LƢỢC SỬ HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ 1.Thời kỳ trƣớc khi Hội Quốc Liên ra đờ

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 40)

VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

2.1. LƢỢC SỬ HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ 1.Thời kỳ trƣớc khi Hội Quốc Liên ra đờ

Ngay từ đầu năm 1799, triều đình phong kiến Trung Quốc đã ban hành sắc lệnh cấm hút thuốc phiện, song tình hình nghiện hút vẫn không giảm vì thuốc phiện chuyển từ Ấn Độ vào Trung Quốc ngày càng nhiều, khởi đầu là ngƣời Bồ Đào Nha sau đó là ngƣời Anh. Từ năm 1773 công ty Đông Ấn của Anh đã thấy rõ giá trị kinh tế của việc sản xuất và buôn bán thuốc phiện. Từ đó buôn bán thuốc phiện trở nên công khai và trên phạm vi rộng.

Nạn nghiện ma tuý không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà từ năm 1898 số ngƣời nghiện thuốc phiện ở Hoa Kỳ cũng rất nhiều. Vì Philippin là thuộc địa của Hoa Kỳ nên có rất nhiều ngƣời Hoa Kỳ gốc Hoa sống ở Philippin nghiện thuốc phiện. Chính vì vậy một Uỷ ban đã ra đời nhằm nghiên cứu sâu rộng về tệ nạn thuốc phiện. Uỷ ban này có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động buôn lậu, sử dụng thuốc phiện ở Philippin và một số vùng trong khu vực Đông Á.

Một trong số ngƣời lãnh đạo của Uỷ ban này là ông Charles Henry Brent, một giám mục ngƣời Hoa Kỳ sống ở Philippin, là ngƣời rất quan tâm đến cảnh nghèo đói tràn làn do nghiện thuốc phiện và ông cũng là một trong những ngƣời đầu tiên nhận thấy nạn nghiện hút thuốc phiện là vấn đề thế giới phải quan tâm.

Tháng 7 năm 1906 giám mục Charles Henry Brent đã viết một bức thƣ gửi Tổng thống Hoa Kỳ Theodor Roosevelt đề nghị triệu tập một hội nghị quốc tế nhằm thảo luận những biện pháp ngăn chặn nạn nghiện hút cũng nhƣ buôn bán thuốc phiện. Sáng kiến này đã đƣợc tổng thống Hoa Kỳ chấp thuận, từ ngày 1 đến ngày 26 tháng 2 năm 1909 Hội nghị quốc tế đầu tiên bàn về vấn đề ma tuý đã đƣợc tổ chức tại Thƣợng Hải. Đại diện của 13 nƣớc đƣợc mời tham dự Hội nghị là tất cả những cƣờng quốc có chủ quyền đã từng có mặt ở vùng Viễn Đông nhƣ: Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh, Đức, Hà Lan, Áo – Hung, Italia, Nhật Bản, Iran, Bồ Đào Nha và Xiêm (phút cuối mới đƣợc mời). Thổ Nhĩ Kỳ là một nƣớc sản xuất nhiều thuốc phiện đƣợc mời

tham dự, nhƣng do khủng hoảng chính trị trong nƣớc nên không tới đƣợc. Hội nghị này sau đó đƣợc gọi là Uỷ ban chống thuốc phiện Thƣợng Hải.

Uỷ ban đã thông qua 9 nghị quyết liên quan đến chống thuốc phiện. Ngày nay những nghị quyết này gần nhƣ ít còn tác dụng. Song đó là những thành công lớn mà qua đó đại diện của các nƣớc thành viên trong Uỷ ban đã thấy rõ quyền của Trung Quốc đƣợc chủ động kiểm soát mọi hoạt động liên quan đến buôn lậu và sử dụng thuốc phiện lúc bấy giờ. Các nƣớc thành viên cũng hoàn toàn chấp nhận thông qua các biện pháp nghiêm khắc nhằm kiểm soát việc buôn bán, sản xuất và sử dụng thuốc phiện ở cấp quốc gia.

Với kết quả Hội nghị Thƣợng Hải, một Uỷ ban về vấn đề kiểm soát ma tuý đã đƣợc thành lập. Uỷ ban này đã nghiên cứu và dự thảo một công ƣớc đƣợc các nƣớc tham dự ký năm 1912 tại La Hay - gọi là Công ƣớc La Hay. Công ƣớc này có hiệu lực từ ngày 11-2-1915 và trở thành cơ sở pháp lý đầu tiên của quốc tế để kiểm soát ma tuý.

Hội nghị Thƣợng Hải và cuộc họp La Hay có ý nghĩa rất quan trọng, đặt nền móng cho sự hợp tác quốc tế về phòng chống ma tuý và các công ƣớc quốc tế sau này.

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)