Đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 86 - 88)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ

3.1.2. Đối với Việt Nam

Hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý giữa Việt Nam với các nƣớc trong tiểu vùng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ có sự hợp tác với các nƣớc trong khu vực, thông qua trao đổi thông tin, nhiều vụ án ma tuý lớn đã đƣợc khám phá, góp phần ngăn chặn ma tuý từ bên ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều kinh nghiệm hay của các nƣớc đã đƣợc áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực cai nghiện và phục hồi chức năng. Thông qua hợp tác quốc tế, Việt Nam đã nhận đƣợc sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Liên Hợp Quốc và các quốc gia, tổ chức quốc tế. Trong 10 năm qua, tổng đầu tƣ trực tiếp của quốc tế dành cho Việt Nam thông qua các dự án phòng chống ma tuý là 8,5 triệu đô la Hoa Kỳ, đã góp phần: tăng cƣờng năng lực cho các cán bộ phòng chống ma tuý của Việt Nam; củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng chống ma tuý; xây dựng mô hình điểm về phát triển kinh tế - xã hội lồng ghép ở vùng trồng cây thuốc phiện; hỗ trợ trang thiết bị phƣơng tiện kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ quan thực thi pháp luật và các địa bàn dự án ở Việt Nam...

Trong quá trình hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý, chúng ta đã đảm bảo tốt công tác an ninh, không để phía nƣớc ngoài lợi dụng chống phá cách mạng nƣớc ta. Không những thế, thông các hoạt động này, các nƣớc và các tổ chức quốc tế hiểu rõ hơn đƣờng lối đúng đắn Đảng và Nhà nƣớc ta nói chung và quan điểm về công tác phòng chống ma tuý nói riêng. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý còn có ý nghĩa to lớn trong củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vƣc.

Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác chúng ta còn những điểm còn hạn chế và bất cập cần khắc phục:

- Về pháp luật, hiện nay Việt Nam chƣa có luật chống rửa tiền, luật vận chuyển có kiểm soát chất ma tuý, chất kích thích, hƣớng thần và tiền chất; hệ thống pháp luật về dẫn độ tội phạm và tƣơng trợ tƣ pháp còn nghèo nàn cả

về số và chất lƣợng. Do vậy trong hợp tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý chúng ta còn gặp phải những khó khăn nhất định.

- Về nguồn nhân lực, hầu hết các cán bộ làm công tác phòng chống ma tuý đều không biết ngoại ngữ, đội ngũ làm công tác hợp tác quốc tế chỉ đƣợc đào tạo về tiếng Anh, trong thời gian tới cần tăng cƣờng thêm cả tiếng Thái, Khơ Me, Trung Quốc để thuận lợi hơn trong hợp tác khu vực.

- Trong quản lý dự án hợp tác quốc tế về phòng chống ma tuý, cơ quan tiếp nhận dự án chƣa có đủ năng lực cần thiết, hạn chế về ngoại ngữ, kỹ năng thực hiện và quản lý dự án, thiếu cán bộ chuyên trách, một số dự án đƣợc triển khai ở các vùng có cơ sở hạ tầng thấp, lạc hậu, không đáp ứng với yêu cầu của dự án, gây ra những khó khăn trong quá trình triển khai dự án...

- Do điều kiện kinh tế còn khó khăn và các thủ tục tài chính phức tạp nên kinh phí cho các hoạt động đối ngoại nhƣ đón tiếp các đoàn vào, tổ chức đoàn ra làm việc ở nƣớc ngoài, vốn đối ứng trong nƣớc cho các dự án... còn hạn chế dẫn đến một số thua thiệt về mặt ngoại giao của chúng ta trong hợp tác phòng chống ma tuý.

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)