Tình hình ma tuý ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 33 - 40)

Các loại cây có chất ma tuý đƣợc du nhập vào Việt Nam đầu tiên là cây thuốc phiện, cây này đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nƣớc ta vào những năm 1600. Ban đầu cây thuốc phiện đƣợc coi là một thứ "hỏa dƣợc" có thể chữa đƣợc một số bệnh phong thấp, đƣờng ruột, giảm đau... nhƣng sau đó ngƣời ta cũng thấy đƣợc tác hại to lớn của nó. Ở các thôn bản, nơi trồng

nhiều cây thuốc phiện cũng nhƣ ở những nơi có nhiều ngƣời nghiện hút thuốc phiện đã hình thành những tƣ tƣởng tiến bộ lên án, đấu tranh với tệ nạn này. Thời kỳ đầu xuất hiện những quy chế ở các thôn bản về cấm sử dụng thuốc phiện, tuy nhiên hiệu lực rất hạn chế. Tình trạng trồng cây thuốc phiện và nghiện hút thuốc phiện lan tràn rất nhanh. Do đó, vào năm Cảnh Trị thứ ba (1665) Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đã ban hành đạo luật đầu tiên về "Cấm trồng cây thuốc phiện". Đạo luật này nêu rõ: "Con trai, con gái dùng thuốc phiện để thoả lòng dâm dật, trộm cƣớp, dùng nó để nhòm ngó nhà ngƣời ta. Trong thì kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hoả hoạn, khánh kiệt tài sản. Vì nó mà thân thể tàn tạ, ngƣời chẳng ra ngƣời". Đạo luật này còn quy định: "Từ nay về sau quan lại và dân chúng không đƣợc trồng hoặc mua bán thuốc phiện. Ai đã trồng thì phải phá đi, ngƣời nào chứa giữ thì phải huỷ đi" [12, 11]. Năm Minh Mạng nguyên niên (1820) trong cuốn “Đại nam thực lục chính biên”, Nhà vua quy định: “Thuốc phiện là thứ thuốc độc từ nƣớc ngoài đem lại, những phƣờng du côn lêu lổng, lúc mới hút cho là phong lƣu, rồi chuyển thành thói quen, thƣờng nghiện thì không thể bỏ qua đƣợc. Quan thì bỏ cả chức vụ, dân thì phá hết sản nghiệp, thậm chí gầy mòn thành tật, tổn thƣơng cơ thể, sinh mệnh. Nên bàn để cấm đi ”. Theo quy định của triều đình lúc bấy giờ, ngƣời bị bắt quả tang đang hút, giấu thuốc phiện nếu là quan thì bị cách chức, nếu là dân thì bị xử tội đồ (đày đi khổ dịch). Cha, anh không răn cấm con, em; xóm giềng biết mà không tố giác đều bị xử tội trƣợng (đánh bằng gậy). Tháng 3 âm lịch năm 1824, vua Minh Mạng lại ban hành thêm quy định mới với nhiều hình phạt nghiêm khắc hơn: “Những khách buôn ngoại quốc buôn bán thuốc phiện, quân, dân cố ý hút trộm thuốc phiện đều bị tội mãn lƣu (đày đi xa ngàn dặm). Cha, anh không cấm con em, hàng xóm không tố giác đều bị tội mãn trƣợng (đánh 100 gậy). Các quan chức hút trộm thuốc phiện đều bị cách chức, bị phạt trƣợng và mãi mãi không đƣợc tái bổ nhiệm. Gia sản ngƣời phạm tội bị tịch thu và sung thƣởng cho ngƣời cáo giác”. Nhƣ vậy, cách đây 200 năm, pháp luật nƣớc ta đã quy định xử lý rất nghiêm khắc về

hành vi vận chuyển chất ma túy từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, đề cao trách nhiệm của quan lại, của mỗi công dân, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc đấu tranh, phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm về ma túy.

Năm 1838, chất ma túy đƣợc vận chuyển từ Chấn Tây Thành (Campuchia) vào Việt Nam. Lúc bấy giờ Ngọc Hân công chúa (con vua Mặc Dung Chân) cho thƣơng nhân Mãn Thanh nấu và bán thuốc phiện để kiếm lời và là nguồn tài trợ chính cho chính quyền Chấn Tây Thành để trả lƣơng cho binh lính và rèn đục khí giới. Một số binh lính của Việt Nam có mặt ở Chấn Tây Thành cũng bị ảnh hƣởng của tệ nạn này. Để ngăn chặn việc sản xuất, vận chuyển chất ma túy từ Campuchia vào Việt Nam, vua Minh Mạng đã chỉ thị cho tƣớng Trƣơng Minh Giảng nghiêm cấm sản xuất thuốc phiện tại Chấn Tây Thành và trích ngân quỹ để thanh toán binh lƣơng. Vì vậy đã hạn chế rất nhiều việc sản xuất, vận chuyển thuốc phiện vào Việt Nam.

Năm 1840, cuộc Chiến tranh nha phiến xảy ra giữa Trung Quốc và Anh. Ở Trung Quốc, thuốc phiện chủ yếu do thực dân Anh mang đến, còn ở Việt Nam, thuốc phiện chủ yếu do những thƣơng nhân Trung Quốc lén lút đƣa vào. Để ngăn chặn thuốc phiện từ Trung Quốc vào Việt Nam, đầu năm 1840 vua Minh Mạng lại ban hành quy định: “Thuyền buôn nào chứa, giấu thuốc phiện hoặc thuê mƣớn thuyền khác vận chuyển thì chủ thuyền chịu tội tử hình. Nếu khám xét thấy chứa giấu thuốc phiện dƣới 1 kg thì phải xử giam hậu, trên 1 kg thì xử giảo (treo cổ hành hình). Thuyền bè hoặc chủ hàng trong nƣớc nhận vận chuyển hoặc tàng trữ thuốc phiện cho ngƣời nƣớc ngoài cũng chịu tội nhƣ thế”.

Kể từ khi lên ngôi, vua Minh Mạng luôn có nhận định sáng suốt về tác hại của ma túy (thuốc phiện) và quyết tâm tiêu diệt tận gốc tệ nạn này. Từ việc chủ động ngăn chặn nguồn cung cấp thuốc phiện từ Campuchia đến việc tích cực ban hành các văn bản xử lý hành vi vận chuyển chất ma túy từ Trung Quốc vào Việt Nam, vua Minh Mạng đã thể hiện những quyết tâm đƣa ra

những giải pháp khá toàn diện trong phòng ngừa tội phạm về ma túy. Suốt 20 năm cầm quyền của vua Minh Mạng, tội phạm về ma túy ở Việt Nam luôn đƣợc tích cực phòng ngừa ngăn chặn có hiệu quả.

Sau khi thực dân Pháp chiếm xong Gia Định và Biên Hoà, nhà vua Minh Mạng qua đời. Thực dân Pháp đã hợp pháp hoá việc buôn bán ma túy và hút thuốc phiện, coi đó là phƣơng pháp kinh doanh để tạo nên lợi nhuận một cách dễ dàng, hữu hiệu nhất.

Ngày 28/12/1861, thiếu tƣớng hải quân Pháp Bonar đã ban hành một văn bản gồm 84 điều quy định liên quan đến việc mua bán thuốc phiện tại Nam Kỳ. Theo bản quy định này, việc nhập khẩu thuốc phiện vào Nam Kỳ thông qua 2 cảng Sài Gòn và Chợ Lớn. Thực dân Pháp thu thuế 10% trị giá thuốc phiện nhập khẩu. Hằng năm thực dân Pháp tổ chức đấu thầu việc nhập khẩu, mua, bán thuốc phiện. Ngƣời trúng thầu sẽ đƣợc độc quyền nhập khẩu, quản lý mạng lƣới bán lẻ thuốc phiện, tổ chức các tụ điểm hút thuốc phiện, tổ chức một đội ngũ “Viên chức Sở trúng thầu” để giám sát mạng lƣới bán sỉ thuốc phiện. Doanh số thuốc phiện nhập khẩu vào Nam Kỳ hằng năm lên đến 500.000 quan Pháp, chiếm 50% trị giá tổng số hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (1.000.000 quan/năm). Số thuốc phiện từ nƣớc ngoài nhập vào Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Năm 1862, Pháp cho nhập vào Nam Kỳ 260 thùng thuốc phiện thì có tới 185 thùng do các thuyền buôn Trung Quốc vận chuyển đến.

Trƣớc tình hình thực dân Pháp “mở cửa cho thuốc phiện nhập vào Việt Nam”, vua Tự Đức đã bỏ lệ cấm hút thuốc phiện do vua Minh Mạng đã ban hành trƣớc đây mà cho đấu thầu, đánh thuế để tăng nguồn thu, hằng năm thu trên 300.000 quan. Năm 1863, trong cuốn “Quốc triều chính biên” vua Tự Đức quy định “Nay thôi cấm mà đánh thuế thật nặng để ngƣời bán ít đi, từ đó ngƣời hút cũng ít theo”.

Dƣới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp thực hiện chính sách khuyến khích trồng và sử dụng thuốc phiện nhằm để thu lợi nhuận một cách tối đa, không hề quan tâm đến hậu quả, tác hại do việc sử dụng thuốc phiện gây ra. Cây thuốc phiện đã đƣợc trồng và phát triển nhất là các tỉnh phía Bắc do vậy nhựa thuốc phiện đã trở thành hàng hoá ở Việt Nam từ những năm 1930 - 1940, hình thành những thị trƣờng thuốc phiện nổi tiếng nhƣ Đồng Văn (Hà Giang), Sơn La, Lai Châu và một số nơi ở Tây Bắc.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nƣớc Việt Nam đã chủ trƣơng coi thuốc phiện là loại thuốc độc, cần đƣợc xoá bỏ và đã tiến hành vận động ngƣời nghiện bỏ hút. Từ năm 1954, Chính phủ đã tiến hành cuộc vận động lớn “không trồng và không hút thuốc phiện”. Bằng những chính sách phù hợp và các văn bản pháp luật cụ thể của Nhà nƣớc, nạn nghiện hút và buôn bán thuốc phiện ở miền Bắc đã xoá bỏ đƣợc về cơ bản.

Trong kháng chiến chống Hoa Kỳ cứu nƣớc, mặc dù phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ chiến lƣợc, nhƣng Đảng và Nhà nƣớc ta vẫn cố gắng giải quyết vấn đề cây thuốc phiện và nạn nghiện hút. Trong khi đó ở miền Nam, dƣới chế độ Sài Gòn, tình hình buôn bán và lạm dụng thuốc phiện, các chất ma tuý phát triển mạnh. Việc buôn bán thuốc phiện và các chất ma tuý mang tính tổ chức rất cao, gắn liền với các hoạt động quân sự của các tƣớng lĩnh, binh sĩ Mỹ, nguỵ quyền và mang tính quốc tế trên địa bàn rộng lớn từ Sài Gòn đến các nƣớc Đông Nam Á. Theo tài liệu của chính quyền Sài Gòn trƣớc ngày 30/4/1975, toàn miền Nam có từ 150.000 đến 300.000 ngƣời nghiện ma tuý (kể cả trong quân đội), đi liền với nó là các tệ nạn, tội phạm khác nhƣ cờ bạc, mại dâm, trộm cắp... đã gây nên tình trạng căng thẳng phức tạp trong xã hội còn để lại hậu quả đến ngày nay.

Trong những năm 1980, cây thuốc phiện đƣợc trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ Nghệ An, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng và Yên Bái để xuất đi các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu sản xuất thuốc chữa bệnh.

Niên vụ 1985 - 1986 diện tích trồng cây thuốc phiện lớn nhất là 19.000 ha. Hậu quả là số lƣợng ngƣời buôn bán, nghiện hút thuốc phiện tăng lên rõ rệt. Nghiện hút ma tuý không chỉ dừng lại ở các vùng miền núi cao, các làng bản xa xôi hẻo lánh mà nó đã lan tới các thành phố, thị xã. Ngoài ra, một số lƣợng lớn thuốc phiện và các chất ma tuý khác cũng thẩm lậu vào Việt Nam bằng nhiều đƣờng khác nhau.

Trong những năm gần đây, việc sản xuất, tàng trữ buôn bán và sử dụng trái phép ATS đã xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn và có xu hƣớng lan rộng ra trên 50 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc càng làm cho tình hình thêm phức tạp.

Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã có nhiều biện pháp huy động nội lực và tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong phòng chống ma tuý, nhƣng tình hình ma tuý vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Số vụ án và tội phạm ma tuý phát hiện, bắt giữ ngày càng tăng, năm 1996, số vụ án ma tuý bắt đƣợc là 3.813, số đối tƣợng là 6.651 nhƣng đến năm 2001 số vụ án bắt đƣợc đã tăng lên đến 12.811 vụ, với 21.103 đối tƣợng. Năm 1996 bắt đƣợc 839 kg thuốc phiện, 54,75 kg heroin, số tân dƣợc và các thuốc ma tuý tổng hợp nhóm ATS chiếm tỷ trọng không đáng kể thì năm 2001 bắt đƣợc 589,4 kg thuốc phiện, 40,33 kg heroin, 1272,5 kg cần sa, 126.356 ống thuốc tân dƣợc gây nghiện, 593.662 viên ma tuý tổng hợp, 43.160 viên amphetamin và 49.369 liều ma tuý các loại khác (Nguồn: Văn phòng TT PCMT, 2004).

Tính chất, mức độ của tội phạm ma tuý đã nghiêm trọng hơn: xuất hiện các vụ buôn bán ma tuý xuyên quốc gia với số lƣợng lớn, nhiều loại ma tuý mới, địa bàn hoạt động rộng, nhiều đối tƣợng tham gia. Bên cạnh các phƣơng thức vận chuyển cũ đã xuất hiện các hình thức vận chuyển mới nhƣ mua chuộc và dụ dỗ ngƣời có văn hoá thấp, ít hiểu biết về pháp luật hoặc thuê cụ già, em nhỏ, các đối tƣợng chính sách vận chuyển ma tuý. Đƣờng hàng không, đƣờng biển và đƣờng bƣu điện cũng đƣợc lợi dụng để vận chuyển ma

tuý. Bọn tội phạm giấu ma tuý trong bình xăng 2 đáy, trong hàng hoá, giấu dƣới cánh gia cầm, trong bộ phận kín của phụ nữ khi đi qua cửa khẩu để tránh sự kiểm soát. Trong trƣờng hợp bị các lực lƣợng chức năng phát hiện, bọn tội phạm ma tuý sẵn sàng dùng vũ khí chống trả quyết liệt, hiện nay phổ biến là hiện tƣợng đối tƣợng bị nhiễm HIV/AIDS dùng kim tiêm vừa chích xong đâm vào các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ. Trong thời gian qua, nhiều cán bộ chiến sỹ công an, bộ đội biên phòng, dân phòng đã hy sinh trong cuộc chiến chống bọn tội phạm ma tuý.

Tính đến cuối tháng 12 năm 2003, cả nƣớc có 160.700 ngƣời nghiện ma tuý có hồ sơ kiểm soát, tăng 18.699 ngƣời (13%) so với cùng kỳ năm 2002. Năm 1994, tỷ lệ thanh, thiếu niên nghiện ma tuý là 39,7 % thì tới nay tỷ lệ này vào khoảng 65 -70% trong tổng số ngƣời nghiện ma tuý. Hình thức sử dụng ma tuý ngày càng đa dạng, từ dạng hút là chủ yếu chuyển sang các hình thức tiêm chích, hít và các dạng dùng khác. Tỷ lệ tái nghiện khá cao khoảng 80 - 90 %, có nơi 100 % số ngƣời đƣợc điều trị cai nghiện đều tái nghiện.

Vấn đề lây nhiễm HIV và một số bệnh qua con đƣờng tiêm chích đang là vấn đề nghiêm trọng, số ngƣời nhiễm qua con đƣờng này chiếm 60,48% trong tổng số ngƣời nhiễm HIV. Phạm vi sử dụng ma tuý không chỉ tại các thành phố lớn, các khu đô thị đông dân, mà đã lan đến các vùng quê, thôn bản hẻo lánh, xâm nhập vào trƣờng học, các công trƣờng, xí nghiệp trên khắp các địa bàn trong toàn quốc. 85,5% đối tƣợng nghiện ma tuý ở Việt Nam có tiền án, tiền sự, liên quan tới tội phạm hình sự và vi phạm pháp luật, 40% các vụ trọng án là do ngƣời nghiện ma tuý gây ra.

Tội phạm và tệ nạn ma tuý thật sự đã trở thành nỗi lo lắng của mỗi gia đình, của toàn xã hội, là nguy cơ đe doạ sự phát triển bền vững của đất nƣớc và sự trƣờng tồn của dân tộc.

CHƢƠNG II

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)