Pháp luật nƣớc ngoài về năng lƣợng nguyên tử

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 39 - 44)

- Các sáng kiến khác Ngoài các mang tính chất pháp lý và hướng dẫn của IAEA đã nêu thì còn có nhiều sáng kiến trong khu vực và quốc tế liên

1.2.1.2.Pháp luật nƣớc ngoài về năng lƣợng nguyên tử

1.2.1.2.1. Hoa Kỳ

Hiện nay, tại Hoa Kỳ tồn tại song song hai Bộ pháp điển là Bộ pháp điển gồm các đạo luật của Nghị viện (United States Code - U.S Code) và Bộ pháp điển gồm các quy định của các cơ quan hành pháp liên bang (Code of Federal Regulations - CFR)

Bộ pháp điển các quy định của cơ quan hành chính liên bang (C.F.R): Các quy định pháp luật hiện hành được pháp điển hóa, sắp xếp theo chủ đề gồm 50 chủ đề. Mỗi quyển của Bộ pháp điển các quy định của cơ quan hành chính liên bang được chia thành chương và phần. Các chương thường mang tên của cơ quan ban hành. Số lượng tập của mỗi quyển - lĩnh vực khác nhau tùy theo khối lượng quy phạm. Tổng cộng hiện nay ứng với 50 chủ đề đã có tới 216 tập/cuốn và số lượng này sẽ còn tăng lên.

Theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ (10/CFR) về năng lượng trong đó quy định Cơ quan Quản lý hạt nhân (NRC) chịu trách nhiệm cấp phép và quản lý vận hành các nhà máy điện hạt nhân thương mại ở Hoa Kỳ. Các nhà máy điện hạt nhân hiện đang hoạt động được cấp phép theo một quy trình gồm hai bước, căn cứ theo Phần 50 Quyển 10 của Bộ luật Liên bang (10/CFR) về năng lượng. Quy trình này yêu cầu cả giấy phép xây dựng (construction permit) và giấy phép vận hành (operating license) [2]

1.2.1.2.2. Pháp

Pháp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp hoặc có liên quan đến an toàn hạt nhân.

38

Trước hết phải kể đến các bộ luật như Bộ luật Môi trường, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Y tế công cộng, Bộ luật Lao động, Bộ luật Đô thị hóa. Về các luật có thể kể đến:

- Luật về quyền công dân trong quan hệ với các cơ quan hành chính (Luật số 2000-321 ngày 12/4/2000);

- Luật về hiện đại hóa an ninh dân sự (Luật số 2004-811 ngày 13/8/2004);

- Luật về minh bạch và an ninh vật liệu hạt nhân (Luật số 2006-686 ngày 13/6/2006);

- Luật về quản lý bền vững vật liệu và chất thải phóng xạ (Luật số 2006-739).

- Nghị định số 2007-1557 (Décret o2007-1557) ngày 02/11/2007 của Thủ tướng về các cơ sở hạt nhân cơ bản và về việc kiểm soát về an toàn hạt nhân, vận chuyển chất phóng xạ. Nghị định gồm 77 điều chia làm 11 phần.

1.2.1.2.3. Nhật Bản

Nhật Bản là nước phát triển Điện hạt nhân sớm nhật tại Châu á. Năm 1966 khởi động tổ máy phát điện thương mại đầu tiên. Hệ thống luật hạt nhân gồm ba mảng chính là: Nghiên cứu phát triển; Lựa chọn địa điểm và bảo đảm an toàn.

Mảng nghiên cứu phát triển gồm có:

- Luật khoa học công nghệ cơ bản

- Luật năng lượng nguyên tử cơ bản Số 186 ban hành ngày 19 tháng 12 năm 1955. Luật này được xây dựng với mục đích nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử . Tuân theo 3 nguyên tắc: 1. Dưới sự Quản lý dân chủ, 2. Độc lập, và 3. Minh ba ̣ch, luâ ̣t này kết hợp với sự khuyến khí ch sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình . Các luật và quy định khác liên quan đến ha ̣t nhân được ban hành đựa trên tinh thần của luâ ̣t này.

39

Mảng về lựa chọn địa điểm cho các cơ sở hạt nhân gồm có:

- Luật thúc đẩy sự phát triển khu vực có đặt các cơ sở hạt nhân; - Luật thuế thúc đẩy sự phát triển nguồn năng lượng;

- Luật ưu đãi cho các biện pháp thúc đẩy phát triển năng lượng điện; - Luật phát triển khu vực xung quanh khu vực cơ sở hạt nhân;

- Luật đánh giá tác động môi trường (Số 81, 1997)

Mảng quy định về an toàn gồm có các luật quy định về các cơ quan điều hành quốc gia có liên quan đến hoạt động hạt nhân. bao gồm:

- Luật thành lập văn phòng thuộc Chính phủ về hoạt động hạt nhân; - Luật thành lập Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (Số 99, 1999)...

- Luật thành lập thành lập Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ;

- Luật thành lập ủy ban Năng lượng nguyên tử và ủy ban An toàn hạt nhân (Số 188, 1955);

- Ngoài ra, căn cứ các quy định khác về Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nhật Bản, Viện Phát triển chu trình nhiên liệu hạt nhân, Các viện nghiên cứu khác và các trường đại học.

Các luật quy định trực tiếp về các hoạt động hạt nhân:

- Luật Quy định về lò phản ứng (Số 170, 164); - Luật Sử dụng điện (Số 70, 1964);

- Luật An toàn và Sức khỏe công nghiệp (Số 57, 1972); - Luật Đánh giá tác động môi trường (Số 81, 1997)... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các luật quy định về việc phòng chống tai nạn và thảm họa:

- Luật cơ bản về các biện pháp phòng chống thảm họa (Số 223, 1961); - Luật ứng phó khẩn cấp đối với tai nạn hạt nhân L (Số 156, 1999)

40 - Luật dân sự;

- Luật đền bù thiệt hại hạt nhân (Số 147, 1961)

- Luật Quy chế vật liệu hạt nhân nguồn, nhiên liệu hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân, ban hành năm 1957 gồm 9 chương với 89 điều và một số quy định bổ sung. Luật được ban hành với mục đích cung cấp những qui định cần thiết cho công việc tinh chế, chế tạo, tái chế và cất giữ chất thải cũng như là xây dựng và vận hành lò phản ứng, đồng thời cũng với mục đích cung cấp các qui định cần thiết cho việc sử dụng vật liệu được kiểm soát quốc tế để tiến hành thoả thuận hoặc thoả thuận quốc tế liên quan đến nghiên cứu, triển khai và sử dụng NLNT, trên yêu cầu đảm bảo việc sử dụng vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu làm nhiên liệu hạt nhân và lò phản ứng được giới hạn trong sử dụng hoà bình và được thực hiện có kế hoạch, đồng thời với việc đảm bảo an toàn chung bằng cách ngăn chặn rủi ro và bảo vệ vật liệu làm nhiên liệu hạt nhân

- Luật liên quan đến việc ngăn chặn những tổn hại bức xạ gây ra từ các đồng vị phóng xạ, ban hành ngày 10 tháng 6 năm 1957. Luật này quy định những vấn đề nhằm hạn chế những tổn hại bức xạ và bảo đảm an toàn cho cộng đồng do các hoạt động sử dụng, bán, chôn cất hoặc hoạt động xử lý các đồng vị phóng xạ và thiết bị bức xạ.

- Các luật quy định về các cơ quan điều hành quốc gia có liên quan đến hoạt động hạt nhân: Luật thành lập văn phòng chính phủ về hoạt động hạt nhân; Luật thành lập thành lập Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ; Luật thành lập Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp; Luật thành lập ủy ban Năng lượng Nguyên tử và ủy ban An toàn Hạt nhân.

- Các luật quy định về việc phòng chống tai nạn và thảm họa: Luật cơ bản về các biện pháp phòng chống thảm họa.

41

- Các luật khác có liên quan: Luật sử dụng điện; Luật an toàn và sức khỏe công nghiệp; Luật đánh giá tác động môi trường Luật dân sự; Luật đền bù thiệt hại hạt nhân.

- Một số quy định khác về Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nhật Bản, Viện phát triển chu trình nhiên liệu hạt nhân, Cơ quan an toàn năng lượng nguyên tử, Các viện nghiên cứu và các trường đại học.

Ngoài ra, sau sự cố JCO, Nhật đã thấy sự cần thiết phải có một luật riêng về ứng phó sự cố nên đã ban hành Luật đặc biệt về ứng phó trong trường hợp khẩn cấp thảm họa hạt nhân nhằm bảo đảm thực hiện các hành động ban đầu một cách khẩn trương, củng cố (tăng cường) hệ thống khẩn cấp quốc gia, xác định rõ trách nhiệm của người vận hành lò phản ứng hạt nhân, bảo đảm ngăn ngừa và hạn chế các sự cố, tai nạn hạt nhân.

1.2.1.2.4. Hàn Quốc

- Luật Năng lượng nguyên tử Hàn Quốc được ban hành vào năm 1958 và được sửa đổi toàn bộ vào năm 1982, cho đến nay, Luật Năng lượng nguyên tử được sửa đổi và bổ sung 13 lần và có hiệu lực lần gần đây nhất vào năm 2005 gồm 13 Chương với 122 Điều. Mục đích của Luật này là góp phần nâng cao mức sống của nhân dân, phát triển phúc lợi xã hội; cố gắng ngăn chặn thảm hoạ từ bức xạ và đảm bảo an toàn cộng đồng chung bằng việc quy định các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, phát triển, sản xuất, sử dụng năng lượng nguyên tử, quản lý an toàn; thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và phát triển công nghiệp.

- Luật Bảo vệ thực thể hạt nhân và tình huống khẩn cấp về phóng xạ ban hành năm 2003. Luật này gồm 5 chương với 52 điều cùng phụ lục quy định về những vấn đề chung; bảo vệ thực thể hạt nhân; biện pháp quản lý sự cố, tai nạn về bức xạ và hạt nhân; điều khoản bổ sung và điều khoản phạt.

42

- Đạo luật trách nhiệm pháp lý hạt nhân có hiệu lực năm 1969, đã được sửa đổi, bổ sung 07 lần trong đó 02 lần được sửa đổi theo Luật Năng lượng nguyên tử. Luật này gồm 23 điều nhằm mục đích góp phần bảo vệ nạn nhân bị tổn hại vì hạt nhân và phát triển hoàn thiện ngành công nghiệp hạt nhân bằng cách thiết lập hệ thống cơ bản cho việc đền bù tổn thất gây ra khi vận hành lò phản ứng hạt nhân hoặc các hoạt động khác trong lĩnh vực hạt nhân. Lần sửa đổi vào năm 2003, Đạo luật đã quy định về giới hạn trách nhiệm pháp lý tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư và là mốc cho việc bảo đảm tài chính trong thực hiện trách nhiệm pháp lý hạt nhân.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 39 - 44)