Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo CNN

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non thành phố uông bí tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 39 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1.Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo CNN

Bồi dưỡng được thực hiện bởi hoạt động đặc trưng là quá trình truyền đạt thông tin(giảng dạy) của chủ thể bồi dưỡng và quá trình tiếp nhận thông tin (học tập - tự bồi dưỡng) của người được bồi dưỡng. Do vậy, quản lý hoạt động bồi dưỡng có bản chất là quản lý quá trình truyền đạt và tiếp nhận kiến thức diễn ra trong chu trình, khoá bồi dưỡng cụ thể. Những nội dung cơ bản của quản lý bồi dưỡng GV theo CNN là:

1.5.1.1. Quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng

Mục tiêu HĐ bồi dưỡng được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình bồi dưỡng, chính là đạt chuẩn nghề nghiệp. Quản lý mục tiêu HĐ bồi dưỡng là quá trình thực hiện những tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố cấu thành quá trình bồi dưỡng và thiết lập mối quan hệ, vận hành mối quan hệ của các thành tố đó theo định hướng của mục tiêu bồi dưỡng đã xác định. Cụ thể, qua việc QL hoạt động bồi dưỡng giúp GVMN chưa đạt chuẩn nghề nghiệp tiến tới đạt chuẩn, những giáo viên đã đạt chuẩn thì nâng chuẩn về phẩm chất đạo đức, kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ và kỹ năng sư phạm.

1.5.1.2. Quản lý nội dung bồi dưỡng

Nội dung bồi dưỡng chính là hệ thống các kiến thức về chính trị xã hội, phẩm chất đạo đức nhà giáo; Kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ và Kỹ năng sư phạm mà người học cần phải được lĩnh hội để đạt được mục tiêu bồi dưỡng. Xét theo cấu trúc của nội dung bồi dưỡng, quản lý nội dung bồi dưỡng là quá trình hoạch định và triển khai trên thực tiễn những nội dung phục vụ cho mục tiêu bồi dưỡng. Các nội dung này được xác định theo 3 nhóm chính như sau:

- Nhóm nội dung chính trị xã hội: Gồm triết học, chính trị, các chủ trương chính sách của Đảng, quy định và pháp luật của Nhà nước; Các quy định của địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phương; Các quy chế của Ngành, quy định của nhà trường, các văn bản chỉ đạo có liên quan đến ngành học. Nâng cao ý thức tự bồi dưỡng, trau dồi phẩm chất của giáo viên,...góp phần chủ yếu vào việc giáo dục phẩm chất chính tri, đạo đức, lối sống, thái độ cho giáo viên.

- Nhóm nội dung bồi dưỡng kiến thức: Thường được chia thành các nội dung khoa học cơ bản, lý thuyết cơ bản, lý thuyết về chuyên môn và các nội dung thực hành như: Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non, Kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non, mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non; Bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non; Bồi dưỡng những kiến thức cơ sở chuyên ngành; Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non; Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non, chủ yếu nhằm hình thành năng lực cho giáo viên, đó là hệ thống kiến thức cơ bản mà người giáo viên cần nắm bắt được để đạt chuẩn.

- Nhóm nội dung bồi dưỡng kỹ năng sư phạm: Kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ (theo năm, tháng, tuần, ngày); Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ; Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau; Kỹ năng quản lý lớp học; Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.

Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng được tiến hành trong suốt quá trình, thông qua việc quản lý hoạt động dạy, hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, sao cho các kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng được triển khai một cách đầy đủ, đúng về nội dung và tiến độ thời gian nhằm đạt được các yêu cầu của mục tiêu bồi dưỡng.

1.5.1.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên (Báo cáo viên)

- Quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy của giảng viên: Kế hoạch phải cụ thể phù hợp với đối tượng khác nhau có tính khả thi. Kế hoạch phải được xây dựng từ thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo CNN, đảm bảo về thời gian và các nội dung cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quản lý nội dung giảng dạy của giảng viên: Xem nội dung giảng dạy có bám sát vào mục tiêu bồi dưỡng, các nội dung cụ thể rõ ràng, đi đúng trọng tâm theo hướng dẫn chỉ đạo, bám sát nội dung của bộ Chuẩn không...

- Phương pháp giảng dạy của giảng viên: Lựa chọn những giảng viên, những báo cáo viên có năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm để giảng dạy. Các phương pháp giảng dạy của giảng viên phải phù hợp với nội dung bồi dưỡng và đối tượng người học để đạt được kết quả cao.

- Quản lý việc sử dụng trang thiết bị giảng dạy: Cung cấp trang thiết bị cần thiết cho giảng viên tham gia giảng day, lựa chọn giảng viên tham gia giảng dạy phải có khả năng ứng dung công nghệ thông tin và các phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy ví dụ như sử dụng máy vi tính, băng đĩa hình,...

- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp và nội quy lớp học: Thời gian ra vào lớp, việc quản lý học viên của giảng viên như kiểm tra chuyên cần của học viên ...

1.5.1.4. Quản lý hoạt động học của giáo viên tham gia bồi dưỡng

Quản lý hoạt động học của giáo viên là quản lý việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của họ trong quá trình bồi dưỡng.

- Quản lý việc thực hiện nề nếp học tập của GV.

- Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng.

- Thúc đẩy, khuyến khích giáo viên phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập rèn luyện ngày càng cao.

- Tổ chức điều tra cơ bản giáo viên khi bắt đầu tổ chức khoá bồi dưỡng để nắm được trình độ, năng lực và các đặc điểm tâm lí cá nhân của từng giáo viên, trên cơ sở đó phân loại giáo viên và có các quy định quản lý phù hợp.

- Hướng dẫn và tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch phấn đấu theo tiêu chuẩn.

- Tổ chức hoạt động khuyến khích, lôi cuốn sự tham gia tự giác, tích cực của họ, chú trọng tổ chức các hoạt động một cách lành mạnh, phong phú, hấp dẫn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.5.1.5. Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng

Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng là quản lý việc khai thác, sử dụng tốt điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các phương tiện kỹ thuật, tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng như: Phòng học nơi tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tập trung; Trang thiết bị phục vụ như mày tính, loa đài, ti vi, băng dĩa hình...; Tài liệu cho giáo viên; Kinh phí tổ chức lớp học...

Đây là nội dung đảm bảo điều kiện cho công tác bồi dưỡng giáo viên có thể được thực hiện và thực hiện một cách có kết quả.

1.5.1.6. Quản lý kết quả hoạt động bồi dưỡng

- Đánh giá kết quả học tập của GV được thể hiện thông qua bài thu hoạch sau mỗi đợt bồi dưỡng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết quả được thể hiện thông qua việc GV vận dụng những nội dung đã được bồi dưỡng vào trong thực tế công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.

+ Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy - GD của toàn thể đội ngũ GV và của từng GV.

+ Kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của GV

- Việc lưu giữ kết quả bồi dưỡng: Danh sách GV tham gia bồi dưỡng; Bài thu hoạch của GV sau mỗi đợt BD; Kết quả chấm điểm của bài thu hoach; phiếu đánh giá tổ chức hoạt động SP của GV giáo viên.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non thành phố uông bí tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 39 - 42)