8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Bậc Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống giáo dục. Quản lý giáo dục mầm non giúp cho việc thực hiện mục tiêu của ngành học là phát triển giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng vùng miền, đối tượng của nó là các cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có đội ngũ nhà giáo. Cũng như các ngành học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDMN cũng có mạng lưới quản lý từ cấp Bộ xuống các trường, lớp mầm non. GDMN cũng thể hiện rõ các nội dung cần quản lý:
- Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non
+ Vị trí của giáo dục mầm non
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục MN là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Hiện nay GDMN có hệ thống Nhà trẻ, trường Mẫu giáo, trường MN trên quy mô toàn quốc. Giáo dục MN là sự thể hiện sinh động nguyên tắc Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm. Cho tới nay, GDMN đã tồn tại với đủ các loại quy mô trường, lớp, nhóm với các loại hình công lập, bán công, dân lập và tư thục. Với cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội và thế mạnh của từng vùng, miền, được sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, GDMN đã thực sự tạo được niềm tin trong nhân dân và đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục chung. Vì thế, vị trí của GDMN ngày càng được khẳng định trong sự nghiệp GD- ĐT con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, trí tuệ và thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một.
+ Nhiệm vụ của GDMN
Thực hiện nội dung giáo dục toàn diện và ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
Tuyên truyền và hướng dẫn công tác nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ; ủng hộ những tập quán tốt, bài trừ những tập quán phản khoa học trong việc CS, GD trẻ ở các gia đình và cộng đồng, góp phần cùng các lực lượng xã hội khác quan tâm thích đáng đến những trẻ em thiệt thòi.
Quá trình quản lý chỉ đạo của ngành cũng chính là quá trình thực hiện thống nhất và có hiệu quả các nhiệm vụ nêu trên.
+ Đặc trưng của giáo dục mầm non
Bậc học MN là một bậc học có những đặc trưng riêng so với các ngành học, bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, đó là:
Thứ nhất, "Giáo dục MN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc - giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi và nội dung giáo dục MN phải đảm bảo hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em: Giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; Biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; Yêu quý anh, chị, em, bạn bè; Thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; Ham hiểu biết, thích đi học. Phương pháp chủ yếu trong giáo dục MN là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức kỹ năng ban đầu, phát triển toàn diện; Chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ” [7].
Giáo dục MN đòi hỏi GV, CBQL trường MN phải là người am hiểu sâu sắc về khoa học nuôi, dạy trẻ và đặc biệt phải hết sức yêu nghề, mến trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ hai, GDMN là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, nhưng cho đến nay nó vần chưa mang tính chất bắt buộc đối với mọi trẻ em. Nhiều trẻ em trong độ tuổi vẫn chưa đến trường. Nhiều loại hình chăm sóc giáo dục trẻ em cùng song song tồn tại. Hơn nữa, sự tồn tại và phát triển của ngành chủ yếu dựa vào sự đóng góp và hỗ trợ của cộng đồng. Vì thế, công tác quản lý GDMN là phải làm sao để mọi người trong xã hội hiểu rõ trách nhiệm của mình là phải quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Do đó, người QLGD giáo dục MN phải là người năng động, linh hoạt biết tuyên truyền, cuốn hút mọi lực lượng xã hội tham gia vào công tác CS, GD trẻ.
Thứ ba, đội ngũ CBGV của bậc học MN hầu hết là nữ. Đó là một nét riêng biệt khác hẳn với các ngành học, bậc học khác. Thực tế các trường MN cho thấy việc quản lý một tập thể toàn nữ rất khó khăn, phức tạp. Bởi vì phụ nữ có những điểm khác biệt với nam giới. Phụ nữ thường cẩn thận, tỉ mỉ, thích nhẹ nhàng tình cảm, dễ xúc động nhưng cũng hay đố kỵ, tự ti... Do đó, còn có những mặt hạn chế, điều đó đòi hỏi người CBQL phải hết sức khéo léo, tế nhị, am hiểu tâm lý phụ nữ nhưng phải quyết đoán để có những quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu còn tồn tại trong tập thể nữ.
Quản lý giáo dục MN là một bộ phận của quản lý giáo dục quốc dân. Quản lý GDMN các cấp đều nhằm mục đích tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.
Khái niệm quản lý GDMN được hiểu như sau: Quản lý GDMN là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của các cấp quản lý đến các cơ sở GDMN nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Nhà trường là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục. Trường MN là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đơn vị cơ sở của bậc học MN và cũng được tổ chức theo các loại hình như các bậc học khác. Thực chất, quản lý GDMN là quản lý hệ thống nhà trường MN, quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em trong các trường MN.