Phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên MN theo CNN

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non thành phố uông bí tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2.Phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên MN theo CNN

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:

1.5.2.1. Phương pháp tổ chức - hành chính

Tổ chức phổ biến các văn bản pháp qui của ngành, các quyết định của cấp trên và nhà trường. Xây dựng các qui chế về chuyên môn, qui định về nhân sự,….

Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các văn bản pháp quy và các mệnh lệnh hành chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.5.2.2. Phương pháp tâm lý - xã hội

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và cung cấp thông tin về mục đích, ý nghĩa của việc cần thiết bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn, cho giáo viên học tập, thảo luận về nội dung quy định và biện pháp thực hiện và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng bầu không khí sư phạm đoàn kết, nhất trí trong nhà trường. Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của GV, động viên khích lệ kịp thời.

1.5.2.3. Phương pháp kinh tế

Tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn, định mức cho từng hoạt động trong nhà trường. Tổ chức theo dõi quá trình bồi dưỡng của giáo viên theo học kỳ, (đợt bồi dưỡng, theo năm học...). Tổ chức bình bầu phân loại giáo viên, thưởng, phạt theo chế độ đã quy định một cách công khai, mimh bạch.

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý hoạt động bồi dƣỡng GV theo CNN

Trong thực tiễn, việc bồi dưỡng giáo viên theo CNN phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố cơ bản: Yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan

1.6.1.1. Yếu tố chủ quan

Trình độ năng lực của đội ngũ QL, đặc biệt là trình độ năng lực của Hiệu trưởng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý hoạt động BDGV của nhà trường. Người hiệu trưởng phải không ngừng học tập nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong đó có nhiệm vụ là quản lý HĐ BDGV của đơn vị đáp ứng yêu cầu về CNN

Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 Ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN là những căn cứ có tính chất định hướng, những cơ sở hết sức quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo CNN.

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và áp dụng chuẩn nghề nghiệp GVMN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mục tiêu phát triển của GDMN trong Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015" là: "Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phấn đấu để có 80% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo năm 2010 và 100% năm 2015, trong đó có 8% đạt trình độ trên chuẩn năm 2010 và 15% năm 2015".

Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của thành phố với mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể là căn cứ để các trường MN xây dựng kế hoạch BDGV theo chuẩn nghề nghiệp.

1.6.1.2. Yếu tố khách quan

Các yếu tố về KT - XH là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Sự phát triển của KTXH của địa phương, vùng miền, với những chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đàu người, cơ cấu kinh tế giữa các nghành kinh tế có tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Mức sống của nhân dân được nâng cao sẽ tạo ĐK thuận lợi để con em họ đến trường, là cơ sở quan trọng để phát triển quy mô giáo dục nói chung và giáo dục MN nói riêng. Mặt khác kinh tế phát triển kéo theo sư đáp ứng về mặt tài chính của chính quyền địa phương cho phát triển giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ và nâng cao đời sống cho GV.

Yếu tố môi trường: Do Sự phát triển của nền kinh tế, ít nhiều một số cán bộ GV bị chi phối, bới mức lương cho Gv mầm non còn chưa cao.

Yếu tố tuyển chọn đội ngũ giáo viên: Công tác tuyển chọn GV phải căn cứ trên nhu cầu thực tế của từng đơn vị trường MN trong thành phố như số lượng, chất lượng, cơ cấu. Trong việc tuyển chọn có nhiều yếu tố khách quan mang lại...khi tuyển chọn việc sử dụng đội ngũ có hiệu quả hay không lại là một thách thức đối với nhà QL.

Năng lực sư phạm và điều kiện lao động của giáo viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc BDGV. Giáo viên có độ tuổi, tính cách và năng lực, sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trường, hứng thú khác nhau. Đặc biệt là những giáo viên trẻ mới ra trường trong vài năm gần đây do không tuyển chọn đầu vào ngay từ khi đào tạo không chặt chẽ, do vậy chất lượng giáo viên khi ra trường có nhiều giáo viên rất hạn chế về năng lực. Chính vì vậy đòi hỏi người QL cần phải làm tốt một số công việc như: Nắm bắt được đặc điểm riêng biết của mỗi cá nhân về năng lực, sở trường, hoàn cảnh gia đình, điều kiện lao động để có sự phân công lao động hợp lý và đưa ra các biện pháp bồi dưỡng GV theo chuẩn một cách phù hợp.

Tư tưởng chính trị, lòng yêu nghề của ĐNGV: Tư tưởng chỉ đạo hành đông, nếu ĐNGV có tư tưởng chính trị tốt, quản triệt tốt đường lối, quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo thì đội ngũ GVđó sẽ luôn cố gắng quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ nâng cao phảm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Nhận thức của giáo viên về vai trò, nhiệm vụ học tập bồi dưỡng nói chung và bồi dưỡng theo CNN. GV có nhận thức đúng đắn về bồi dưỡng theo CNN thì sẽ luôn tự giác học hỏi rèn luyện, tự bồi dưỡng và ngược lại.

1.7. Kết luận chƣơng 1

Trên cơ sở phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, xác định những yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tác giả đã xác định nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN và đặc điểm nhân cách nghề nghiệp chính là cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên MN và đồng thời trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát bồi dưỡng giáo viên.

Cụ thể luận văn đã đề cập tới một số vấn đề sau đây về phương pháp luận nghiên cứu:

- Phát triển đội ngũ giáo viên MN theo chuẩn nghề nghiệp là con đường tác động của quản lý nhằm làm giàu kiến thức, kỹ năng, thái độ, nâng chuẩn nghề nghiệp để đội ngũ giáo viên vững vàng về phẩm chất chính trị và đạo đức,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư phạm, về nhân cách nghề nghiệp… Phát triển đội ngũ giáo viên MN nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

- Các khái niệm, nội dung, các quan điểm, vị trí, vai trò về đội ngũ giáo viên cũng như các quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN và phương pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được nêu ra ở Chương 1 sẽ là cơ sở khoa học để tác giả khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn Thành phố Uông Bí - Tỉnh Quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục và đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ UÔNG BÍ

TỈNH QUẢNG NINH THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Một số đặc điểm về giáo dục nói chung và GDMN của thành phố Uông Bí

2.1.1.1. Một số đặc điểm về giáo dục của thành phố Uông Bí

Toàn thành phố phố có 4 trường THPT, 12 trường THCS, 2 trường trung cấp nghề, 3 trường Cao đẳng, 15 trường Tiểu học và 12 trường Mầm non công lập và 3 trường mầm non tư thục. Trong những năm qua các cấp học, các trường học trong toàn thành phố với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tập trung xây dựng kiên cố hóa trường học, tất cả các cấp học đều có lớp học cao tầng và mái bằng. Thực hiện Nghị quyết 03/NQTU của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố, các địa phương đã chỉ đạo phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đến nay có 100% phường có trường THCS và Tiểu học và mầm non đạt chuẩn Quốc gia, . Đội ngũ giáo viên đã tương đối đủ ở tất cả các cấp học. Chất lượng GD&ĐT đặc biệt ở bậc học Mầm non phát triển bền vững với kết quả năm sau cao hơn năm trước.

2.1.1.2. Khái quát tình hình GDMN của thành phố Uông Bí

a. Về quy mô mạng lưới trường lớp

Thành phố Uông Bí có 15 trường Mầm non trong đó có 12 trường MN công lập 3 trường MN tư thục. Mạng lưới các trường MN được phân bố hợp lý trên địa bàn Thành phố đảm bảo cho nhân dân đưa con em tới trường thuận tiện, an toàn và đáp ứng được với nhu cầu giáo dục của bậc học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.1: Quy mô mạng lƣới trƣờng, lớp, học sinh bậc học mầm non

Năm học trƣờng Số lớp Số Số HS Tổng Bình quân học sinh / lớp Lớp 5-6 tuổi Lớp 4-5 tuổi Lớp 3-4 tuổi Nhà trẻ 24-36 tháng 2010-2011 12 110 3310 35 30 25 25 2011-2012 110 3310 2012-2013 115 3465

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Uông Bí)

Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục Thành phố và báo cáo tổng kết năm học của các đơn vị trường mầm non thì mầm non Thành phố Uông Bí đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ốn định về mạng lưới trường, lớp và huy động trẻ ra lớp, số trẻ mẫu giáo tăng nhanh, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng được phát triển ổn định.

Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục Quảng Ninh thì GDMN Uông Bí đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ổn định về mạng lưới trường, lớp và huy động trẻ ra lớp, số trẻ tăng, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng được phát triển ổn định.

b. Về xây dựng đội ngũ giáo viên MN

Hàng năm Phòng giáo dục đều chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Phòng GD&ĐT còn cử cán bộ, giáo viên các trường điểm tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập, bồi dưỡng chuyên môn do Sở GD&ĐT Bộ giáo dục tổ chức.

c. Về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong các trường lớp mầm non

Trong những năm qua, ngành học mầm non luôn có những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non như: Giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng trường, đưa chỉ tiêu chất lượng vào tiêu chí đánh giá thi đua, kiểm tra liên ngành giáo dục y tế, hướng dẫn tuyên truyền vận động mở các lớp tập huấn do đó chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao so với những năm trước, các trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mầm non đã có nhiều biện pháp tích cực để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 4 - 6%. Các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ. Toàn thành phố có 12 trường với 115 nhóm, lớp thực hiện theo chương trình GDMN mới. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các hoạt động dạy trẻ theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động. Chất lượng giáo dục cũng đạt được những kết quả khả quan, nhìn chung trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, có nề nếp trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trên 93% trẻ đạt theo yêu cầu quy định.

Chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất, là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường. Vì vậy trong những năm qua bằng sự nỗ lực của CB, GV, CNV các nhà trường đã từng bước đổi mới, cải thiện công tác giáo dục, chăm sóc nuôi dạy trẻ.

d. Về cơ sở vật chất

Ngành giáo dục cùng với chính quyền địa phương đã tham mưu với thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng mới các trường mầm non, cải tạo các khu trường, lớp theo yêu cầu quy định. Hàng năm thành phố đều có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, trang bị mua sắm trang thiết bị chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ theo hướng đồng bộ và hiện đại. Ngoài ra thành phố còn rất quan tâm đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia (Tính đến hết năm 2013 thì toàn thành phố có 12/12 trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia trong đó có 9 trường mức độ 1, trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2) ưu tiên dành quỹ đất cho GDMN. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường ngày càng được quan tâm thích đáng. Cùng với sự đầu tư bằng nguồn ngân sách và nguồn đóng góp được huy động từ chủ trương xã hội hoá giáo dục, bộ mặt các trường được đổi mới khang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trang, thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy ngày càng phong phú, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại: Qua số liệu về quy mô trường lớp, với sự phát triển gia tăng số trẻ, số lượng giáo viên mầm non, chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ, có thể khẳng định. Ngành học mầm non được xã hội hóa cao, thể hiện sinh động nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, thu hút được ngày càng đông số trẻ trong độ tuổi ra lớp, tao niềm tin trong nhân dân và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phổ cập giáo dục.

2.1.2. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở thành phố Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh

2.1.3. Đối tượng và quy mô khảo sát

Trong quá trình thực hiện, tôi khảo sát 32 cán bộ quản lý giáo dục, 230 giáo viên mầm non, tại 12 trường mầm non thuộc thành phố Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh.

2.1.4. Nội dung khảo sát

- Thực trạng đội ngũ GVMN thành phố Uông Bí.

- Nhận thức về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở thành phố Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh

- Thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở thành phố Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh

2.1.5. Phương pháp khảo sát và cách xử lý kết quả

- Sử dụng PP điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn;

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non thành phố uông bí tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 42)