Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ GVMN

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non thành phố uông bí tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ GVMN

a. Những điểm mạnh

Qua khảo sát cho thấy giáo viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 23,5%, đây là lực lượng giáo viên trẻ, có sức khỏe tốt, được đào tạo cơ bản, có kiến thức về chuyên môn, có khả năng nhận thức tiếp thu cái mới nhanh, năng nổ, nhiệt tình với công việc. Giáo viên từ 30 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ 70%, giáo viên ở độ tuổi này có độ chính chắn nhất định về nhận thức xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hội và về nghề nghiệp, tự tin, có bản lĩnh nghề nghiệp, đã tích lũy được những vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Giáo viên trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ 6,5%, số giáo viên ở độ tuổi này họ được rèn luyện, phấn đấu với thời gian trong nghề tương đối dài, có kinh nghiệm trong công tác, có uy tín.

Đội ngũ GVMN thành phố Uông Bí cơ bản đã có tăng lên về số lượng. Cơ cấu GV từng bước được đồng bộ, giải quyết dần sự mất cân đối về cơ cấu GV theo lớp học của từng độ tuổi, GV được trẻ hoá, số GV là người tại địa phương chiếm tỉ lệ cao.

Tỉ lệ GV đạt trên chuẩn được tăng rõ rệt, trình độ nghiệp vụ sư phạm của GV được nâng cao. Đa số GV có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của ngành GD-ĐT. Tỉ lệ GV là Đảng viên được tăng lên hằng năm.

b. Những hạn chế

Trước thực tế nhìn vào tuổi đời của giáo viên ta có thể nhận thấy rằng, GV có tuổi đời trẻ, thâm niên giảng dạy còn mới, vốn sống thực tiễn chưa nhiều thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, yếu về kỹ năng quản lý lớp học và cách ứng xử với các đồng nghiệp, phụ huynh. Còn số giáo viên có tuổi đời ngoài 40 tuổi do thâm niên công tác nên một số giáo viên hay dựa vào kinh nghiệm, thiếu sự năng động trong việc tiếp nhận, chọn lọc những tri thức mới, năng lực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Ở số giáo viên này khi dạy c ác môn nghệ thuật như: Âm nhạc, giáo dục thể chất, tạo hình, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ tin học vào trong dạy học còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

Tỷ lệ GV đạt trình độ chuẩn trở lên cao, nhưng năng lực chưa tương xứng với đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp GVMN. Một bộ phận GV, tuổi cao,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sức khoẻ và trình độ chuyên môn hạn chế, chậm đổi mới trong phương pháp giảng dạy.

Thực tế cho chúng ta thấy, giáo viên mầm non là một người lao động đa năng, trong nhân cách của người dạy học nó vừa bao gồm những nét nhân cách của người mẹ, của nhà giáo dục, của người nghệ sĩ, người y tá, người bảo mẫu...Chính vì vậy người giáo viên khi thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đều phải vận dụng một cách tinh tế, hòa quyện với nhau một cách toàn diện. Với kinh nghiệm quản lý các hiệu trưởng đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội.

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng giáo viên các trƣờng MN thành phố Uông Bí theo chuẩn nghề nghiệp

2.3.1. Đánh giá nhận thức CBQL và GV về tính cần thiết của của hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN

Để có thông tin về nội dung này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 1,2,3. Xin ý kiến các CBQL và GVMN, kết quả như sau:

Bảng 2.11: Nhận thức về tính cần thiết của hoạt động bồi dƣỡng GV theo CNN STT Mức độ CBQL GV Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Rất cần thiết 24 75 165 71,7 2 Cần thiết 8 25 55 23,9 3 Ít cần thiết 0 0 5 2,2 4 Không cần thiết 0 0 5 2,2 Tổng 32 100 230 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75 25 0 0 71.7 23.9 2.2 2.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 CBQL GV Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

Biểu đồ 2.3: Nhận thức về tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN

Theo biểu đồ ý kiến của các nhóm khách thể về tính cần thiết ở trên cho thấy:

- Đối với CBQL: Đa số CBQL đều đánh giá hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN là rất cần thiết, cụ thể có 75% CBQL cho là rất cần thiết và 25% cho là cần thiết. Như vậy, có thể đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cấp thiết, cần được chú trọng quan tâm, đầu tư.

- Đối với GVMN: 71,7% GV đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

là rất cần thiết, 23,9% đánh giá ở mức độ cần thiết; 2,2 %cho là ít cần thiết; có 2.2% đánh giá ở mức độ không cần thiết, rơi vào một số GV lớn tuổi, có thâm niên công tác trên 25 năm. Những GV này thường ngại tiếp xúc với cái mới, ngại sự thay đổi và có tâm lý an phận.

Kết quả điều tra, phỏng vấn cũng cho thấy: Các cán bộ QL (HT, PHT), Tổ trưởng chuyên môn các trường MN thành phố Uông Bí đều cho rằng: Cần có một chương trình BD cụ thể, thiết thực cho đội ngũ GV và những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tác động tốt tới khả năng và năng lực của mỗi GV. Khi công tác BD được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần xây dượng đội ngũ vững mạnh tạo sức mạnh cho mọi hoạt động khác của các trường.

Dựa vào số liệu thống kê ở trên, có thể khẳng định rằng: Hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN là vấn đề đáng quan tâm. Hoạt động này nhằm giúp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

GVMN Nâng cao phẩm chất, đạo đức, hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần

2.3.2. Đánh giá nhận thức của CBQL và GV về mục tiêu hoạt động bồi dưỡng GVMN theo CNN

Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, GVMN có vị trí, vai trò rất quan trọng. Đổi mới GDMN đã và đang diễn ra theo xu hướng đổi mới chung của GD- ĐT nước nhà, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN, nâng cao trình độ tay nghề, nghiệp vụ sư phạm của GVMN, đáp ứng với những đổi mới của GDMN hiện nay. Chính vì vậy, việc xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là một điều rất quan trọng và cần thiết, vì nó định hướng cho việc xây dựng nội dung chương trình, chọn lọc nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, xác định và chi phối toàn bộ công tác của CBQL.

Để có thông tin về nội dung này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 4. Xin ý kiến các CBQL và GVMN, kết quả như sau:

Bảng 2.12: Nhận thức của CBQL và GV về các mục tiêu của hoạt động bồi dƣỡng GVMN theo CNN

Stt Mục tiêu của hoạt động bồi dƣỡng GV theo CNN

CBQL GV

Tỉ lệ % Tỉ lệ %

1 Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống

Hoàn thiện nhân cách người giáo viên 93.8 92.6 2 Bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn,

nghiệp vụ 95,7 94.9

3 Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho GV 93,6 92,5

4 Giúp GV đáp ứng yêu cầu chuẩn GVMN 93.7 98.6 5 Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi

dưỡng của GV 10,4 25,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với số liệu ở bảng 2.12 cho thấy, hầu hết CBQL và GV đều nhận thức được mục tiêu BD Gv theo CNN đó là “Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống; Bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho GV Giúp GV đáp ứng chuẩn GVMN” trong hoạt động bồi dưỡng GVMN theo chuẩn, cụ thể có trên 90 % CBQL GV. Tuy nhiên, cũng có khá đông CBQL và GV nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng cho GV là “; nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm”. Có sự khác biệt về nhận thức giữa CBQL và GV trong mục tiêu “Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của GV”.

Như vậy, khi CBQL nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi hoạt động bổi dưỡng cho GVMN theo CNN sẽ ảnh hưởng đến việc thiết lập mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và không đề ra được các giải pháp phù hợp để quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV. Cũng như GV, một khi đã nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng Theo CNN sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng GDMN.

2.3.3. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tình cần thiết của các nội dung BDGV theo chuẩn dung BDGV theo chuẩn

Để có thông tin về nội dung này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 5, 6. Xin ý kiến các CBQL và GVMN, kết quả như sau:

Bảng 2.13: Thực trạng nhận thức về nội dung cần bồi BDGV theo CNN

Stt Nội dung bồi dƣỡng

Mức độ cần thiết

CBQL GV

x s y s

1 Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, trách nhiệm của

một công dân, một nhà nhà giáo 3.82 0.59 3.72 0.61 2 Học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng,

chủ trương chính sách của nhà nước 3.48 0.89 2.13 0.63 3 Các quy định của nghành, của nhà trường. 3.12 0.84 2.65 0.51 4 Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. 3.82 0.59 3.72 0.61

5

Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6

Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non. Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non

Kiến thức cơ sở chuyên ngành.

3.23 0.6 3.05 0.82

7 Kiến thức cơ sở chuyên nghành 3.98 0.53 3.86 0.55 Kiến thức về phương pháp cham sóc GD trẻ

lứa tuổi MN

8

Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xử lý tai nạn trong trường, lớp MN

3,75 0.74 2.16 0.67

9

Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xử lý tai nạn trong trường, lớp MN

3.48 0.89 2.13 0.63

10 Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục

cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới 3.92 0.75 3.56 0.77 11 Kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn

cho trẻ MN 3.18 0.42 2.94 0.84

12

Kỹ năng thực hành các chuyên đề về CS-

GD trẻ 3.12 0.84 2.65 0.51

13 Kỹ năng lập KH giáo dục trẻ 3.73 0.77 2.57 0.68 14 Đổi mới phương pháp đánh giá trẻ theo độ

tuổi 3.42 0.6 3.17 0.85

15 Tổ chức môi trường học tập theo chủ đề

cho trẻ MN 3.27 0.87 3.18 0.72

16 Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường

MN 2.59 0.59 2.32 0.58

17 GD hoà nhập trẻ khuyết tật 2.95 0.75 2.16 0.87 18 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ 3.62 0.94 3.81 0.48 19 Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ 3.35 0.71 3.16 0.82 20 Bồi dưỡng các môn năng khiếu 2.52 0.56 3.23 0.24 21 Bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt

GD trẻ động tuyên truyền cho ngành học 3.13 0.63 2.96 0.75

TT Các lĩnh vực CNN GVMN CBQL GV

1 BD phẩm chất chính trị 2,35 2,15

2 Kiến thức 2,83 2,65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nội dung BDGV được xác định bao gồm 3 mặt: gồm 3 lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm. Việc đánh giá GV theo CNN được áp dụng vào đánh giá chuẩn giáo viên MN từ năm học 2009 - 2010 cho đến nay. Do vậy các trường MN trên địa bàn Thành phố Uông Bí đã xác định đầy đủ nội dung và yêu cầu của việc đánh giá giáo viên theo chuẩn và đã có kế hoạch chỉ đạo công tác BDGV đáp ứng chuẩn do Bộ ban hành. Hầu hết các trường đều xác định nhiệm vụ trọng tâm là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm. Nội dung BD của GV (thể hiện trong báo cáo cuối năm). Tuy nhiên, một thực tế xảy ra là đa số chỉ tập chung vào vấn đề bồi dưỡng về chuyên môn, những nội dung khác của công tác BDGV theo chuẩn hầu như bị xem nhẹ, hoặc GV “thờ ơ” với những nội dung đó. Chương trình và nội dung BD theo chuẩn các trường hầu như chỉ thực hiện một cách rập khuôn, không có sự sáng tạo, cũng như không dựa vào nhu cầu của GV.

Qua khảo sát, có một số GV không xác định đầy đủ nội dung BDGV theo chuẩn. Công tác BD về lí luận chính trị chưa được xác định đúng vị trí của nó. Các trường hầu như chưa có các buổi chuyên đề để BD giáo viên về lĩnh vực trính trị, xã hội mà chỉ có các buổi tập huấn chung do Phòng GD tổ chức. Các trường đã có tổ chức chuyên đề về công tác giảng dạy, nhưng nhìn chung hiệu quả của các chuyên đề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của GV (nhất là đội ngũ GV trẻ) trong công tác. Tuy nhiên, hầu hết các HT, PHT, ở các trường thành phố Uông Bí chưa khái quát được đầy đủ các nội dung cần BD

cho GV và chưa lựa chọn được các nội dung cần BD phù hợp cho từng thời

điểm, từng GV để có hiệu quả thiết thực. Chính vì vậy, các giải pháp QL nội dung BDGV tuy đã được cán bộ QL các trường thành phố Uông Bí nhận thức với mức độ rất cần thiết nhưng thực tế lại chưa có kế hoạch cụ thể, nên hiệu quả QL các nội dung BDGV theo CNN chưa cao.

2.3.4. Thực trạng về phương pháp và hình thức BDGV theo CNN

2.3.4.1. Thực trạng hình thức bồi dưỡng GV theo CNN

Để có thông tin về nội dung này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 7. Xin ý kiến các CBQL và GVMN, kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.14: Thực trạng hình thức tổ chức BDGV theo CNN

TT Hình thức Mức độ sử dụng Hiệu quả sử dụng

TX KTX Tốt Khá TB

1 Bồi dưỡng tập trung thông qua các

lớp tập huấn 3,78 2,5 3,8 3,2 2,5

2 Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ

nhóm chuyên môn 3,56 2,5 3,20 3,5 2,9

3 Bồi dưỡng thường xuyên: 3,2 2,75 3,0 3,4 3.2

4 Tự bồi dưỡng 2,8 2,4 3,2 2,9 2,1

5 Bồi dưỡng từ xa 3,0 2,7 3,75 3,1 3,3

Qua kết quả ở bảng 2.14 ta thấy hình thức bồi dưỡng tập trung thông qua các lớp tập huấn là thường xuyên được sử dụng (đạt 3,78 điểm) và đạt hiệu quả cao. Hình thức bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn được xếp thứ 2 trong mức độ được đánh giá. Hình thức tự bồi dưỡng được đánh giá sử dụng thường xuyên thấp nhất chứng tỏ giáo viên chưa tự giác trong việc tự bồi dưỡng.

Thực tế hình thức BDGV theo chuẩn thực tế các trường chưa thực sự mang tính chất tách bạch mà được lồng ghép vào trong các chương trình BDTX hàng năm của Ngành và thường được tiến hành tập trung trong thời gian hè. Toàn thành phố được tổ chức các lớp học theo "cụm" các trường gần nhau thuận tiện trên địa bàn. Các lớp BD đều do các GV cốt cán, chuyên viên của Phòng GD - ĐT hoặc mời chuyên viên Sở GD - ĐT giảng dạy. Nhìn chung các buổi BD đã được thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo đúng nội dung của chương trình. Tuy nhiên, các buổi BD thường được tiến hành theo kiểu giảng viên

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non thành phố uông bí tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)