8. Cấu trúc luận văn
1.4.6. Hình thức bồi dưỡng giáo viên mầm non
Tạo điều kiện để sử dụng các loại hình bồi dưỡng, tuy nhiên tập trung chủ yếu các hình thức bồi dưỡng sau:
Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn: Do Sở GD &ĐT và Phòng GD&ĐT tổ chức, hay các lớp tập huấn do các đoàn thể tổ chức…
Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.
Tự bồi dưỡng: Bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên, tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức học tập khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp.
Bồi dưỡng thường xuyên: Là bồi dưỡng theo chu kỳ cho GVMN để họ được bổ sung các kiến thức thiếu hụt và cập nhật kiến thức mới về chủ trương, đường lối giáo dục, về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục trẻ. Việc bồi dưỡng này rất thiết thực, đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự bồi dưỡng, thường xuyên trau dồi kiến thức, nếu không sẽ khó có thể dạy tốt chương trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bồi dưỡng từ xa: qua các phương tiện thông tin đại chúng, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng.
1.5. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
1.5.1. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo CNN
Bồi dưỡng được thực hiện bởi hoạt động đặc trưng là quá trình truyền đạt thông tin(giảng dạy) của chủ thể bồi dưỡng và quá trình tiếp nhận thông tin (học tập - tự bồi dưỡng) của người được bồi dưỡng. Do vậy, quản lý hoạt động bồi dưỡng có bản chất là quản lý quá trình truyền đạt và tiếp nhận kiến thức diễn ra trong chu trình, khoá bồi dưỡng cụ thể. Những nội dung cơ bản của quản lý bồi dưỡng GV theo CNN là:
1.5.1.1. Quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng
Mục tiêu HĐ bồi dưỡng được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình bồi dưỡng, chính là đạt chuẩn nghề nghiệp. Quản lý mục tiêu HĐ bồi dưỡng là quá trình thực hiện những tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố cấu thành quá trình bồi dưỡng và thiết lập mối quan hệ, vận hành mối quan hệ của các thành tố đó theo định hướng của mục tiêu bồi dưỡng đã xác định. Cụ thể, qua việc QL hoạt động bồi dưỡng giúp GVMN chưa đạt chuẩn nghề nghiệp tiến tới đạt chuẩn, những giáo viên đã đạt chuẩn thì nâng chuẩn về phẩm chất đạo đức, kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ và kỹ năng sư phạm.
1.5.1.2. Quản lý nội dung bồi dưỡng
Nội dung bồi dưỡng chính là hệ thống các kiến thức về chính trị xã hội, phẩm chất đạo đức nhà giáo; Kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ và Kỹ năng sư phạm mà người học cần phải được lĩnh hội để đạt được mục tiêu bồi dưỡng. Xét theo cấu trúc của nội dung bồi dưỡng, quản lý nội dung bồi dưỡng là quá trình hoạch định và triển khai trên thực tiễn những nội dung phục vụ cho mục tiêu bồi dưỡng. Các nội dung này được xác định theo 3 nhóm chính như sau:
- Nhóm nội dung chính trị xã hội: Gồm triết học, chính trị, các chủ trương chính sách của Đảng, quy định và pháp luật của Nhà nước; Các quy định của địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phương; Các quy chế của Ngành, quy định của nhà trường, các văn bản chỉ đạo có liên quan đến ngành học. Nâng cao ý thức tự bồi dưỡng, trau dồi phẩm chất của giáo viên,...góp phần chủ yếu vào việc giáo dục phẩm chất chính tri, đạo đức, lối sống, thái độ cho giáo viên.
- Nhóm nội dung bồi dưỡng kiến thức: Thường được chia thành các nội dung khoa học cơ bản, lý thuyết cơ bản, lý thuyết về chuyên môn và các nội dung thực hành như: Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non, Kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non, mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non; Bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non; Bồi dưỡng những kiến thức cơ sở chuyên ngành; Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non; Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non, chủ yếu nhằm hình thành năng lực cho giáo viên, đó là hệ thống kiến thức cơ bản mà người giáo viên cần nắm bắt được để đạt chuẩn.
- Nhóm nội dung bồi dưỡng kỹ năng sư phạm: Kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ (theo năm, tháng, tuần, ngày); Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ; Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau; Kỹ năng quản lý lớp học; Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.
Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng được tiến hành trong suốt quá trình, thông qua việc quản lý hoạt động dạy, hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, sao cho các kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng được triển khai một cách đầy đủ, đúng về nội dung và tiến độ thời gian nhằm đạt được các yêu cầu của mục tiêu bồi dưỡng.
1.5.1.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên (Báo cáo viên)
- Quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy của giảng viên: Kế hoạch phải cụ thể phù hợp với đối tượng khác nhau có tính khả thi. Kế hoạch phải được xây dựng từ thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo CNN, đảm bảo về thời gian và các nội dung cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Quản lý nội dung giảng dạy của giảng viên: Xem nội dung giảng dạy có bám sát vào mục tiêu bồi dưỡng, các nội dung cụ thể rõ ràng, đi đúng trọng tâm theo hướng dẫn chỉ đạo, bám sát nội dung của bộ Chuẩn không...
- Phương pháp giảng dạy của giảng viên: Lựa chọn những giảng viên, những báo cáo viên có năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm để giảng dạy. Các phương pháp giảng dạy của giảng viên phải phù hợp với nội dung bồi dưỡng và đối tượng người học để đạt được kết quả cao.
- Quản lý việc sử dụng trang thiết bị giảng dạy: Cung cấp trang thiết bị cần thiết cho giảng viên tham gia giảng day, lựa chọn giảng viên tham gia giảng dạy phải có khả năng ứng dung công nghệ thông tin và các phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy ví dụ như sử dụng máy vi tính, băng đĩa hình,...
- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp và nội quy lớp học: Thời gian ra vào lớp, việc quản lý học viên của giảng viên như kiểm tra chuyên cần của học viên ...
1.5.1.4. Quản lý hoạt động học của giáo viên tham gia bồi dưỡng
Quản lý hoạt động học của giáo viên là quản lý việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của họ trong quá trình bồi dưỡng.
- Quản lý việc thực hiện nề nếp học tập của GV.
- Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng.
- Thúc đẩy, khuyến khích giáo viên phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập rèn luyện ngày càng cao.
- Tổ chức điều tra cơ bản giáo viên khi bắt đầu tổ chức khoá bồi dưỡng để nắm được trình độ, năng lực và các đặc điểm tâm lí cá nhân của từng giáo viên, trên cơ sở đó phân loại giáo viên và có các quy định quản lý phù hợp.
- Hướng dẫn và tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch phấn đấu theo tiêu chuẩn.
- Tổ chức hoạt động khuyến khích, lôi cuốn sự tham gia tự giác, tích cực của họ, chú trọng tổ chức các hoạt động một cách lành mạnh, phong phú, hấp dẫn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.5.1.5. Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng
Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng là quản lý việc khai thác, sử dụng tốt điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các phương tiện kỹ thuật, tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng như: Phòng học nơi tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tập trung; Trang thiết bị phục vụ như mày tính, loa đài, ti vi, băng dĩa hình...; Tài liệu cho giáo viên; Kinh phí tổ chức lớp học...
Đây là nội dung đảm bảo điều kiện cho công tác bồi dưỡng giáo viên có thể được thực hiện và thực hiện một cách có kết quả.
1.5.1.6. Quản lý kết quả hoạt động bồi dưỡng
- Đánh giá kết quả học tập của GV được thể hiện thông qua bài thu hoạch sau mỗi đợt bồi dưỡng;
- Kết quả được thể hiện thông qua việc GV vận dụng những nội dung đã được bồi dưỡng vào trong thực tế công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.
+ Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy - GD của toàn thể đội ngũ GV và của từng GV.
+ Kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của GV
- Việc lưu giữ kết quả bồi dưỡng: Danh sách GV tham gia bồi dưỡng; Bài thu hoạch của GV sau mỗi đợt BD; Kết quả chấm điểm của bài thu hoach; phiếu đánh giá tổ chức hoạt động SP của GV giáo viên.
1.5.2. Phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên MN theo CNN
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
1.5.2.1. Phương pháp tổ chức - hành chính
Tổ chức phổ biến các văn bản pháp qui của ngành, các quyết định của cấp trên và nhà trường. Xây dựng các qui chế về chuyên môn, qui định về nhân sự,….
Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các văn bản pháp quy và các mệnh lệnh hành chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.5.2.2. Phương pháp tâm lý - xã hội
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và cung cấp thông tin về mục đích, ý nghĩa của việc cần thiết bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn, cho giáo viên học tập, thảo luận về nội dung quy định và biện pháp thực hiện và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng bầu không khí sư phạm đoàn kết, nhất trí trong nhà trường. Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của GV, động viên khích lệ kịp thời.
1.5.2.3. Phương pháp kinh tế
Tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn, định mức cho từng hoạt động trong nhà trường. Tổ chức theo dõi quá trình bồi dưỡng của giáo viên theo học kỳ, (đợt bồi dưỡng, theo năm học...). Tổ chức bình bầu phân loại giáo viên, thưởng, phạt theo chế độ đã quy định một cách công khai, mimh bạch.
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý hoạt động bồi dƣỡng GV theo CNN
Trong thực tiễn, việc bồi dưỡng giáo viên theo CNN phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố cơ bản: Yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan
1.6.1.1. Yếu tố chủ quan
Trình độ năng lực của đội ngũ QL, đặc biệt là trình độ năng lực của Hiệu trưởng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý hoạt động BDGV của nhà trường. Người hiệu trưởng phải không ngừng học tập nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong đó có nhiệm vụ là quản lý HĐ BDGV của đơn vị đáp ứng yêu cầu về CNN
Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 Ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN là những căn cứ có tính chất định hướng, những cơ sở hết sức quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo CNN.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và áp dụng chuẩn nghề nghiệp GVMN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mục tiêu phát triển của GDMN trong Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015" là: "Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phấn đấu để có 80% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo năm 2010 và 100% năm 2015, trong đó có 8% đạt trình độ trên chuẩn năm 2010 và 15% năm 2015".
Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của thành phố với mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể là căn cứ để các trường MN xây dựng kế hoạch BDGV theo chuẩn nghề nghiệp.
1.6.1.2. Yếu tố khách quan
Các yếu tố về KT - XH là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Sự phát triển của KTXH của địa phương, vùng miền, với những chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đàu người, cơ cấu kinh tế giữa các nghành kinh tế có tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Mức sống của nhân dân được nâng cao sẽ tạo ĐK thuận lợi để con em họ đến trường, là cơ sở quan trọng để phát triển quy mô giáo dục nói chung và giáo dục MN nói riêng. Mặt khác kinh tế phát triển kéo theo sư đáp ứng về mặt tài chính của chính quyền địa phương cho phát triển giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ và nâng cao đời sống cho GV.
Yếu tố môi trường: Do Sự phát triển của nền kinh tế, ít nhiều một số cán bộ GV bị chi phối, bới mức lương cho Gv mầm non còn chưa cao.
Yếu tố tuyển chọn đội ngũ giáo viên: Công tác tuyển chọn GV phải căn cứ trên nhu cầu thực tế của từng đơn vị trường MN trong thành phố như số lượng, chất lượng, cơ cấu. Trong việc tuyển chọn có nhiều yếu tố khách quan mang lại...khi tuyển chọn việc sử dụng đội ngũ có hiệu quả hay không lại là một thách thức đối với nhà QL.
Năng lực sư phạm và điều kiện lao động của giáo viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc BDGV. Giáo viên có độ tuổi, tính cách và năng lực, sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trường, hứng thú khác nhau. Đặc biệt là những giáo viên trẻ mới ra trường trong vài năm gần đây do không tuyển chọn đầu vào ngay từ khi đào tạo không chặt chẽ, do vậy chất lượng giáo viên khi ra trường có nhiều giáo viên rất hạn chế về năng lực. Chính vì vậy đòi hỏi người QL cần phải làm tốt một số công việc như: Nắm bắt được đặc điểm riêng biết của mỗi cá nhân về năng lực, sở trường, hoàn cảnh gia đình, điều kiện lao động để có sự phân công lao động hợp lý và đưa ra các biện pháp bồi dưỡng GV theo chuẩn một cách phù hợp.
Tư tưởng chính trị, lòng yêu nghề của ĐNGV: Tư tưởng chỉ đạo hành đông, nếu ĐNGV có tư tưởng chính trị tốt, quản triệt tốt đường lối, quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo thì đội ngũ GVđó sẽ luôn cố gắng quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ nâng cao phảm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Nhận thức của giáo viên về vai trò, nhiệm vụ học tập bồi dưỡng nói chung và bồi dưỡng theo CNN. GV có nhận thức đúng đắn về bồi dưỡng theo CNN thì sẽ luôn tự giác học hỏi rèn luyện, tự bồi dưỡng và ngược lại.
1.7. Kết luận chƣơng 1
Trên cơ sở phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, xác định những yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tác giả đã xác định nội