Hợp tác ASEAN – EU:

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 63)

VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

2.2.2.3. Hợp tác ASEAN – EU:

Ngay từ năm 1985, trong Tuyên bố chung về vấn đề lạm dụng và buôn bán ma tuý quốc tế, Bộ trƣởng Ngoại giao các nƣớc ASEAN đã nhấn mạnh đến sự hợp tác phòng chống ma tuý với các bên đối thoại, trong đó có Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) nay là Liên minh châu Âu (EU). Sự hợp tác về vấn đề ma tuý giữa ASEAN – EC (Cộng đồng châu Âu trƣớc kia) đã đƣợc khẳng định tại Hội nghị cấp Bộ trƣởng ASEAN – EC lần thứ 10 tại Manila,

Philippin từ ngày 29 – 30/10/1992. Hai bên đều nhất trí cùng nhau tìm ra những biện pháp hiệu quả hơn để kiểm soát việc vận chuyển bất hợp pháp các chất ma tuý, chất hƣớng thần và tiền chất, chống rửa tiền từ các hoạt động buôn bán ma tuý bất hợp pháp.

Một số dự án đã đƣợc EU hỗ trợ cho ASEAN nhƣ dự án về kiểm soát các hoạt động buôn bán tiền chất dùng để điều chế ma tuý bất hợp pháp; dự án về nghiên cứu và đào tạo về phát hiện lạm dụng ma tuý từ chất thải của cơ thể; dự án về giáo dục phòng ngừa ma tuý; đào tạo về chuyên môn phục hồi cho ngƣời nghiện ma tuý; và dự án về phát triển nguồn nhân lực của lực lƣợng hành pháp phòng chống ma tuý…

Hợp tác ASEAN – EU đƣợc cụ thể hoá với việc thành lập Tiểu ban ASEAN – EU về ma tuý, nhóm họp thƣờng niên. Tiểu ban đã nhóm họp lần đầu tiên tại Bruxen, Bỉ trong thời gian 3 ngày của Uỷ ban hợp tác liên ngành ASEAN – EU (JCC) từ 17 – 19/9/2001. Tiểu ban đã xác định các khu vực ƣu tiên cho hợp tác trong lĩnh vực phòng chống ma tuý là giảm cung, giảm cầu, thay thế cây thuốc phiện, chống rửa tiền và chống thất thoát tiền chất, đồng thời cũng xác định những phƣơng thức hợp tác cụ thể.

Với việc tăng cƣờng hợp tác với Liên minh châu Âu trong lĩnh vực phòng chống ma tuý, ASEAN đã tranh thủ đƣợc sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của EU thông qua các dự án cụ thể. Ngoài ra, các nƣớc ASEAN cũng đã học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm phòng chống ma tuý của các nƣớc EU, đặc biệt là trong lĩnh vực chống rửa tiền, kiểm soát tiền chất, nghiên cứu khoa học và xây dựng hệ thống pháp luật. Thông qua kênh hợp tác này, nhiều thông tin tội phạm đã đƣợc trao đổi để hai bên cùng nhau khám phá các vụ án ma tuý có quy mô lớn. Nhƣng thực tế hoạt động hợp tác trong thời gian qua cho thấy vẫn chƣa tƣơng xứng với nhu cầu và tiềm năng của mỗi bên, ASEAN cần phải tận dụng hơn nữa sự trợ giúp của EU trong mọi mặt của công tác phòng chống ma tuý.

Có thể khẳng định, hợp tác quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác phòng chống ma tuý ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Thông qua hợp tác quốc tế, nhiều dự án đã đƣợc xây dựng và đầu tƣ cho các nƣớc thành viên nhằm từng bƣớc nâng cao năng lực trên các lĩnh vực hành pháp, cai nghiện ma tuý, tuyên truyền, tăng cƣờng năng lực cơ quan điều phối, hoàn thiện hệ thống pháp luật và giảm tác hại. Nhờ có thông tin tội phạm ma tuý đƣợc trao đổi thƣờng xuyên giữa các nƣớc và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, nhiều đƣờng dây sản xuất và buôn bán ma tuý xuyên quốc gia đã bị bóc gỡ. Không những thế, hợp tác phòng chống ma tuý còn tăng cƣờng tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nƣớc trong khu vực và với các nƣớc, các tổ chức quốc tế bên ngoài.

2.3. VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Thực hiện nhất quán đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng chính sách đa phƣơng hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Nhà nƣớc Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phƣơng và song phƣơng trên lĩnh vực phòng chống ma tuý trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và các nƣớc trên thế giới; khuyến khích các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, tăng cƣờng năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ, đào tạo cho hoạt động phòng chống ma tuý. Hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý là nhân tố hết sức quan trọng không thể thiếu đƣợc trong sự nghiệp phòng chống ma tuý ở Việt Nam.

Việt Nam đã tham gia ký kết ba Công ƣớc quốc tế về kiểm soát ma tuý của Liên Hợp Quốc (Công ƣớc 1961, 1971 và 1988) vào năm 1997; đã ký 15 Hiệp định, Thoả thuận hợp tác quốc tế về phòng chống ma tuý và Hiệp định có liên quan đến phòng chống ma tuý với các nƣớc, xây dựng nhiều văn bản pháp luật khác nhằm tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý. Luật Phòng chống ma tuý có hiệu lực từ ngày 1/6/2001 đã quy định riêng một chƣơng gồm 6 điều về Hợp tác quốc tế về phòng chống ma tuý. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 05/2003/NĐ-CP ngày 21/1/2003 về Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý. Trên cơ sở các quy định của Luật Phòng chống ma tuý, Nghị định của Chính phủ và các điều ƣớc quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, trong thời gian qua, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã thực hiện tích cực và có hiệu quả các chƣơng trình hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý.

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)