ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ
3.3.2.2. Hợp tác song phương
Trong hợp tác song phƣơng, đặc biệt chú trọng quan hệ với các nƣớc láng giềng có chung đƣờng biên giới nhƣ Trung Quốc, Lào, Campuchia. Ngoài ra, hợp tác thƣờng xuyên với Thái Lan, Myanma và các nƣớc liên quan để phối hợp phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm ma tuý từ xa, học tập những kinh nghiệm hay trong công tác phòng chống ma tuý…
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả và đi vào chiều sâu Hiệp định phòng chống ma tuý, Hiệp định hợp tác với Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý và Bộ Công an Lào, củng cố vững chắc liên minh chiến lƣợc, quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa lực lƣợng công an hai nƣớc. Mặc dù tình hình kinh tế nƣớc ta vẫn còn khó khăn, nhƣng các cơ quan chức năng nên nghiên cứu dành một khoản kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng chống ma tuý của Lào. Trƣớc mắt, Học viện Cảnh sát nhân dân Việt Nam sẽ nhận các học viên của Lào sang đào tạo về chuyên ngành phòng chống ma tuý và Việt Nam sẽ hỗ trợ Lào xây dựng một trung tâm cai nghiện ở thủ đô Viêng Chăn…
- Đặc biệt quan tâm đến việc củng cố và phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác thân thiện, láng giềng tốt với Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý và Bộ An ninh, Bộ Công an Trung Quốc, nâng cao chất lƣợng hợp tác cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn về kinh nghiệm công tác, phƣơng tiện vật chất kỹ thuật và đào tạo cán bộ. Công an các tỉnh biên giới phía Bắc cần phối hợp chặt chẽ với công an các tỉnh giáp biên giới của bạn để chống các loại tội phạm ma tuý trong số ngƣời Việt và ngƣời Hoa làm ăn, sinh sống dọc theo biên giới hai nƣớc, giữ cho biên giới hoà bình, ổn định, góp phần củng cố và tăng cƣờng tình hữu nghị truyền thống, quan hệ láng giềng thân thiện giữa nhân dân hai nƣớc Việt - Trung. Triển khai có hiệu quả Thoả thuận hợp tác phòng chống ma tuý với CHND Trung Hoa.
-Triển khai và thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm với Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý, Bộ Nội vụ
Vƣơng quốc Campuchia, Thoả thuận hợp tác phòng chống ma tuý với Campuchia. Coi Campuchia là một đối tác hợp tác quan trọng trong chiến lƣợc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của chúng ta ở biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc.
- Hợp tác có chọn lọc về phòng chống ma tuý với các cơ quan cảnh sát một số nƣớc tƣ bản phát triển và vùng lãnh thổ nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Australia, Đức, Pháp, Anh, Ixrael... và một số nƣớc thuộc thế giới thứ ba có vai trò lớn nhƣ ấn Độ, Ai Cập, Iran... Cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan cảnh sát các nƣớc tƣ bản tiên tiến về phƣơng tiện khoa học kỹ thuật nghiệp vụ, mua sắm các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng hiện đại phục vụ cho công tác phòng chống ma tuý.
3.3.2.3. Về pháp luật
Từng bƣớc hoàn thiện hệ thống luật pháp phòng chống ma tuý ở Việt Nam và để phù hợp với pháp luật quốc tế nhƣ xây dựng luật chống rửa tiền, luật vận chuyển có kiểm soát chất ma tuý, chất kích thích, hƣớng thần và tiền chất; ký kết với các nƣớc trong tiểu vùng hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự và chuyển giao tội phạm ma tuý… Đồng thời thực thi có hiệu quả 6 điều luật (từ điều 46 đến điều 51) trong Luật phòng chống ma tuý đã đƣợc Quốc hội phê chuẩn.
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dẫn độ tội phạm và tăng cường công tác dẫn độ tội phạm trong thực tiễn phòng chống tội phạm ma tuý ở Việt
Nam. Để có thể đạt hiệu quả trong hợp tác quốc tế về dẫn độ tội phạm, điều
kiện đầu tiên là phải có một hệ thống pháp luật tƣơng đối hoàn chỉnh về dẫn độ tội phạm. Nhƣng hệ thống pháp luật về dẫn độ tội phạm của Việt Nam hiện nay còn quá nghèo nàn cả về số và chất lƣợng. Chúng ta còn chƣa có Luật và còn rất thiếu các Điều ƣớc quốc tế về dẫn độ tội phạm. Trong các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp chúng ta đã ký kết chỉ có một chƣơng hoặc một số mục trong một chƣơng quy định về dẫn độ tội phạm.
Việt Nam cũng đã tham gia 3 Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về kiểm soát ma tuý là Công ƣớc 1961, 1971 và 1988, nhƣng chúng ta lại bảo lƣu những quy định về dẫn độ tội phạm trong Công ƣớc 1971. Trong thời gian tới cần chú trọng việc ký kết những thoả thuận và Hiệp định với các nƣớc trong tiểu vùng, đặc biệt là những nƣớc láng giềng nhƣ Lào, Campuchia, Trung Quốc.
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp hình sự để nâng
cao hiệu quả trong hợp tác quốc tế trong phòng chống các tội phạm ma tuý quốc tế ở Việt Nam. Để có thể đạt hiệu quả trong hợp tác quốc tế về tƣơng trợ tƣ pháp hình sự, điều kiện đầu tiên là phải có một hệ thống pháp luật tƣơng đối hoàn chỉnh về tƣơng trợ tƣ pháp hình sự. Về lĩnh vực này tác giả xin đề xuất một số ý kiến nhƣ sau:
o Ban hành Luật hoặc Pháp lệnh về tƣơng trợ tƣ pháp hình sự để tạo khung pháp lý cho việc ký kết các Hiệp định song phƣơng, cũng nhƣ tạo cơ sở pháp luật về tƣơng trợ tƣ pháp hình sự ở Việt Nam.
o Tiến hành bổ sung, sửa đổi, ký kết những thoả thuận, Hiệp định song phƣơng với các nƣớc về tƣơng trợ tƣ pháp hình sự:
o Chú trọng việc ký kết Thoả thuận và Hiệp định đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý với các nƣớc láng giềng có chung biên giới nhƣ Lào, Campuchia, Trung Quốc.
o Tập trung đầu mối tƣơng trợ tƣ pháp hình sự vào Bộ Công an Việt Nam. Đầu tƣ phƣơng tiện nghiệp vụ cho Cảnh sát cũng nhƣ đào tạo, bồi dƣỡng cho số cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ về tƣơng trợ tƣ pháp hình sự.