Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non thành phố uông bí tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 100)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.7.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong sáu biện pháp đề xuất trên đây, mỗi biện pháp đều có những biện pháp cụ thể với mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý BD GV các trường MN tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều chung một mục tiêu. Trong sáu biện pháp đó, thì biện pháp thứ 2, biện pháp thứ 3 và biện pháp thứ 4 và thứ 5 là bốn biện pháp cơ bản và có tính quyết định trong QL BD GV. Biện pháp thứ nhất đóng vai trò là tiền đề để thực hiện các biện pháp còn lại vì trong bất cứ vấn đề gì, yếu tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 90 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhận thức luôn là quan tâm đầu tiên. Biện pháp cuối cùng đóng vai trò điều kiện để thực hiện các biện pháp còn lại.

3.3. Khảo nghiệm sƣ phạm

Để làm rõ tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến về tính khả thi của các biện pháp trên với 32 cán bộ quản lý và giáo viên MN của các trường MN trên địa bàn TP Uông Bí – Tỉnh Quảng Ninh, kết quả được thể hiện trong bảng

Bảng 3.1: Kết quả thăm dò tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý HĐ BDGV theo CNN Các giải pháp Số lƣợng % Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1. Nâng cao nhận thức của CBQLGD và GVMN về hoạt động bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN

SL 245 17 0 240 22 0

% 93,5 6,5 0 91,6 8,4 0

2. Xác định nội dung trọng tâm bồi dưỡng cho giáo viên theo nội dung của chuẩn nghề nghiệp GVMN

SL 250 10 0 250 10 0

% 95,4 4,6 0 95,4 4,6 0

3. Xây dựng đội ngũ GV cốt cán cho hoạt động BDGV theo CNN trong nhà trường

SL 235 27 0 235 27 0

% 89,7 10,3 0 89,7 10,3 0

4. Sử dụng hiệu quả các phương pháp quản lý để quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo CNN.

SL 242 20 0 246 16 0

% 92,4 7,6 0 94 6 0

5. Tăng cường công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN

SL 245 17 0 95,4 4,6 0

% 93,5 6,5 0 242 20 0

6. Tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo CNN đạt kết quả

SL 240 22 0 238 24 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 91 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp do chúng tôi đề xuất đều rất cần thiết và có tính khả thi ở mức độ cao. Nếu được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình, tự giác của giáo viên thì chắc chắn rằng các biện pháp trên sẽ góp phần phần nâng cao trình độ năng lực sư phạm cho giáo viên đảm bảo thúc đẩy được chất lượng chăm sóc giáo dục trong các trường.

100% số người được hỏi ý kiến nhất trí với các biện pháp nêu trong luận văn, mặc dù số ý kiến đánh giá ở các biện pháp không đều nhau và mức độ đánh giá của những đối tượng được thăm dò cũng khác nhau. Tổng hợp lại cả 6 biện pháp đưa ra đều đảm bảo sự cấp thiết và khả thi trong QL hoạt động BD GV theo chuẩn nghề nghiệp tại TP Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh .

3.4. Kết luận chƣơng 3

Trong chương này chúng tôi đã đề cập đến sáu giải pháp quản lý công tác BDGV ở các trường MN thành phố Uông Bí theo chuẩn nghề nghiệp GVMN. Sáu giải pháp đó là:

1. Nâng cao nhận thức của CBQLGD và GV về công tác bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN

2. Xác định nội dung trọng tâm bồi dưỡng cho giáo viên theo nội dung của chuẩn nghề nghiệp GVMN

3. Xây dựng đội ngũ GV cốt cán cho hoạt động BDGV theo CNN trong nhà trường

4. Sử dụng hiệu quả các phương pháp quản lý để quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo CNN.

5. Tăng cường công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN

6. Tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo CNN đạt kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 92 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chúng tôi cho rằng, việc hiệu trưởng các trường mầm non tronThành phố Uông Bí thực hiện đồng bộ các biện pháp trên để quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng về mọi mặt cho giáo viên mầm non đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non của Thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 93 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý hoạt động BD GVMN theo CNN là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. Người làm công tác QLGD cần phải đầu tư nhiều hơn nữa công sức, tài lực, vật lực cho việc QL công tác này vừa là để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ hiện tại vừa là kế sách lâu dài để phát triển chất lượng đội ngũ trong tương lai.

Với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã thực hiện được những nội dung cơ bản sau:

1.1. Về lí luận

Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích là rõ và hệ thống hóa về những khái niệm cơ bản về QL, về hoạt động BD GVMCNN , mục tiêu GDMN, CNN. GVMN, tầm quan trọng của hoạt động BD GV theo CNN, QL hoạt động BD GVMN theo CNN.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá đặc điểm và chất lượng của đội ngũ GVMN TP Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh so với CNN; phân tích những thành công và hạn chế trong việc quản lý BD GVMN theo CNN trong 3 năm gần đây; tìm ra những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức để hạn chế, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của quản lý hoạt động BD GVMN theo CNN nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV.

Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng công tác BDGV theo CNN và quản lý công tác BD GVMN TP Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh theo CNN, dưới ánh sáng của các vấn đề lý luận của khoa học QL và QLGD, luận văn đã đề xuất những biện pháp QL hoạt động BD GVMN theo CNN. Hệ thống những biện pháp mà đề tài đã xây dựng nhằm nâng cao hiệu lực quản lý hoạt động BD GVMN với mục đích là là nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN TP Uông Bí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 94 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mặc dù chưa có điều kiện thực nghiệm các biện pháp nhưng qua khảo nghiệm về mặt nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các ý kiến của lãnh đạo, CBQL, GV các trường MN TP Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh đều khẳng định: các biện pháp đều cấp thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn để QL hoạt động BD GVMN TP Uông Bí theo CNN.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND Tỉnh Quảng Ninh và Sở GD-ĐT Quảng Ninh

- Tỉnh cần tìm giải pháp nâng cao chất lượng sinh viên sư phạm khoa MN, đặc biệt là cần đổi mới hình thức tuyển sinh như hiện nay. Cần tổ chức thi tuyển sinh viên và có biện pháp khuyến khích học sinh giỏi thi tuyển vào ngành MN, thay cho hình thức tuyển sinh ồ ạt không qua thi tuyển như hiện nay.

- Có sự chỉ đạo và định hướng cho các địa phương làm tốt khâu qui hoạch đội ngũ cán bộ, GV phối hợp với các địa phương biên soạn tài liệu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV các trường MN theo Chuẩn đảm bảo tính khoa học và đồng bộ.

- Nghiên cứu và ban hành những chính sách trong phạm vi địa phương nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ nhà giáo trong việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, các kiến thức bổ trợ cho nghề giáo như: Tin học, ngoại ngữ, các phần mềm khai thác và ứng dụng trong dạy học.

- Sở GD&ĐT tổ chức các buổi trao đổi, toạ đàm cho CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV cốt cán các trường MN về việc đánh giá GV MN theo Chuẩn nghề nghiệp.

2.2. Đối với UBND TP Uông Bí, Phòng GD-ĐT TP Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh

- Tổ chức tốt công tác đào tạo bồi dưỡng từ các cấp theo chuyên đề hoặc theo chu kỳ thường xuyên, tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình đồng thời cập nhật được thông tin khoa học mới nhất, hiện đại nhất vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và thực tế QLGD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 95 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ GV được học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và những kiến thức về các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội.

- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách riêng của thành phố nhằm động viên khuyến khích đội ngũ GV. Có chính sách thu hút và sử dụng hợp lý những GV đã được đào tạo và bồi dưỡng trên chuẩn. Quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, chế độ để GV có điều kiện học tập và rèn luyện vươn lên theo Chuẩn.

2.4. Đối với các trường mầm non TP Uông Bí – Tỉnh Quảng Ninh

* Với CBQL các trường

- Phải chủ động xây dựng qui hoạch, chuẩn hoá đội ngũ CBQL và GV của trường. Định hướng quy hoạch phát triển trường lớp và đội ngũ GV, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV ngắn hạn, dài hạn….

- Giúp GV đánh giá chính xác mức độ đáp ứng Chuẩn của họ để phấn đấu vươn lên phát triển năng lực nghề nghiệp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, động viên khuyến khích giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt nêu cao vấn đề tự học, tự bồi dưỡng thông qua các chuyên đề, hội thảo, hội thi....

Có nhiều hình thức thi đua, động viên, khen thưởng khuyến khích GV MN trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề.

* Với đội ngũ GV

- Cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của chuẩn nghề nghiệp, nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tích cực rèn luyện kỹ năng sư phạm dựa vào hệ thống các tiêu chí và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp đáp ứng với chương trình đổi mới của GD và sự phát triển của xã hội.

- Phải xác định rõ trách nhiệm của mình, không ngừng tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề và tinh thần tương trợ, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 96 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Antôn Xêniôvic Makarenkô (1976), Giáo dục trong thực tiễn, NXB Thanh niên, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo, (Số 127/2004), Quan điểm phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và việc vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, Thông tin khoa học giáo dục, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo (2008), Đề cương bài giảng Phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người (Dành cho học viên Cao học QLGD).

6. Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non mới.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010- 2011; 2011-2012; 2012-2013; 2013-2014.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Điều lệ trường mầm non sửa đổi (Ban hành kèm theo văn bản hợp nhất số 05/VBHN - BGD&ĐT ngày 13/12/2014).

10.Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng GD - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11.Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2010-2020.

12.Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Thế giới.

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 97 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

14.Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, Nxb Quốc gia Hà Nội.

15.Phùng Thị Hằng (2013), Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục môn: Tâm lý học quản lý, Văn hóa nhà trường

16.Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 17.Nguyễn Văn Hộ (2013), Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo

dục môn: Triết lý giáo dục, Chính sách và phát triển GD-ĐT

18.Hrold (1997), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Giáo dục.

19.Nguyễn Thị Thanh Huyền (2013), Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục môn: Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục, Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học.

20.Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Bài giảng lớp bồi dưỡng CBQL mầm non Hà Nội, Thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên MN theo chuẩn nghề nghiệp.

21.Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

22.Trần Kiểm, Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục, Nxb Đại học Sư pham, Hà Nội.

23.Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24.Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành (2006), Nxb Thống kê, Hà Nội.

25.Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, Nxb Lao động - Xã hội, 2007.

26. Bùi Văn Quân (2007), Giáo trình quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27.Phạm Hồng Quang (2012), Tài liệu dành cho học viên học ngành QLGD:

Một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa học giáo dục, Thái Nguyên

28.Phạm Hồng Quang (2013), Phát triển chương trình đào tạo giáo viên - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 98 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

29.Phạm Hồng Quang (2013), Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục môn: Môi trường và sự phát triển giáo dục đào tạo.

30.Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản lý luận quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục.

31.Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2010), Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32.Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 về Qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non

33.Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ Trường mầm non.

34.Quyết định số: 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non

35.Nguyễn Thị Tính (2013), Tập bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục môn: Kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo, Xây dựng, phát triển và quản lý chương trình giáo dục và đào tạo.

PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non)

Để góp phần nâng cao năng lực quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường MN trên địa bàn Thành phố Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn nghề

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non thành phố uông bí tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 100)