8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Biện pháp 2: Xác định nội dung trọng tâm bồi dưỡng cho giáo viên
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Quản lý h o ạ t đ ộ n g bồi dưỡng giáo viên MN theo CNN, người hiệu trưởng phải hệ thống được những nội dung cần thiết mà mỗi giáo viên cần phải có, phân loại những nội dung đó để xác định được tính thứ bậc của những nội dung cần bồi dưỡng theo các yêu cầu của CNN.
Xác định được đúng vấn đề trọng tâm còn bị hạn chế ta bồi dưỡng nhiều sẽ tạo được hứng thú học tập cho đội ngũ giáo viên và hiệu quả bồi dưỡng sẽ cao. Khắc phục tình trạng BD dàn trải, thiếu trọng tâm, hình thức từ đó giúp cho công tác quản lý của hiệu trưởng các trường sẽ đạt kết quả tốt.
3.2.2.2. Nội dung thực hiện
Phải xác định đúng những nội dung cần bồi dưỡng mà giáo viên MN cần thiết, đáp ứng được yêu cầu CNN
Việc phân loại nội dung mà giáo viên cần bồi dưỡng có thể thực hiện theo các cách sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cách một: Do hiệu trưởng (hoặc người được hiệu trưởng uỷ quyền) xây dựng kế hoạch chủ động khảo sát và phân loại.
- Những nội dung mà giáo viên có thể tự bồi dưỡng và những nội dung giáo viên cần được bồi dưỡng.
- Những nội dung cơ bản mà giáo viên cần cho quá trình giảng dạy trên lớp và những nội dung cần cho các hoạt động khác.
Cách hai: Do chính đội ngũ giáo viên đề xuất nội dung cần được bồi dưỡng trên thực tế công tác của họ.
Với việc xác định nội dung bồi dưỡng như trên, kế hoạch bồi dưỡng sẽ sát thực tế và mang lại lợi ích thiết thực cho đội ngũ giáo viên và chính những người quản lý. Ngoài ra phải bám sát các tiêu chuẩn CNN để làm căn cứ xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng. Các nội dung cụ thể như sau:
*Các nội dung thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước.
+ Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động. + Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp. .
+ Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ.
* Các nội dung thuộc lĩnh vực kiến thức
+ Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non.
+ Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non. + Kiến thức cơ sở chuyên ngành.
+ Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.
+ Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
+ Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
+Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. + Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
+ Kỹ năng quản lý lớp học.
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bên cạnh đó, tuỳ theo thực trạng năng lực của giáo viên ở các nhà trường, chúng ta có thể lựa chọn những nội dung mà giáo viên thực hiện chưa tốt để đưa vào chương trình bồi dưỡng nhiều hơn hàng năm.
Như vậy, để có được nội dung bồi dưỡng cho giáo viên, cần tiến hành phân tích các đòi hỏi thực trạng khách quan của giáo viên, từ yêu cầu của ngành học, bậc học để từ đó đề xuất những nội dung phù hợp. Các nội dung đó phải được xác định rõ, tương ứng với từng lớp bồi dưỡng, từng chuyên đề bồi dưỡng để hiệu quả bồi dưỡng không ngừng được nâng cao.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
Thứ nhất: Cần đi sâu đi sát để nắm vững phẩm chất và năng lực của từng giáo viên, từ đó để đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ GV, sắp xếp, bố trí sử dụng đào tạo và bồi dưỡng GV. Biết được phẩm chất và năng lực của từng người để phát huy ưu thế của họ, phân công nhiệm vụ cho họ. Qua những công việc được giao và mức độ hoàn thành để phát hiện được những tồn tại và hạn chế của từng GV và trong đánh giá luôn phải thận trọng, không vội vàng, cảm tính, thiên vị hoặc khắt khe, định kiến, cứng nhắc, chỉ nhìn vẻ bề ngoài thì chưa có đủ cơ sở để đánh giá toàn diện một con người.
Thứ hai: Xây dựng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp cụ thể :
* Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ giáo viên:
- Tuyên truyền, GD cho toàn thể cán bộ, GV, nhân viên chấp hành chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, kiên quyết chống lại tiêu cực và những biểu hiện sai trái, luôn bảo vệ lẽ phải và sự tiến bộ; gương mẫu, có đạo đức, nhân cách và lối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp. Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, tận tình phục vụ nhân dân và học sinh có ý thức cao về tổ chức kỷ luật; được đồng nghiệp và cha mẹ trẻ tin tưởng, tôn trọng, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho giáo viên:
Kiến thức cơ bản về GDMN: Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi MN; Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi MN;Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan đến GDMN.
* Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên:
- Kỹ năng lập kế hoạch CSGD trẻ. Căn cứ vào kết quả điều tra về thực trạng về kỹ năng lập KH giáo dục còn có nhiều giáo viên bị hạn chế. Chính vì thế mà việc bồi dưỡng kỹ năng lập KHGD cho GV là cần thiết.
- Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ; Cần bồi dưỡng về lý thuyết và phương pháp, tăng cường công tác kiểm tra tư vấn cho đội ngũ việc thực hiện VSATTP, dinh dưỡng cho trẻ, theo dõi biểu đồ phân loại sức khỏe trẻ, chăm sóc vệ sinh, giấc ngủ, bữa ăn cho trẻ…và công tác bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ.
Lựa chọn phân công một GV có nhiều kinh nghiệm làm tổ trưởng tổ chuyên môn. Chỉ đạo tổ trưởng phân công những GV trong tổ có nhiều kinh nghiệm kèm cặp, giúp đỡ những GV mới ra trường còn ít kinh nghiệm trong giảng dạy, những GV còn yếu về chuyên môn.
Trong các đợt Hội thi chọn GV giỏi cấp trường: Tạo điều kiện và vận động nhiều GV tham gia, từ đó GV sẽ có cơ hội học tập lẫn nhau, GV sẽ trưởng thành nhiều hơn và cũng làm cơ sở để lựa chọn những GV có năng lực thực sự về chuyên môn để tham dự Hội thi cấp Thành phố và cấp Tỉnh.
Tăng cường kiểm tra việc lập kế hoạch giáo dục theo từng chủ đề, dự giờ thăm lớp, không chỉ dự một hoạt động học mà đôi khi dự cả một buổi học, dự xoay vòng hết tất cả các chuyên đề trên một giáo viên để nắm bắt phân loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giáo viên, thông qua đó rút kinh nghiệm, tư vấn cho GV về việc chuẩn bị bài soạn, phương pháp giảng dạy, kiến thức chuyên môn, cũng từ kết quả giảng dạy đó làm căn cứ để xếp loại GV.
Tổ chức cho cán bộ, GV tham quan học tập kinh nghiệm về quản lý, tổ
chức, đổi mới phương pháp giảng dạy ở những trường trong cụm chuyên môn và trong thành phố, tại các lớp tập huấn do Sở và Phòng GD & ĐT tổ chức như bồi dưỡng chương trình GDMN mới, bồi dưỡng thường xuyên trong hè... Bồi dưỡng cho GV khai thác đề tài sáng kiến kinh nghiệm, các phần mềm dạy học vào thực tiễn CSGD trẻ.
Tạo điều kiện cho cán bộ GV được đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ...tại các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở GD khác phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng GV.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Nắm chắc các văn bản chỉ đạo của các cấp, căn cứ vào nội dung của Chuẩn nghề nghiệp GV MN
Hiệu trưởng cần nắm bắt nội dung của chuẩn nghề nghiệp GVMN từ đó rà soát đánh giá phân loại những nội dung cần bồi dưỡng.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo nhu cầu bồi dưỡng của Gv trong nhà trường và trienr khai thực hiện.