Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trong trường mầm non

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non thành phố uông bí tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trong trường mầm non

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trong trường mầm non được quy định tại điều 16 trong Điều lệ trường MN

- Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.

- Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một nhà trường hoặc một nhà trẻ không quá hai nhiệm kỳ.

Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kỳ công tác, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.

- Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

+ Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

+ Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

1.4. Hoạt động BD GVMN theo chuẩn nghề nghiệp

1.4.1. Giới thiệu khái quát về chuẩn nghề nghiệp GVMN

1.4.1.1. Các căn cứ xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN

Chuẩn nghề nghiệp GVMN được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:

- Căn cứ pháp lý

- Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên MN

- Công tác đánh giá giáo viên MN hiện nay

- Kinh nghiệm xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của một số nước trên thế giới và trong nước

- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Việt Nam

1.4.1.2. Mục đích của việc ban hành CNN giáo viên MN

- Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non

- Giúp giáo viên mầm non tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Làm cơ sở để đánh giá giáo viên mầm non hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non.

- Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.

1.4.1.3. Nội dung và cấu trúc chuẩn nghề nghiệp giáo MN

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm 3 lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực gồm có 5 yêu cầu. Mỗi yêu cầu gồm có 4 tiêu chí.

Cấu trúc của Chuẩn nghề nghiệp GVMN (được trình bày trong phần phụ lục).

1.4.2. Sự cần thiết của việc BD GVMN theo chuẩn nghề nghiệp

Đối tượng lao động của giáo viên mầm non rất đặc biệt, đó là trẻ em trước tuổi đến trường (từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi), là tuổi bắt đầu hình thành nhân cách, lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ, hình thành phẩm chất đạo đức con người. Công cụ lao động sư phạm của giáo viên mầm non chính là nhân cách của người giáo viên. Giáo viên có công cụ đặc biệt đó là trí tuệ và phẩm chất của mình.

Giáo viên mầm non còn là người tuyên truyền phổ biến những kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, các thành viên trong cộng đồng, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa trẻ em. Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ, đồng thới phát huy mọi tiềm năng, của cải vật chất trong xã hội, trong cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Sản phẩm lao động của giáo viên mầm non; là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, ngôn ngữ, hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào học lớp 1.

Để đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải là người có trình độ khoa học nuôi dạy trẻ, có năng lực sư phạm và có những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết mới hoàn thành tốt nhiệm vụ xã hội giao phó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chuẩn GVMN là những yêu cầu về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp mà người GVMN cần phải có. Công tác BDGV theo chuẩn GV để bổ sung những những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, kiến thức, kĩ năng sư phạm hiện còn thiếu ở GVMN nhằm giúp cho tất cả GV có thể đạt chuẩn theo cấp độ GV tương ứng.

Vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là một việc làm rất cần thiết trong mỗi cơ sở giáo dục mầm non, là nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý GDMN.

1.4.3. Mục tiêu của hoạt động BD GVMN theo CNN

Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo CNN tập trung chủ yếu là:

- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống hoàn thiện nhân cách người giáo viên

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ - Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho GV

- Giúp GV đáp ứng yêu cầu CNN

1.4.4. Nội dung bồi dưỡng GV mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.4.4.1. Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị và đạo đức

- Giúp GV nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống văn hóa cộng đồng; yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ; Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương

- Chấp hành đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, quy định và pháp luật của Nhà nước; Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương. Giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường, lớp, nơi công cộng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.

- Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, có nghiên cứu và có giải pháp thực hiện. Thái độ lao động nghiêm túc, đảm bảo lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy, chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công;

- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; được đồng nghiệp và cộng đồng tín nhiệm. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; hết lòng phục vụ nhân dân và chăm sóc trẻ.

1.4.4.2. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức

- Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non: Kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non; kiến thức về giáo dục mầm non bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật; mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non; kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ.

- Bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non: Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ; kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ; kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu.

- Bồi dưỡng những kiến thức cơ sở chuyên ngành: Kiến thức về phát triển thể chất; Kiến thức về hoạt động vui chơi; về các hoạt đông tạo hình, âm nhạc và văn học; môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.

- Bồi dưỡng kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non: kiến thức về phương pháp phát triển thể chất, phát triển tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho trẻ, tổ chức hoạt động chơi cho trẻ, phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Bồi dưỡng Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non: Bồi dưỡng về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và giáo dục của địa phương nơi giáo viên công tác; giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống một số tệ nạn xã hội; kiến thức phổ thông về tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác; kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục.

1.4.4.3. Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm

- Biết cách lập kế hoạch dạy học trong năm học và từng chủ đề nhằm cụ thể hóa chương trình giáo dục cấp học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với đặc điểm của trường và lớp được phân công; Biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của cô và trẻ; Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợp tốt các PPDH thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp, phát huy tính tích cực của trẻ; Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp; Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; Kỹ năng quản lý lớp học; Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng...

Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp là yêu cầu thiết đòi hỏi mỗi giáo viên, mỗi CBQL, mỗi nhà trường phải thực sự quan tâm. Trước hết hiệu trưởng nhà trường phải là người hiểu rõ hơn ai hết về đội ngũ do mình quản lí để xây dựng một kế hoạch bồi dưỡng cho họ, trên cơ sở những đề xuất của cá nhân cũng như tổ chuyên môn ở cơ sở; đồng thời tạo điều kiện tốt nhất có thể để cho đội ngũ của mình có thể để thường xuyên cập nhật, bổ sung những gì cần thiết cho mình nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất của người giáo viên.

1.4.5. Phương pháp bồi dưỡng giáo viên mầm non

Cần đổi mới cách thức QL, chỉ đạo học tập BD theo hướng tích cực tương tác, thiết thực, hiệu quả. Coi trọng tự học, tự BD kết hợp với trao đổi,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thảo luận, giải đáp thắc mắc trên cơ sở mỗi người đều có tài liệu học tập, kết hợp BD về nội dung và PPDH, sử dụng TBDH.

Phương pháp BD cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực và hiệu quả. Ngoài việc Sử dụng phương pháp thuyết trình, cần phối hợp, tăng cường các phương pháp bồi dưỡng mang tính tích cực, phát huy vai trò của chủ thể của GV như: thảo luận, vấn đáp, thực hành thao giảng, tham quan thực tế, thực hành soạn bài, sử dụng các thiết bị DH hiện đại, thiết kế kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới.

Quản lý, chỉ đạo học tập BD theo hướng thiết thực, hiệu quả. Chú trọng hơn tới hình thức học tập theo tổ, nhóm chuyên môn.

Tổ chức quản lý tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên theo đơn vị nhà trường.

1.4.6. Hình thức bồi dưỡng giáo viên mầm non

Tạo điều kiện để sử dụng các loại hình bồi dưỡng, tuy nhiên tập trung chủ yếu các hình thức bồi dưỡng sau:

Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn: Do Sở GD &ĐT và Phòng GD&ĐT tổ chức, hay các lớp tập huấn do các đoàn thể tổ chức…

Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.

Tự bồi dưỡng: Bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên, tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức học tập khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp.

Bồi dưỡng thường xuyên: Là bồi dưỡng theo chu kỳ cho GVMN để họ được bổ sung các kiến thức thiếu hụt và cập nhật kiến thức mới về chủ trương, đường lối giáo dục, về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục trẻ. Việc bồi dưỡng này rất thiết thực, đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự bồi dưỡng, thường xuyên trau dồi kiến thức, nếu không sẽ khó có thể dạy tốt chương trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bồi dưỡng từ xa: qua các phương tiện thông tin đại chúng, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng.

1.5. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường mầm non thành phố uông bí tỉnh quảng ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)