm học, ghi chép cẩn thận kết quả hoạt động của từng giáo viên, tổng hợp lại làm căn cứ đánh giá cuối năm. Tuỳ theo từng tiêu chuẩn mà có các căn cứ nhất định. Ví dụ:
+ Lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: có sổ ghi chép các buổi GV tham gia học tập bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, sinh hoạt chuyên môn; tham gia các phong trào của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường; việc thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước, các qui định nội qui của nhà trường; ý thức tổ chức kỷ luật chấp hành sự phân công; tinh thần đoàn kết tương trợ đồng nghiệp; đạo đức lối sống được thể hiện qua sinh hoạt hàng ngày…
+ Lĩnh vực kiến thức: Ghi chép kết quả trao đổi thảo luận với GV về kiến thức GDMN ở các buổi sinh hoạt chuyên môn, giao tiếp với GV hàng ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Lĩnh vực kỹ năng sƣ phạm: Ghi chép lưu giữ kết quả qui chế chuyên môn phần thực hành; Xếp loại của phiếu dự giờ chuẩn; thi GV giỏi cấp trường, cấp thành phố, cấp Tỉnh; trang trí sắp xếp lớp, ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động GD; kết quả kiểm tra dự giờ thăm lớp; kết quả xây dựng kế hoạch GD năm học, kế hoạch GD chủ đề của GV; kết quả quản lý sử dụng hồ sơ, sổ sách ở nhóm lớp; sự sáng tạo, linh hoạt thông minh của GV qua thực hiện chương trình CSGD trẻ và xử lý các tình huống sư phạm...
- Ngoài ra, các ý kiến phản hồi từ GV, phụ huynh, cộng đồng cũng được nhà trương ghi chép lại làm căn cứ đánh giá GV cuối năm.
- Khi giới thiệu phổ biến chuẩn cần làm rõ: Chuẩn nghề nghiệp GVMN là gì? Chuẩn bao gồm những yêu cầu và tiêu chí gì? Các mức độ đạt được và căn cứ xác nhận ở mỗi tiêu chí. Nguồn căn cứ là gì? Vai trò của nguồn căn cứ trong việc đánh giá GV theo chuẩn.
- Kết quả của giáo viên là cá một qua trình sẽ được tập hợp thể hiện bằng nguồn minh chứng và được thể hiện trong hồ sơ của GV bao gồm: Các loại kế hoạch CSGD trẻ; sổ công tác; các loại giấy tờ, chứng chỉ, bằng cấp....minh chứng cho trình độ, thành tích của GV; bản kiểm điểm cá nhân; các tư liệu phục vụ cho CSGD trẻ ..v.v
- Giải thích cách ghi điểm và xếp loại trong mẫu phiếu đánh giá.
- Sau khi nắm vững chuẩn nghề nghiệp, nhà trường khuyến khích GV xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng bản thân phù hợp nhằm đáp ứng được các yêu cầu trong chuẩn.
Thứ 3: Thông qua phong trào thi đua của các đoàn thể để GD việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, khả năng hợp tác để thực hiện nhiệm vụ GD được phân công. Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm. Phát huy tinh thần làm chủ tập thể của các thành viên trong cơ quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động chuyên môn với công đoàn, tổ chức các hoạt động tập thể để gắn kết các thành viên. Bồi dưỡng cho đoàn viên công đoàn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có tinh thần hợp tác
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Người làm QLGD nói chung, QL nhà trường nói riêng, phải nắm vững các văn bản có liên quan đến việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN và vận dụng vào việc BDGV cho trường mình đạt chuẩn. Họ là người tạo điều kiện , môi trương cho GV tham gia BD và tự BD, phấn đấu đạt chuẩn.
Dựa vào các văn bản pháp quy của Đảng, ngành, trường. Căn cứ vào bộ chuẩn GVMN, Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho giáo viên trong các hoạt động.
3.2.2. Biện pháp 2: Xác định nội dung trọng tâm bồi dưỡng cho giáo viên theo nội dung của chuẩn nghề nghiệp GVMN theo nội dung của chuẩn nghề nghiệp GVMN
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Quản lý h o ạ t đ ộ n g bồi dưỡng giáo viên MN theo CNN, người hiệu trưởng phải hệ thống được những nội dung cần thiết mà mỗi giáo viên cần phải có, phân loại những nội dung đó để xác định được tính thứ bậc của những nội dung cần bồi dưỡng theo các yêu cầu của CNN.
Xác định được đúng vấn đề trọng tâm còn bị hạn chế ta bồi dưỡng nhiều sẽ tạo được hứng thú học tập cho đội ngũ giáo viên và hiệu quả bồi dưỡng sẽ cao. Khắc phục tình trạng BD dàn trải, thiếu trọng tâm, hình thức từ đó giúp cho công tác quản lý của hiệu trưởng các trường sẽ đạt kết quả tốt.
3.2.2.2. Nội dung thực hiện
Phải xác định đúng những nội dung cần bồi dưỡng mà giáo viên MN cần thiết, đáp ứng được yêu cầu CNN
Việc phân loại nội dung mà giáo viên cần bồi dưỡng có thể thực hiện theo các cách sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cách một: Do hiệu trưởng (hoặc người được hiệu trưởng uỷ quyền) xây dựng kế hoạch chủ động khảo sát và phân loại.
- Những nội dung mà giáo viên có thể tự bồi dưỡng và những nội dung giáo viên cần được bồi dưỡng.
- Những nội dung cơ bản mà giáo viên cần cho quá trình giảng dạy trên lớp và những nội dung cần cho các hoạt động khác.
Cách hai: Do chính đội ngũ giáo viên đề xuất nội dung cần được bồi dưỡng trên thực tế công tác của họ.
Với việc xác định nội dung bồi dưỡng như trên, kế hoạch bồi dưỡng sẽ sát thực tế và mang lại lợi ích thiết thực cho đội ngũ giáo viên và chính những người quản lý. Ngoài ra phải bám sát các tiêu chuẩn CNN để làm căn cứ xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng. Các nội dung cụ thể như sau:
*Các nội dung thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước.
+ Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động. + Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp. .
+ Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ.
* Các nội dung thuộc lĩnh vực kiến thức
+ Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non.
+ Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non. + Kiến thức cơ sở chuyên ngành.
+ Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.
+ Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
+ Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
+Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. + Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
+ Kỹ năng quản lý lớp học.
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bên cạnh đó, tuỳ theo thực trạng năng lực của giáo viên ở các nhà trường, chúng ta có thể lựa chọn những nội dung mà giáo viên thực hiện chưa tốt để đưa vào chương trình bồi dưỡng nhiều hơn hàng năm.
Như vậy, để có được nội dung bồi dưỡng cho giáo viên, cần tiến hành phân tích các đòi hỏi thực trạng khách quan của giáo viên, từ yêu cầu của ngành học, bậc học để từ đó đề xuất những nội dung phù hợp. Các nội dung đó phải được xác định rõ, tương ứng với từng lớp bồi dưỡng, từng chuyên đề bồi dưỡng để hiệu quả bồi dưỡng không ngừng được nâng cao.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
Thứ nhất: Cần đi sâu đi sát để nắm vững phẩm chất và năng lực của từng giáo viên, từ đó để đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ GV, sắp xếp, bố trí sử dụng đào tạo và bồi dưỡng GV. Biết được phẩm chất và năng lực của từng người để phát huy ưu thế của họ, phân công nhiệm vụ cho họ. Qua những công việc được giao và mức độ hoàn thành để phát hiện được những tồn tại và hạn chế của từng GV và trong đánh giá luôn phải thận trọng, không vội vàng, cảm tính, thiên vị hoặc khắt khe, định kiến, cứng nhắc, chỉ nhìn vẻ bề