Tình hình sản xuất ma tuý bất hợp pháp

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 88 - 90)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ

3.2.1.1. Tình hình sản xuất ma tuý bất hợp pháp

Sau khi chế độ Taliban sụp đổ, dƣới sự kiểm soát của ngƣời Mỹ, ở Afghanistan xuất hiện hàng loạt các cánh đồng trồng cây thuốc phiện và các hoạt động sản xuất, vận chuyển, buôn bán thuốc phiện và ma

tuý. Theo các tài liệu của Quốc hội Hoa Kỳ thì thu nhập từ buôn bán thuốc phiện và ma tuý năm 2001 của Chính quyền Taliban là khoảng trên 1 tỷ USD với sản lƣợng thuốc phiện đạt 185 tấn. Đến năm 2002, dƣới sự cầm quyền của chính quyền mới tại Afghanistan do Hoa Kỳ dựng lên thì sản lƣợng thuốc phiện tăng lên 3.400 tấn và năm 2003 là 3.600 tấn, chiếm 2/3 tổng sản lƣợng thuốc phiện của cả thế giới. Diện tích trồng cây thuốc phiện đã tăng lên đến 8 vạn hécta và đƣợc trồng ở 26 trong số 31 tỉnh, thành trong cả nƣớc Afganistan, có khoảng 170.000 ngƣời tham gia vào việc trồng loại cây này. Lợi nhuận từ việc trồng cây thuốc phiện đã chiếm khoảng 1/4 tổng thu nhập tài chính của đất nƣớc này. Trong khi đó, với sự kiên quyết và chính sách hợp lý của Chính phủ các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông, đặc biệt là Chính phủ Myanma và Lào (hai nƣớc có sản lƣợng thuốc phiện đứng thứ hai và thứ ba thế giới trong năm 2001) trong xoá bỏ và thay thế cây thuốc phiện, diện tích cây thuốc phiện và các loại cây có chứa chất ma tuý chắc chắn sẽ giảm xuống nhanh trong thời gian tới. Nhƣ vậy sức ép ma tuý từ vùng “Trăng lƣỡi liềm vàng” vào khu vực sẽ tăng cao, đòi hỏi các nƣớc tiểu vùng có những giải pháp mới để ngăn chặn nguồn ma tuý từ bên ngoài vào.

Trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, diện tích trồng các loại cây có chất ma túy ở vùng “Tam giác vàng” sẽ giảm đi. Nhƣng nguy hiểm hơn là việc sản xuất, điều chế, buôn bán và sử dụng các loại ma túy tổng ATS có xu hƣớng tăng nhanh và lan rộng trong khu vực. Sự gia tăng việc sản xuất ma tuý tổng hợp sẽ kéo theo nạn buôn bán tiền chất bất hợp pháp trong khu vực mà nguồn cung cấp chính là từ hai nƣớc có nền công nghiệp hoá chất phát triển là Trung Quốc và Ấn Độ.

Qua báo cáo của các nƣớc trong khu vực, thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều nhóm ngƣời di cƣ từ các nƣớc trong khu vực đến các

khu vực dọc biên giới Thái Lan – Myanma, Myanma - Lào và Myanma - Trung Quốc để tìm cách xây dựng các cơ sở tinh chế thuốc phiện, cần sa, sản xuất heroin, ma túy tổng hợp. Từ những địa điểm này, ma tuý sẽ đƣợc vận chuyển qua Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam... ra Biển Đông, vịnh Thái Lan để trung chuyển đi các nƣớc, nhất là các nƣớc tiêu thụ nhiều ma túy nhƣ Australia, Nhật, Hoa Kỳ, Canađa...

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)