VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG
2.3.2.3. Hợp tác với Myanma
Myanma và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 28/5/1975. Hai nƣớc đã thiết lập phòng tuỳ viên quân sự và trao đổi nhiều đoàn đại biểu cấp cao. Trong những năm qua, hai nƣớc đã đạt đƣợc nhiều bƣớc tiến đáng kể trong hoạt động hợp tác phát triển kinh tế. Hai nƣớc đã ký kết Hiệp định thƣơng mại, Hiệp định hợp tác du lịch, Hiệp định thành lập Uỷ ban hỗn hợp hai nƣớc. Tại phiên họp thứ nhất của Uỷ ban hợp tác hỗn hợp hai nƣớc tổ chức tại Hà Nội ngày 11/3/1995, hai Bộ trƣởng Ngoại giao Việt Nam và Myanma đã thay mặt chính phủ hai nƣớc ký kết Hiệp định về hợp tác phòng chống ma tuý, đánh dấu một bƣớc tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc trên lĩnh vực phòng chống ma tuý.
Với vị trí nằm trong khu vực “Tam giác vàng”, Myanma là một trong những nƣớc có sản lƣợng thuốc phiện và ma tuý bất hợp pháp lớn nhất thế giới. Hiện nay Myanma đang phải đối mặt với tình hình sản xuất, vận chuyển, buôn lậu và lạm dụng các loại ma tuý nhƣ thuốc phiện, heroin và đặc biệt gần đây
là ATS và các loại tiền chất sử dụng cho hoạt động sản xuất ma tuý tổng hợp. Với những nỗ lực của các lực lƣợng hành pháp phòng chống ma tuý Myanma, trong thời gian qua diện tích canh tác cây thuốc phiện đã giảm đáng kể, nhƣng tình hình buôn lậu các loại tiền chất dùng để sản xuất ma tuý tổng hợp đang có xu hƣớng gia tăng đặc biệt là trên tuyến biên giới. Hoạt động đấu tranh phòng chống ma tuý của Chính phủ Myanma đƣợc tập trung vào một đầu mối quốc gia đó là Uỷ ban Trung ƣơng về phòng chống ma tuý (CCDAC). Uỷ ban này là một cơ quan tổng hợp với các thành viên từ nhiều cơ quan chức năng khác nhau nhƣ lực lƣọng An ninh, Cảnh sát, Hải quan, Quân đội… Hiện nay, CCDAC có 18 đơn vị chuyên trách về hành pháp phòng chống ma tuý đặt tại các thành phố trọng điểm về buôn lậu ma tuý và tập trung vào tuyến biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.
Một số đoàn cán bộ chuyên trách về phòng chống ma tuý của Myanma và Việt Nam đã tiến hành các cuộc làm việc tại hai nƣớc nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu ma tuý, triệt phá cây thuốc phiện và hoàn thiện hệ thống luật pháp phòng chống ma tuý. Những hoạt động này đã từng bƣớc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phƣơng về phòng chống ma tuý giữa hai nƣớc. Vào tháng 11 năm 2002, một đoàn cán bộ chuyên trách về phòng chống ma tuý do đồng chí Nguyễn Quốc Triệu, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, Trƣởng Ban chỉ đạo phòng chống ma tuý Thành phố Hà Nội dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Myanma. Trong quá trình làm việc hai bên đã trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác điều trị, cai nghiệm ma tuý, tham quan mô hình cai nghiện của Myanma và bàn các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác hợp tác giữa hai nƣớc. Mặc dù các hoạt động trao đổi hợp tác kỹ thuật giữa hai nƣớc còn thực hiện chƣa đƣợc thƣờng xuyên nhƣng tại các Hội nghị trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng (MOU) hay ASEAN (ASOD) và ASEAN + Trung Quốc (ACCORD), hai nƣớc đều khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác song phƣơng và đa phƣơng.
Vừa qua, đại diện cơ quan phòng chống ma tuý Myanma đã cảnh báo các nƣớc trong khu vực về tình hình gần đây bắt đầu xuất hiện tuyến đƣờng
đƣa ma tuý từ khu vực sản xuất tại “Tam giác vàng” đến giấu ở các làng chài ven biển của Myanma, sau đó đƣa ra nƣớc ngoài tiêu thụ bằng các tàu đánh cá. Đã phát hiện một vụ heroin đƣợc giấu trong các thùng đá ƣớp cá trên tàu đánh cá từ cảng Yangoon xuất phát đi nƣớc ngoài. Hiện nay chƣa xác định đƣợc chính xác điểm đến của các tàu đánh cá chở ma tuý, nhƣng theo các nhà