Thời kỳ Liên Hợp Quốc:

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 43)

VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

2.1.3. Thời kỳ Liên Hợp Quốc:

Kể từ khi Liên Hợp Quốc ra đời vào năm 1945, hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực, trong đó có phòng chống ma tuý đã đƣợc tăng cƣờng. Một số cơ quan làm công tác điều phối toàn cầu về phòng chống ma tuý đƣợc thành lập nhƣ: Uỷ ban chống ma tuý của Liên Hợp Quốc nằm trong Hội đồng kinh tế xã hội; Cơ quan kiểm soát ma tuý quốc tế của Liên Hợp Quốc, Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp Quốc…

Nhiều điều ƣớc quốc tế đã đƣợc phê chuẩn, nhƣng quan trọng nhất là 3 công ƣớc quốc tế năm 1961, 1971 và 1988 làm cơ sở cho công tác hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý trên phạm vi toàn cầu:

Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961 ra đời có hiệu lực

từ năm 1964 chủ yếu là hệ thống hoá, tuyên bố lại và tập hợp tất cả các nguyên tắc trong các văn bản đa phƣơng có hiệu lực về kiểm soát, đấu tranh chống ma tuý, củng cố và tăng cƣờng một cách hài hoà các cố gắng của cộng đồng quốc tế trong kiểm soát ma tuý.

Công ước về các chất hướng thần năm 1971 đặt việc kiểm soát trong

phạm vi quốc gia và quốc tế những chất hƣớng thần đang bị lạm dụng hoặc có thể bị lạm dụng trong tƣơng lai, có hại sức khoẻ của nhân dân.

Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các

chất hướng thần năm 1988 thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên

để đối phó một cách hữu hiệu hơn với việc buôn bán bất hợp pháp ma tuý và các chất hƣớng thần có quy mô quốc tế. Sự ra đời của Công ƣớc có một ý

nghĩa hết sức quan trọng và là cơ sở pháp lý cho sự phối hợp hành động của các quốc gia trong cộng đồng nhằm đấu tranh loại trừ hiểm hoạ ma tuý ra khỏi đời sống xã hội.

Tình hình ma tuý trên thế giới ngày càng phức tạp, Liên Hợp Quốc đã đứng ra tổ chức nhiều Hội nghị quốc tế về phòng chống ma tuý. Hội nghị quốc tế cấp Bộ trƣởng đầu tiên đƣợc Liên Hợp Quốc tổ chức từ ngày 17 đến 26/6/1987 tại Viên gồm đại diện 138 quốc gia thành viên tham dự. Hội nghị đã thông qua một loạt kiến nghị liên quan đến các biện pháp chống việc lạm dụng ma tuý. Hội nghị kiến nghị các quốc gia tăng cƣờng hợp tác quốc tế ngày càng có hiệu quả hơn nữa về kiểm soát ma tuý trên các tuyến biên giới, trên bộ, trên không và trên biển.

Một mốc đánh dấu nỗ lực hợp tác toàn cầu trong phòng chống ma tuý là việc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc triệu tập khoá họp đặc biệt lần thứ 20 từ ngày 8 – 10/6/1998 tại New York, bàn về vấn đề ma tuý trên thế giới với sự tham dự của 138 nƣớc. Đây là cuộc họp đa phƣơng lớn nhất đƣợc tổ chức về đề tài đấu tranh chống buôn lậu và lạm dụng ma tuý. Khẩu hiệu của khoá họp là: “Đoàn kết chống lại thảm họa hàng đầu của thế giới trong thế kỷ XXI”. Lần đầu tiên, các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau thảo luận về các vấn đề:

1. Các biện pháp và kế hoạch toàn cầu để kiểm soát ma tuý; 2. Thoả thuận quốc tế đầu tiên về giảm nhu cầu sử dụng ma tuý;

3. Chƣơng trình hành động toàn cầu về xoá bỏ và phát triển thay thế cây có chứa chất ma tuý, phấn đấu đến năm 2008 sẽ xoá bỏ cơ bản các loại cây có chứa chất ma tuý;

4. Kêu gọi Chính phủ các quốc gia thành viên tập trung ngăn chặn việc sử dụng loại ma tuý mới dạng amphetamine (ATS);

Tại Hội nghị này, Phó Thủ tƣớng Phạm Gia Khiêm, trƣởng đoàn đại biểu Việt Nam đã phát biểu tham luận thể hiện rõ chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta kiên quyết đẩy lùi tệ nạn ma tuý, mong muốn tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong phòng chống ma tuý.

Từ năm 1988, Liên Hợp Quốc đã lấy ngày 26 tháng 6 hằng năm làm ngày Quốc tế phòng chống ma tuý, mỗi năm lại có một chủ đề riêng nhƣ năm 2001 là “Hãy nổi nhạc lên đẩy lùi ma tuý”, năm 2002 là “Thể thao đẩy lùi ma tuý”, năm 2003 là “Hãy bàn về vấn đề ma tuý”, năm 2004 là “Cai nghiện có hiệu quả”.

Trong những năm gần đây, ngoài Liên Hợp Quốc, còn có nhiều tổ chức phi chính phủ và liên chính phủ, các diễn đàn quốc tế tham gia tích cực vào công tác phòng chống ma tuý nhƣ Chƣơng trình tƣ vấn về ma tuý – Kế hoạch Côlômbô (DAP – Colombo Plan), Tổ chức cai nghiện cộng đồng trị liệu Daytop, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), tiểu ban về ma tuý ASEAN – EU, Liên đoàn quốc tế các tổ chức phi chính phủ khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng phòng chống ma tuý (IFNGO)… Trên bình diện quan hệ song phƣơng, các quốc gia đã cùng nhau ký kết các bản hiệp định song phƣơng về hợp tác kiểm soát ma tuý và các chất hƣớng thần, làm cơ sở cho sự hợp tác lâu dài và toàn diện trong lĩnh vực phòng chống ma tuý.

Nhƣ vậy, từ những năm đầu của thế kỷ XX mà khởi đầu là Hội nghị Thƣợng Hải (1909) về chống thuốc phiện cho đến nay, trải qua nhiều cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế về kiểm soát ma tuý, đã có nhiều điều ƣớc, hiệp định đa phƣơng, song phƣơng, các tổ chức quốc tế ra đời với cơ cấu chặt chẽ, thống nhất đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ mang tính cấp bách của vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng chống ma tuý.

2.2. HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ TRONG TIỂU VÙNG GIAI ĐOẠN 1993 - 2003

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)