Hợp tác ASEAN – Trung Quốc chống các chất ma tuý nguy hiểm (ACCORD)

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 60 - 63)

VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

2.2.2.2.Hợp tác ASEAN – Trung Quốc chống các chất ma tuý nguy hiểm (ACCORD)

(ACCORD)

Hội nghị Quốc tế "Vì một ASEAN không ma tuý vào năm 2015, Cùng chung tầm nhìn, Hƣớng tới đổi thay" đã đƣợc Chính phủ Hoàng gia Thái Lan, Ban thƣ ký ASEAN và Cơ quan Kiểm soát ma tuý và Phòng chống tội phạm của Liên hợp quốc (ODCCP) đồng tổ chức tại Bangkok từ ngày 12 - 15/10/2000 là kết quả của ý tƣởng đƣợc đƣa ra tại Hội nghị Bộ trƣởng các nƣớc ASEAN lần thứ 33. Hội nghị gồm 36 quốc gia và 16 tổ chức quốc tế

tham dự. Mục tiêu của Hội nghị quốc tế này là nhằm tạo ra một diễn đàn để lãnh đạo Chính phủ các nƣớc hữu quan có thể chia sẻ ý kiến của mình về những hành động cần thiết để vƣợt qua thách thức, đạt đƣợc mục tiêu một ASEAN không ma tuý vào 2015 và để một lần nữa khẳng định lại cam kết chính trị đƣa đấu tranh chống ma tuý là vấn đề ƣu tiên của mỗi quốc gia. Hội nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng: Tuyên bố Chính trị và Kế hoạch phối hợp hành động chống các chất ma tuý nguy hiểm giữa ASEAN và Trung Quốc (ACCORD Plan of Action).

ACCORD và kế hoạch hành động của nó là khuôn khổ phối hợp toàn diện duy nhất, trong đó các quốc gia trong khu vực cùng tham gia đóng góp ngân sách và huy động nguồn lực của mình vào cuộc chiến chống ma tuý và những ảnh hƣởng tiêu cực của nó đến an ninh của con ngƣời. Đây cũng đƣợc xác định là cơ chế hàng đầu về hợp tác kiểm soát ma tuý trong khu vực để đạt đƣợc mục tiêu “Vì một ASEAN và Trung Quốc không ma tuý vào năm 2015”. UNODC và Ban thƣ ký ASEAN cùng điều phối thực hiện Kế hoạch hành động.

Kế hoạch Hành động ACCORD bao trùm bốn vấn đề then chốt là:  Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân về hiểm

họa ma tuý.

 Chia sẻ những kinh nghiệm thực tế tốt nhất về giảm cầu ma tuý, trong đó đặc biệt là vấn đề cai nghiện.

 Tăng cƣờng các biện pháp hành pháp triệt nguồn ma tuý và tiền chất.

 Đẩy mạnh các chƣơng trình phát triển thay thế cây có chứa chất ma tuý và xoá bỏ sản xuất bất hợp pháp ATS.

Tại Hội nghị trù bị đƣợc tổ chức tại Kuala Lumpur vào tháng 4/2001, bốn Tổ công tác đã đƣợc thành lập dựa trên bốn nội dung chính của Kế hoạch

Hành động ACCORD là các tổ: Tuyên truyền; Cai nghiện; Hành pháp và Thay cây. Dự án hỗ trợ Cơ chế Kiểm soát và Điều hành thực hiện Kế hoạch Hành động ACCORD - AD/RAS/01/F97 cũng đƣợc thông qua.

Tháng 11/2001, ngoài đại diện của các tổ chức quốc tế, các nƣớc với tƣ cách là quan sát viên, đại diện Tổ công tác của 10 nƣớc ASEAN và Trung Quốc đã tham dự tại Hội nghị lần thứ nhất của Tổ công tác thực hiện Kế hoạch Hành động ACCORD do Uỷ ban Kiểm soát ma tuý của Indonesia phối hợp với Chƣơng trình Kiểm soát ma tuý quốc tế của Liên hợp quốc, Ban Thƣ ký ASEAN tổ chức tại Bali, Indonesia. Hội nghị đã thông qua Phạm vi trách nhiệm và Cơ chế hoạt động của các Tổ công tác, thông qua chiến lƣợc huy động ngân sách từ các nƣớc thành viên và các nƣớc tài trợ cho Kế hoạch hành động ACCORD...

Kể từ năm 2002, mỗi tổ công tác nhóm họp một lần trong năm, nội dung chính là kiểm điểm tiến độ công việc đã làm trong thời gian qua, xây dựng kế hoạch phối hợp trong thời gian tới, chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế giữa các nƣớc thành viên và kiến nghị những dự án mới để hỗ trợ tăng cƣờng năng lực trong từng lĩnh vực cụ thể.

Hiện nay, UNODC Trung tâm khu vực Đông Á và Thái Bình Dƣơng đang phối hợp với Ban Thƣ ký ASEAN và 11 nƣớc thành viên của Kế hoạch ACCORD vừa xây dựng một website nhằm trao đổi và chia sẻ thông tin giữa 11 quốc gia thành viên.

Trên thực tế hợp tác phòng chống ma tuý giữa các nƣớc ASEAN và Trung Quốc đã thu đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong lĩnh vực hành pháp. Chỉ tính riêng từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2003, Trung Quốc, Myanma và Lào đã cùng tiến hành 38 chiến dịch ở khu vực biên giới, thu giữ 281 kg heroin, 8 kg methamphetamine dạng tinh thể và 429 kg thuốc phiện. Bên cạnh đó, giữa các nƣớc cũng đã có các hoạt động tƣơng trợ tƣ

pháp và chuyển giao phạm nhân, trong năm 2003 các cơ quan chức năng Myanma đã chuyển giao cho phía Trung Quốc 19 đối tƣợng ngƣời Trung Quốc phạm tội buôn bán ma tuý hoặc tội phạm ma tuý đang trốn chạy tại Myanma. Ngày 30/3/2003, các lực lƣợng hành pháp của Trung Quốc và Myanma đã tiến hành một chiến dịch chung, trên cơ sở thông tin do phía Trung Quốc cung cấp, các lực lƣợng chức năng Myanma đã triệt phá đƣợc một cơ sở điều chế ma tuý lớn ở biên giới Myanma – Thái Lan. Cũng trong chiến dịch này, 9 đối tƣợng vận chuyển ma tuý đã bị tiêu diệt tại chỗ, 37 đối tƣợng bị bắt giữ, gần 500 kg heroin, morphine, thuốc phiện và các loại ma tuý khác bị thu giữ.

Trong khuôn khổ hợp tác ACCORD, 10 nƣớc thành viên ASEAN và Trung Quốc đã tích cực trao đổi thông tin, kinh nghiệm cũng nhƣ bày tỏ quyết tâm, cam kết của mình trong công tác đấu tranh phòng chống ma tuý và với nỗ lực nhằm đạt đƣợc mục tiêu "Vì một ASEAN và Trung Quốc không ma tuý vào năm 2015". Tuy nhiên, quá trình hợp tác vẫn còn gặp phải một số trở ngại do kinh phí của Ban thƣ ký ASEAN và UNODC dành cho các hoạt động của ACCORD còn hạn chế, do vậy, những dự án do các nƣớc thành viên ACCORD đề xƣớng hầu hết vẫn nằm trên giấy, chỉ một số ít thu hút đƣợc sự quan tâm của các nƣớc tài trợ thì mới có kinh phí để tiến hành hoạt động. Nhƣng nếu có thì cũng là những dự án ở quy mô nhỏ, chủ yếu chỉ dừng lại ở một số khoá tập huấn hoặc hội thảo.

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 60 - 63)