Hợp tác giữa các nƣớc trên cơ sở Bản Ghi nhớ về hợp tác phòng chống ma tuý tiểu vùng sông Mê Kông (MOU)

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 46 - 57)

VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

2.2.1. Hợp tác giữa các nƣớc trên cơ sở Bản Ghi nhớ về hợp tác phòng chống ma tuý tiểu vùng sông Mê Kông (MOU)

chống ma tuý tiểu vùng sông Mê Kông (MOU)

Xu hƣớng ngày càng gia tăng các hoạt động lạm dụng và tội phạm về ma tuý đã đặt ra cho chính phủ các nƣớc trong khu vực những thách thức to lớn. Cùng nhận thức đƣợc mối nguy cơ tiềm tàng này và nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực phòng chống ma tuý, các nƣớc tiểu vùng và UNDCP (nay làUNODC) đã cùng nhau ký kết Bản Thỏa thuận về hợp tác phòng chống ma tuý (MOU).

Ngày 26 tháng 10 năm 1993, tại một cuộc họp bên lề khoá họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đại diện chính phủ các nƣớc Trung Quốc, Lào, Myanma và Thái Lan đã cùng Tổng Giám đốc UNDCP bàn bạc, thống nhất cần phải tăng cƣờng hợp tác giữa các Chính phủ và Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề ma tuý đang gia tăng nhanh chóng trong khu vực. Họ đã cùng nhau ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác phòng chống ma tuý (MOU) với mục tiêu chính là:

 Xoá bỏ tình trạng gieo trồng cây thuốc phiện thông qua các chƣơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội.

 Xoá bỏ tình trạng buôn bán các chất ma túy và hoá chất sử dụng để điều chế heroin và sản xuất các loại ma túy bất hợp pháp khác.

 Giảm nhu cầu sử dụng và tiêu thụ các chất ma túy cũng nhƣ giải quyết vấn đề lây nhiễm HIV/AIDS liên quan đến tiêm chích ma tuý.

Bản Ghi Nhớ đã khẳng định cam kết của các quốc gia trong việc tăng cƣờng hợp tác đấu tranh phòng chống ma tuý, nhìn nhận đúng đắn tình hình và xu hƣớng phát triển của vấn đề sản xuất, sử dụng và buôn bán trái phép các chất ma tuý, cũng nhƣ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng chống ma tuý.

Việc ký kết Bản ghi nhớ này là kết quả của một loạt các hoạt động hợp tác song phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng giữa các nƣớc thành viên và UNDCP. Ngay từ năm 1972, Liên Hợp Quốc đã chính thức tham gia hỗ trợ cho công tác phòng chống ma tuý trong khu vực thông qua chƣơng trình phòng chống ma tuý tại Thái Lan theo sáng kiến của nhà vua Thái Lan vào năm 1971. Đầu những năm 1990 giữa các nƣớc trong khu vực và Liên Hợp Quốc đã có những cuộc họp cấp cao bàn về vấn đề ma tuý. Hội nghị cấp Bộ trƣởng lần thứ nhất về hợp tác phòng chống ma tuý giữa Lào, Myanma và Thái Lan đã đƣợc tổ chức trong hai ngày 13 – 14/3/1992. Tại cuộc họp các bên đã ký kết Tuyên bố chung, cam kết hợp tác chống lại việc sản xuất, vận chuyển và lạm dụng ma tuý bất hợp pháp, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp tài chính và kỹ thuật cho các chƣơng trình hoạt động do ba nƣớc tiến hành.

Trƣớc đó, từ ngày 2 – 6 tháng 3 năm 1992 tại Viêng Chăn đã diễn ra cuộc họp giữa Lào, Myanma và UNDCP. Cuộc họp này tiếp theo cuộc họp song phƣơng Lào – Myanma tại Yangoon vào tháng 9 năm 1991 nhằm xác định các phƣơng thức phối hợp và điều phối để giải quyết vấn đề sản xuất, buôn bán và lạm dụng ma tuý bất hợp pháp. Các bên đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác trong các hoạt động phòng chống ma tuý giữa hai nƣớc và UNDCP sẵn sàng tìm kiếm nguồn tài trợ quốc tế cho những hoạt động này. Qua các kỳ họp, nhiều nƣớc trong khu vực đã ký kết các Hiệp định song phƣơng với nhau nhằm tăng cƣờng hợp tác phòng chống ma tuý. Để tăng cƣờng hơn nữa hợp tác phòng chống ma tuý trong khu vực, vào đầu năm 1992, UNDCP đã mở Trung tâm khu vực đầu tiên tại Băng Cốc, nay là Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) Trung tâm khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng. Trung tâm có nhiệm vụ thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực phòng chống tội phạm và kiểm soát ma tuý ở khu vực.

Vào tháng 6 năm 1992, Tổng giám đốc UNDCP và đại diện UNDCP Trung tâm khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng đã có cuộc gặp cấp cao với

đại diện của Trung Quốc, Myanma và Thái Lan tại Yangoon để rà soát hai dự án do UNDCP hỗ trợ về hợp tác kiểm soát ma tuý ở khu vực biên giới. Dự án thứ nhất là “Kiểm soát ma tuý ở khu vực biên giới giữa Myanma và Thái Lan – AD/RAS/92/720” với số vốn tài trợ là 4.540.000 USD. Dự án còn lại là “Kiểm soát ma tuý ở khu vực biên giới giữa Myanma và Trung Quốc – AD/RAS/92/710” với ngân sách do UNDCP tài trợ là 7.500.000 USD. Cả hai dự án đều đƣợc ký kết vào ngày 12 tháng 6 năm 1992. Lào cũng đƣợc mời tham dự cuộc họp này với tƣ cách là quan sát viên. Qua các cuộc thảo luận, Liên Hợp Quốc và bốn quốc gia đã đi đến thống nhất đánh giá vai trò quan trọng của các dự án hợp tác qua biên giới trong việc giải quyết vấn đề ma tuý và xác định sự cần thiết phải thiết lập cơ cấu hợp tác kiểm soát ma tuý chặt chẽ và cụ thể hơn trong tiểu vùng. UNDCP Trung tâm khu vực đã xây dựng dự thảo Bản ghi nhớ (MOU) với sự thống nhất của bốn quốc gia và Bản ghi nhớ đã đƣợc chính thức ký kết giữa các bên vào tháng 10 năm 1993 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York.

Tại Hội nghị MOU cấp Bộ trƣởng đầu tiên đƣợc tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995, Việt Nam và Campuchia đã chính thức trở thành thành viên MOU. Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Phó chủ nhiệm Chƣơng trình quốc gia 06/CP Phan Thanh Xuân dẫn đầu đã tham gia Hội nghị, ký cam kết gia nhập MOU 1993. Việc cả sáu nƣớc tiểu vùng sông Mê Công tham gia ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác phòng chống ma tuý đã tạo ra một cơ sở vững chắc cho hoạt động hợp tác tiểu vùng trong lĩnh vực phòng chống ma tuý và mở đƣờng cho rất nhiều hoạt động hợp tác quốc tế, hợp tác đa phƣơng, song phƣơng sau này.

Từ năm 1995 trở đi, Hội nghị MOU đƣợc tổ chức luân phiên ở các nƣớc thành viên với cơ chế Hội nghị cấp chuyên viên cao cấp tổ chức thƣờng niên và Hội nghị cấp Bộ trƣởng tổ chức hai năm một lần. Tại các Hội nghị này, sáu quốc gia thành viên và UNODC cùng xem xét, đánh giá tình hình và

kết quả công tác phòng chống ma tuý của mỗi nƣớc và tiểu vùng, cùng nhau nghiên cứu đƣa ra những sáng kiến, mô hình hợp tác mới trong tiểu vùng, phù hợp với tình hình của từng thời điểm, giai đoạn.

Cũng trong thời gian Hội nghị, đã diễn ra các cuộc gặp song phƣơng giữa các đoàn đại biểu các quốc gia thành viên với nhau. Thông qua những cuộc họp này, các chƣơng trình hợp tác song phƣơng cụ thể đƣợc bàn bạc nhằm củng cố hơn nữa các mối quan hệ hợp tác song phƣơng vốn có trên tinh thần các Bản Hiệp định về hợp tác phòng chống ma túy đã ký kết và hƣớng tới mục tiêu thúc đẩy hơn nữa tiến trình quan hệ đối tác giữa các nƣớc thành viên MOU.

Một nội dung quan trọng đƣợc đƣa ra thảo luận tại các phiên họp của Hội nghị MOU là phần báo cáo việc thực hiện các Nghị quyết của khoá họp lần thứ 20 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về kiểm soát ma tuý của các nƣớc thành viên (thƣờng gọi là báo cáo UNGASS). Báo cáo UNGASS của sáu nƣớc thành viên MOU cho thấy nỗ lực to lớn của các nƣớc thành viên nhằm thực hiện các mục tiêu và chƣơng trình hoạt động đề cập trong Tuyên bố Chính trị 2003 - 2008. Cụ thể là: Tập trung đấu tranh chống sản xuất, buôn bán và sử dụng ma tuý bất hợp pháp; Xoá bỏ hoặc giảm đáng kể tình trạng sản xuất bất hợp pháp và buôn lậu các chất hƣớng thần trong đó có ma túy tổng hợp và chống thất thoát tiền chất; Các vấn đề liên quan tới việc phê chuẩn Luật chống rửa tiền và các biện pháp chống rửa tiền; Tăng cƣờng hợp tác song phƣơng, đa phƣơng về hành pháp và tƣ pháp; Xây dựng và tăng cƣờng các chiến lƣợc giảm cầu ma tuý; và mục tiêu thứ 6 là hợp tác với chƣơng trình kiểm soát ma tuý và tội phạm của Liên Hợp Quốc trong công tác xoá bỏ việc gieo trồng cây có chứa chất ma túy tới năm 2008.

Trong lịch sử hoạt động của MOU, Bản ghi nhớ đã đƣợc bổ sung, sửa đổi hai lần. Lần thứ nhất là Nghị định thƣ sửa đổi đƣợc ký vào năm 1995 với sự tham gia của Việt Nam và Campuchia. Tại Hội nghị cấp Bộ trƣởng lần thứ

năm vào tháng 5 năm 2002, các quốc gia thành viên và UNDCP đã thông qua Phụ lục về quan hệ đối tác. Bản phụ lục khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ và tích cực hơn nữa của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện và đóng góp ngân sách cho các dự án trong Kế hoạch hành động tiểu vùng. Việc tăng cƣờng sự đóng góp về hành chính và tài chính của các thành viên MOU đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy sự hoạt động của cơ chế hợp tác này trong thập kỷ thứ hai.

Nếu ví cơ chế MOU là một cỗ máy thì Kế hoạch hành động Tiểu vùng (SAP) về kiểm soát ma tuý chính là động cơ để cỗ máy hoạt động. Bản Kế hoạch hành động vạch ra một chiến lƣợc lâu dài, tổng thể nhằm giải quyết vấn đề sản xuất, buôn lậu và lạm dụng ma tuý. Tham gia Kế hoạch hành động, các quốc gia khẳng định quyết tâm và nỗ lực của mình nhằm đạt đƣợc những kết quả cụ thể trong công tác phòng chống ma tuý; nhất trí xây dựng chiến lƣợc quốc gia với các mục tiêu chi tiết; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng chống ma tuý phù hợp với các Công ƣớc quốc tế; khẳng định sự sẵn sàng trong hoạt động hợp tác khu vực, quốc tế trong đấu tranh phòng chống ma tuý.

Kế hoạch hành động tiểu vùng đầu tiên đƣợc thông qua tại Hội nghị MOU cấp Bộ trƣởng lần thứ nhất đƣợc tổ chức tại Bắc Kinh, năm 1995 gồm 11 dự án với tổng vốn tài trợ trên 15 triệu USD với thời gian 3 năm. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của từng giai đoạn, Kế hoạch hành động đã đƣợc cập nhật, sửa đổi vào các kỳ Hội nghị cấp Bộ trƣởng năm 1997, 1999 và 2001. Vào đầu năm 2003, Bản kế hoạch hành động sửa đổi lần thứ 3 đã đƣợc hoàn thành, bao gồm 15 dự án với tổng ngân sách trên 22 triệu USD.

Trong khuôn khổ Kế hoạch hành động, UNODC đóng vai trò xúc tác, vận động các nguồn tài trợ và điều phối các hoạt động kiểm soát ma tuý, tập trung vào các chƣơng trình dài hạn, trên phạm vi rộng, hỗ trợ xây dựng và

điều hành các dự án quốc gia và khu vực, tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan quốc gia và quốc tế khác.

Những nhà tài trợ chính trong thập kỷ đầu tiên hoạt động của cơ chế MOU là Australia, Canađa, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và các nƣớc Bắc Âu. Các cơ quan thành viên của Liên Hợp Quốc nhƣ UNDP, UNAIDS cũng tham gia hỗ trợ tài chính cho cơ chế hợp tác này. Các nƣớc thành viên đóng góp bằng hiện vật và nhân lực vào việc thực hiện các dự án của Kế hoạch hành động tiểu vùng. Các quốc gia khác hiện nay cũng đang xem xét việc tăng cam kết hỗ trợ tài chính cho khu vực [36, 9].

Kế hoạch hành động tiểu vùng đƣợc chia thành 3 lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Hành pháp, Giảm nhu cầu sử dụng ma tuý và Giảm nguồn cung cấp ma tuý/Phát triển thay thế việc trồng cây có chứa chất ma tuý.

1. Hành pháp:

Trong những năm đầu thực hiện Kế hoạch hành động tiểu vùng, kinh nghiệm và kỹ năng trong việc giải quyết các vụ án về ma tuý của lực lƣợng hành pháp giữa các nƣớc thành viên MOU là không đồng đều. Trong hợp tác hành pháp giữa các nƣớc thành viên gặp một trở ngại chung là các nƣớc đều thiếu các văn bản pháp lý phù hợp nhƣ luật về vận chuyển có kiểm soát, luật chống rửa tiền, tƣơng trợ tƣ pháp, dẫn độ tội phạm... Nhiều cơ quan làm công tác phòng chống vận chuyển ma tuý và tiền chất, chống rửa tiền và các hoạt động phạm tội khác có liên quan chƣa đƣợc thành lập hoặc có nhƣng rất yếu với một số ít cán bộ đƣợc đào tạo bài bản. Nhiều quốc gia không cho phép sử dụng các biện pháp kỹ thuật và các quy trình nghiệp vụ theo nhƣ Công ƣớc quốc tế của Liên Hợp Quốc năm 1988 về chống vận chuyển các chất ma tuý và chất hƣớng thần.

Để tăng cƣờng năng lực cho các quốc gia thành viên trong lĩnh vực hành pháp, một loạt các dự án đã đƣợc xây dựng và tiến hành với những mục tiêu cụ thể:

Tăng cường khả năng thu thập, trao đổi thông tin và xây dựng các thủ tục tiến hành kiểm soát ma tuý cho các cơ quan hành pháp:

Trong khuôn khổ dự án này, một loạt các cuộc hội thảo cấp tiểu vùng mang tính chiến lƣợc và các cuộc hội thảo quốc gia tiếp theo để hƣớng dẫn hoạt động cho các cơ quan hành pháp những vấn đề liên quan đến kiểm soát ma tuý nhƣ phân tích thông tin, vận chuyển có kiểm soát, nội tuyến, ngoại tuyến, thu thập chứng cứ, chống rửa tiền, thu giữ tài sản phạm tội và hỗ trợ tƣ pháp… Dự án cũng đã hỗ trợ các quốc gia thành viên xây dựng các văn bản pháp luật về phòng chống ma tuý, xuất bản tài liệu hƣớng dẫn về tố tụng và xét xử dùng cho Toà án tại các nƣớc trong tiểu vùng. Ngoài ra, dự án còn thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên để hỗ trợ tƣ pháp trong điều tra và truy tố các vụ án liên quan đến ma tuý theo Công ƣớc năm 1988.

Tăng cường hợp tác qua biên giới ở các khu vực trọng điểm:

Đây là một trong những dự án đạt kết quả thành công nhất, đƣợc minh chứng bằng số vụ, số đối tƣợng và khối lƣợng ma tuý bị bắt giữ tăng lên nhanh chóng. Tính đến đầu năm 2003, dự án đã giúp thiết lập 52 văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO) ở các khu vực trọng điểm hai bên biên giới của cả sáu nƣớc thành viên. Nhiều cán bộ của các đơn vị hành pháp dọc biên giới đã đƣợc đào tạo bổ sung các kỹ thuật về giám sát phƣơng tiện đƣờng bộ, đƣờng sông và ngƣời qua lại. Dự án cũng trang bị các phƣơng tiện thông tin và thiết lập đầu mối liên lạc giữa các văn phòng liên lạc qua biên giới và cơ quan hành pháp ở cả hai bên biên giới, đồng thời đã góp phần tăng cƣờng quan hệ hợp tác song phƣơng giữa các cơ quan hành pháp ở khu vực biên giới. Việt Nam hiện có 3 văn phòng liên lạc qua biên giới đặt ở các điểm nóng về ma tuý trên 3 tuyến biên giới là: Móng Cái (Quảng Ninh) giáp biên

với Trung Quốc; Cầu Treo (Hà Tĩnh) giáp biên với Lào và Mộc Bài (Tây Ninh) giáp biên với Campuchia. Năm 2002, nhờ có sự phối hợp giữa 2 văn phòng của Việt Nam và Campuchia, một đối tƣợng ngƣời Việt Nam đã bị bắt giữ khi mang 10 bánh heroin (tƣơng đƣơng 3,38 kg) từ Campuchia vào Việt Nam. Trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, trong năm 2002, hai văn phòng liên lạc tại Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hƣng (Trung Quốc) đã trao đổi 37 tin làm cơ sở cho các lực lƣợng chức năng của Việt Nam bắt giữ 42 đối tƣợng buôn bán ma túy, thu giữ 2,5kg heroin, 414 kg cần sa và 558 viên ATS. Phía Trung Quốc đã khám phá 10 vụ án buôn bán ma tuý, bắt giữ 18 đối tƣợng, thu giữ trên 2 kg heroin và 5.000 viên ATS. Trên tuyến biên giới Việt - Lào, BLO Lào đã cung cấp thông tin cho phía Việt Nam bắt giữ 19 đối

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)