8. Cấu trúc luận văn
1.2.5. Biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp
1.2.5.1. Biện pháp
Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Theo đó, biện pháp QL là cách thức chủ thể QL tiến hành sử dụng các công cụ QL tác động vào việc thực hiện từng khâu của chức năng QL trong mỗi quá trình QL nhằm tạo nên sức mạnh, tạo ra năng lực thực hiện mục tiêu QL. Nói cách khác, biện pháp QL hay Phương pháp QL là tổng thể các cách thức tác động của chủ thể QL lên đối tượng QL và khách thể QL, để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Biện pháp QL có vai trò quan trọng trong hệ thống QL. Quá trình QL là quá trình thực hiện các chức năng QL theo đúng những nguyên tắc đã định. Nhưng các nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các biện pháp QL nhất định. Vì vậy, vận dụng các biện pháp QL là nội dung cơ bản của hoạt động QL. Mục tiêu, nhiệm vụ của QL chỉ được thực hiện thông qua tác động của các biện pháp QL. Trong những hoàn cảnh cụ thể, biện pháp QL có tác dụng quan trọng đến sự thành công hay thất bại các mục tiêu và nhiệm vụ QL. Biện pháp QL nhằm khơi gợi những động lực, kích thích tính năng động sáng tạo của người lao động và tiềm năng của hệ thống cũng như cơ hội có lợi bên ngoài.
Biện pháp QL là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với đối tượng và khách thể QL. Các biện pháp QL mang tính chất đa dạng và phong phú, nó là bộ phận năng động nhất của hệ thống QL. Biện pháp QL thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng, cũng như năng lực và kinh nghiệm của người QL.
Tác động của biện pháp QL luôn là tác động có mục đích. Vì vậy, mục tiêu QL quyết định việc lựa chọn biện pháp QL. Trong quá trình QL phải luôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
điều chỉnh các biện pháp QL, nhưng không được chủ quan tuỳ tiện. Việc sử dụng biện pháp QL vừa đòi hỏi tính khoa học vừa đòi hỏi tính nghệ thuật. QL có hiệu quả nhất khi biết lựa chọn đúng đắn và kết hợp linh hoạt các biện pháp QL. Đó chính là tài nghệ của nhà QL.
Mỗi lĩnh vực đều đòi hỏi có những biện pháp QL mang tính đặc thù, nhà QL cần phải nắm vững những nội dung cơ bản của khoa học QL, nắm được những cơ sở lý luận của các biện pháp QL của từng lĩnh vực riêng biệt.
Hơn nữa cùng một lĩnh vực nhưng ở mỗi đơn vị (nhà trường hay cơ sở GD) với những nét thực trạng khác nhau thì các biện pháp QL cũng phải khác nhau. Hay cùng một lĩnh vực, cùng một đơn vị nhưng ở những thời điểm khác nhau thì các biện pháp QL được áp dụng cũng phải khác nhau.
Như vậy, biện pháp QL mang dấu ấn của cá nhân nhà QL và nó có tính lịch sử cụ thể.
1.2.5.2. Biện pháp QL hoạt động BDGV theo chuẩn nghề nghiệp
Biện pháp quản lý hoạt động BDGV theo CNN là những cách thức cụ thể của người Hiệu trưởng tiến hành để tác động đến đội ngũ giáo viên làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm, cho các cá nhân theo các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ theo CNN. Hiệu trưởng phải có các biện pháp quản lý mang tính đồng bộ thì mới đảm bảo nâng cao chất lượng giáo viên trong nhà trường theo CNN. Các biện pháp quản lý được áp dụng cụ thể rõ các chức năng quản lý của Hiệu trưởng đó là: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ GV theo các yêu cầu của CNN, người Hiệu trưởng luôn phải có kế hoạch bồi dưỡng giúp cho giáo viên nắm rõ được mục đích và tầm quan trọng của việc đánh giá GV theo CNN, giúp GV nắm được nội dung và cách đánh giá GV theo CNN.
Tạo điều kiện đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, tài liệu bồi dưỡng ...giúp giáo viên nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Có kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng chuyên sâu từng nội dung và nên tập trung vào những nội dung theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
Khuyến khích giáo viên tham gia nghiên cứu tài liệu tự bồi dưỡng.
Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng để có biện pháp uốn nắn, điều chỉnh kịp thời.
1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bậc MN và công tác quản lý trƣờng MN
1.3.1. Bậc Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống giáo dục. Quản lý giáo dục mầm non giúp cho việc thực hiện mục tiêu của ngành học là phát triển giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng vùng miền, đối tượng của nó là các cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có đội ngũ nhà giáo. Cũng như các ngành học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDMN cũng có mạng lưới quản lý từ cấp Bộ xuống các trường, lớp mầm non. GDMN cũng thể hiện rõ các nội dung cần quản lý:
- Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non
+ Vị trí của giáo dục mầm non
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục MN là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Hiện nay GDMN có hệ thống Nhà trẻ, trường Mẫu giáo, trường MN trên quy mô toàn quốc. Giáo dục MN là sự thể hiện sinh động nguyên tắc Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm. Cho tới nay, GDMN đã tồn tại với đủ các loại quy mô trường, lớp, nhóm với các loại hình công lập, bán công, dân lập và tư thục. Với cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội và thế mạnh của từng vùng, miền, được sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, GDMN đã thực sự tạo được niềm tin trong nhân dân và đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục chung. Vì thế, vị trí của GDMN ngày càng được khẳng định trong sự nghiệp GD- ĐT con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, trí tuệ và thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một.
+ Nhiệm vụ của GDMN
Thực hiện nội dung giáo dục toàn diện và ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
Tuyên truyền và hướng dẫn công tác nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ; ủng hộ những tập quán tốt, bài trừ những tập quán phản khoa học trong việc CS, GD trẻ ở các gia đình và cộng đồng, góp phần cùng các lực lượng xã hội khác quan tâm thích đáng đến những trẻ em thiệt thòi.
Quá trình quản lý chỉ đạo của ngành cũng chính là quá trình thực hiện thống nhất và có hiệu quả các nhiệm vụ nêu trên.
+ Đặc trưng của giáo dục mầm non
Bậc học MN là một bậc học có những đặc trưng riêng so với các ngành học, bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, đó là:
Thứ nhất, "Giáo dục MN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc - giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi và nội dung giáo dục MN phải đảm bảo hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em: Giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; Biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; Yêu quý anh, chị, em, bạn bè; Thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; Ham hiểu biết, thích đi học. Phương pháp chủ yếu trong giáo dục MN là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức kỹ năng ban đầu, phát triển toàn diện; Chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ” [7].
Giáo dục MN đòi hỏi GV, CBQL trường MN phải là người am hiểu sâu sắc về khoa học nuôi, dạy trẻ và đặc biệt phải hết sức yêu nghề, mến trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ hai, GDMN là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, nhưng cho đến nay nó vần chưa mang tính chất bắt buộc đối với mọi trẻ em. Nhiều trẻ em trong độ tuổi vẫn chưa đến trường. Nhiều loại hình chăm sóc giáo dục trẻ em cùng song song tồn tại. Hơn nữa, sự tồn tại và phát triển của ngành chủ yếu dựa vào sự đóng góp và hỗ trợ của cộng đồng. Vì thế, công tác quản lý GDMN là phải làm sao để mọi người trong xã hội hiểu rõ trách nhiệm của mình là phải quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Do đó, người QLGD giáo dục MN phải là người năng động, linh hoạt biết tuyên truyền, cuốn hút mọi lực lượng xã hội tham gia vào công tác CS, GD trẻ.
Thứ ba, đội ngũ CBGV của bậc học MN hầu hết là nữ. Đó là một nét riêng biệt khác hẳn với các ngành học, bậc học khác. Thực tế các trường MN cho thấy việc quản lý một tập thể toàn nữ rất khó khăn, phức tạp. Bởi vì phụ nữ có những điểm khác biệt với nam giới. Phụ nữ thường cẩn thận, tỉ mỉ, thích nhẹ nhàng tình cảm, dễ xúc động nhưng cũng hay đố kỵ, tự ti... Do đó, còn có những mặt hạn chế, điều đó đòi hỏi người CBQL phải hết sức khéo léo, tế nhị, am hiểu tâm lý phụ nữ nhưng phải quyết đoán để có những quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu còn tồn tại trong tập thể nữ.
Quản lý giáo dục MN là một bộ phận của quản lý giáo dục quốc dân. Quản lý GDMN các cấp đều nhằm mục đích tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.
Khái niệm quản lý GDMN được hiểu như sau: Quản lý GDMN là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của các cấp quản lý đến các cơ sở GDMN nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Nhà trường là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục. Trường MN là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đơn vị cơ sở của bậc học MN và cũng được tổ chức theo các loại hình như các bậc học khác. Thực chất, quản lý GDMN là quản lý hệ thống nhà trường MN, quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em trong các trường MN.
1.3.2. Quản lý trường Mầm non
Quản lý trường mầm non là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.
Quản lý trường mầm non là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thế quản lý đến tập thể cán bộ giáo viên nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của xã hội, nhà trường và gia đình.
Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất công tác quản lý trường mầm non là quản lý quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả. Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ gồm các nhân tố tạo thành sau: Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên (Lực lượng giáo dục), trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi (Đối tượng giáo dục), kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ.
Theo Điều lệ trường mầm non đã sửa đổi, (Ban hành kèm theo văn bản hợp nhất số 05/VBHN - BGDĐT ngày 13/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo): Nhà trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. [9]
Trường mầm non có những nhiệm vụ:
(1). Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
(2). Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
(3). Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
(4). Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. (5). Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
(6). Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
(7). Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
(8). Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.
(9). Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Đứng đầu nhà trường là Hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm và công nhận. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.
1.3.3. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trong trường mầm non
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trong trường mầm non được quy định tại điều 16 trong Điều lệ trường MN
- Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.
- Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một nhà trường hoặc một nhà trẻ không quá hai nhiệm kỳ.
Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kỳ công tác, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.
- Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có