Quản lý trường Mầm non

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non thành phố uông bí tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Quản lý trường Mầm non

Quản lý trường mầm non là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.

Quản lý trường mầm non là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thế quản lý đến tập thể cán bộ giáo viên nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của xã hội, nhà trường và gia đình.

Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất công tác quản lý trường mầm non là quản lý quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả. Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ gồm các nhân tố tạo thành sau: Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên (Lực lượng giáo dục), trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi (Đối tượng giáo dục), kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ.

Theo Điều lệ trường mầm non đã sửa đổi, (Ban hành kèm theo văn bản hợp nhất số 05/VBHN - BGDĐT ngày 13/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo): Nhà trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. [9]

Trường mầm non có những nhiệm vụ:

(1). Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

(2). Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.

(3). Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

(4). Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. (5). Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.

(6). Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

(7). Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

(8). Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.

(9). Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Đứng đầu nhà trường là Hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm và công nhận. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non thành phố uông bí tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 30 - 31)