Hợp tác đa phƣơng

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 66)

VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

2.3.1. Hợp tác đa phƣơng

Trong hợp tác đa phƣơng, các cơ quan phòng chống ma tuý của Việt Nam đã có quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ nhƣ: Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chƣơng trình Tƣ vấn về ma tuý của Kế hoạch Côlômbô… Thông qua các kênh đó, năng lực về hành pháp, cai nghiện ma tuý, thay thế cây thuốc phiện đƣợc tăng cƣờng, hệ thống tổ chức và pháp luật dần đƣợc hoàn thiện. Hằng năm, có hàng trăm lƣợt cán bộ phòng chống ma tuý đƣợc ra nƣớc ngoài học tập, trao đổi kinh nghiệm. Nhiều trang thiết bị kỹ thuật mới và các phƣơng pháp kiểm soát ma tuý, cai nghiện thành công của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới đã đƣợc áp dụng ở Việt Nam.

Chú trọng và tăng cƣờng các hoạt động hợp tác khu vực và tiểu khu vực, từ năm 1995 sau khi là thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã

chính thức tham gia Hợp tác chuyên ngành về ma tuý của ASEAN: nhƣ tham gia các Hội nghị quan chức cao cấp các nƣớc ASEAN về vấn đề ma tuý (ASOD), Hội nghị ASOD lần thứ 19 đã đƣợc tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9/1996; Tổ chức liên nghị viện các nƣớc ASEAN phòng chống ma tuý (AIFOCOM), nhóm họp lần thứ nhất tại Hà Nội vào tháng 1 năm 2003; Kế hoạch hành động ACCORD, vừa qua là Hội nghị tổ công tác giảm cầu của Kế hoạch hành động ACCORD vào tháng 7 năm 2004 tại Hà Nội. Từ năm 1996, cảnh sát Việt Nam đã tham gia tổ chức ASEANAPOL để phối hợp đấu tranh chống tội phạm trong khu vực, đặc biệt là tội phạm ma tuý.

Vào tháng 10 năm 2000 đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tƣớng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm dẫn đầu đã tham dự Hội nghị vì một ASEAN không ma tuý tại Băng Cốc. Tại Hội nghị này, Việt Nam đã cùng các nƣớc ASEAN và UNDCP cam kết chung sức đấu tranh vì một ASEAN không ma tuý vào năm 2015.

Vừa qua, Việt Nam đã tổ chức thành công hai Hội nghị lớn là Hội nghị chuyên viên cao cấp và cấp Bộ trƣởng các nƣớc thành viên Bản ghi nhớ về Hợp tác phòng chống ma tuý trong tiểu vùng sông Mê Kông vào tháng 9 năm 2003 nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập cơ chế hợp tác này và Hội nghị cấp Bộ trƣởng 3 nƣớc Việt Nam – Lào – Campuchia về hợp tác phòng chống ma tuý vào tháng 12 năm 2003.

Thông qua hợp tác đa phƣơng, Việt Nam đã nhận đƣợc nhiều nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế và phi chính phủ cho hoạt động phòng chống ma tuý. Từ năm 1993 đến nay, tổng đầu tƣ trực tiếp của quốc tế dành cho Việt Nam thông qua các dự án phòng chống ma tuý là 8,5 triệu USD gồm 11 dự án quốc gia và 16 dự án khu vực đƣợc thực hiện ở Việt Nam. Trong đó có 7 dự án quốc gia và 8 dự án khu vực đã kết thúc, giá trị thực hiện là 6,5 triệu USD (tƣơng đƣơng gần 100 tỷ đồng); 4 dự án quốc gia và 8 dự án khu vực

đang triển khai, giá trị thực hiện là 1,8 triệu USD (tƣơng đƣơng 27,7 tỷ đồng). So với kinh phí ODA dành cho các lĩnh vực khác thì ODA dành cho công tác phòng chống ma tuý ở Việt Nam còn hạn chế. Tuy vậy, các dự án ODA đã có những đóng góp nhất định cho công tác này ở trong nƣớc. Đặc biệt là các dự án trên lĩnh vực tăng cƣờng thể chế, giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại đã góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ phòng chống ma tuý của Việt Nam, từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xoá bỏ cây thuốc phiện, cung cấp trang thiết bị cho lực lƣợng hành pháp…

Dự án Phát triển thay thế cây thuốc phiện ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An do UNODC tài trợ là một thành công điển hình không những trong nƣớc mà cả phạm vi khu vực. Từ một vùng núi cao nghèo nàn, nguồn thu nhập của bà con dân tộc chủ yếu dựa vào cây thuốc phiện, đến nay với sự giúp đỡ của UNODC, các cánh đồng cây thuốc phiện đã đƣợc thay thế bằng cây ăn quả và cây công nghiệp, đƣờng xá, trạm y tế, trƣờng học đƣợc xây dựng, thu nhập của ngƣời dân đƣợc nâng cao rõ rệt từ các nguồn chăn nuôi gia súc, nuôi gà đen, nuôi ong lấy mật, dệt thổ cẩm...

Hợp tác đa phƣơng không chỉ giúp Việt Nam thu hút đƣợc viện trợ nƣớc ngoài mà còn củng cố vị thế Việt Nam trên trƣờng quốc tế, thu thập đƣợc nhiều thông tin, kinh nghiệm phục vụ cho công tác phòng chống ma tuý và đồng thời cũng thông qua đó để tăng cƣờng quan hệ song phƣơng giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực.

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)