Hợp tác trong khuôn khổ ASEAN

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 57 - 60)

VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

2.2.2.1. Hợp tác trong khuôn khổ ASEAN

Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) đƣợc thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Bangkok, Thái Lan, có 5 quốc gia thành viên là Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, và Thái Lan. Brunei Darussalam tham gia vào ngày 8/1/1984, Việt Nam tham gia ngày 28/7/1995, Lào và Myanma ngày 23/7/1997, và Campuchia ngày 30/4/1999.

Nhận thức đƣợc sự đe dọa nghiêm trọng của nạn lạm dụng và buôn bán ma tuý đến sự phát triển của các quốc gia thành viên, đặc biệt ảnh hƣởng đến thế hệ trẻ, ngày 26/6/1976, tại Manila, Philippin, Bộ trƣởng Ngoại giao các nƣớc ASEAN đã cùng nhau thảo luận và ký kết Bản tuyên bố chung ASEAN về những nguyên tắc cơ bản chống lại nạn lạm dụng ma tuý. Bản tuyên bố nhấn mạnh đến sự cần thiết phải hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong:

Trao đổi thông tin tội phạm về ma tuý; Phá nhổ cây thuốc phiện, cây cần sa và cây cô ca trồng bất hợp pháp; Triệt phá các cơ sở sản xuất ma tuý bất hợp pháp; Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu, giám định ma tuý; Tăng cƣờng hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống ma tuý, tạo nền tảng cho sự hợp tác toàn diện giữa các nƣớc thành viên.

Năm 1979 đánh dấu sự bắt đầu cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa các nƣớc ASEAN về phòng chống ma tuý thông qua các cuộc họp thƣờng niên của "Chuyên viên cao cấp các nƣớc thành viên ASEAN về vấn đề ma tuý" (ASOD). Các nƣớc thành viên ASEAN cử ra cơ quan đầu mối quốc gia tham gia các cuộc họp thƣờng niên này. Cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam là Văn phòng Thƣờng trực phòng chống ma tuý của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm. Năm 1996, Việt Nam đã đăng cai thành công Hội nghị ASOD lần thứ 17. Năm 2003, Hội nghị ASOD lần thứ 24 đƣợc tổ chức tại Myanma, tháng 9 năm 2004 Hội nghị ASOD lần thứ 25 đƣợc tổ chức tại Manila và Hội nghị ASOD lần thứ 26 sẽ đƣợc tổ chức tại Singapore.

Để có thể thảo luận và chia sẻ toàn diện và hiệu quả về các biện pháp phòng chống ma tuý, Hội nghị thƣờng niên của ASOD đƣợc chia làm 4 nhóm làm việc:

- Nhóm về giáo dục phòng ngừa.

- Nhóm về cai nghiện và phục hồi chức năng. - Nhóm về thi hành pháp luật.

- Nhóm về nghiên cứu.

Tại Hội nghị thƣờng niên, các nƣớc thành viên cùng nhau đánh giá tình hình ma tuý trong khu vực, những thành công đã đạt đƣợc và những khó khăn vƣớng mắc để cùng nhau phối hợp tìm ra những giải pháp chung. Hội nghị còn đề xuất các ý tƣởng và tìm nhà tài trợ cho các dự án khu vực về tăng

cƣờng nguồn nhân lực phòng chống ma tuý, cai nghiện và phục hồi chức năng, thi hành pháp luật, giáo dục phòng ngừa… Mặc dù những dự án của ASEAN hầu hết đều có quy mô nhỏ, ít hoạt động do nguồn kinh phí cho dự án rất ít, đƣợc lấy từ niên liễm hằng năm của các nƣớc thành viên, số còn lại phải kêu gọi tài trợ từ bên ngoài. Nhƣng những dự án này cũng đã hỗ trợ và góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý trong khu vực.

Ngoài Hội nghị chuyên viên cao cấp về phòng chống ma tuý hằng năm, các nƣớc thành viên ASEAN cũng thể hiện cam kết hợp tác đấu tranh phòng chống ma tuý ở cấp cao thông qua các Bản tuyên bố chính trị. Ngày 9/7/1985, tại Kuala Lumpua, Bộ trƣởng Ngoại giao các nƣớc ASEAN đã ra Tuyên bố chung về vấn đề lạm dụng và buôn bán ma tuý quốc tế, kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa của các nƣớc thành viên, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các quốc gia phát triển, đặt biệt là Liên Hợp Quốc và Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Tiếp đó, ngày 25/7/1998, tại Manila, Bộ trƣởng Ngoại giao 9 nƣớc ASEAN đã ra Tuyên bố chung vì một ASEAN không ma tuý vào năm 2020. Tại Hội nghị Bộ trƣởng các nƣớc ASEAN lần thứ 33 tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan từ 24-25/7/2000, các Bộ trƣởng đều thống nhất cho rằng:

"...Chúng ta đang lo ngại về hiểm hoạ của nạn lạm dụng và buôn bán ma tuý bất hợp pháp đối với an ninh và ổn định của khu vực ASEAN, đặc biệt là mối liên hệ của nó đối với các loại tội phạm xuyên quốc gia. Chúng ta khẩn thiết đề nghị các quốc gia thành viên đẩy mạnh nỗ lực chung trong cuộc đấu tranh chống hiểm hoạ ma tuý, đặc biệt là đối với những loại ma tuý mới xuất hiện như Methamphetamine hay các loại ma tuý tổng hợp dạng amphetamine (ATS). Về phương diện này, chúng tôi nhất trí đề nghị năm mục tiêu để đạt được một ASEAN không ma tuý sẽ chuyển từ năm 2020 sang 2015..."

Nhƣ vậy, với sự nhất trí, đồng thuận của các nƣớc thành viên, ASEAN khẳng định quyết tâm chung của mình trong cuộc chiến đẩy lùi ma tuý ra khỏi đời sống xã hội nhằm đảm bảo tƣơng lai và sự phát triển tốt đẹp của cả

khu vực. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu nhƣ đã cam kết là rất khó khăn, nhiều quan điểm cho rằng năm 2015 ASEAN không ma tuý là điều không tƣởng vì tình hình thực tế trong những năm qua cho thấy số ngƣời nghiện ma tuý ở các quốc gia ngày càng tăng, nhiều loại ma tuý mới xuất hiện, đặc biệt là ma tuý tổng hợp rất dễ sử dụng, độ nghiện cao, phƣơng thức thủ đoạn của bọn tội phạm ma tuý ngày càng tinh vi xảo quyệt, xuất hiện nhiều đƣờng dây vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia, xuyên khu vực với số lƣợng lớn. Con đƣờng phía trƣớc còn nhiều chông gai, nhƣng với quyết tâm chung, các nƣớc ASEAN chắc chắn sẽ kiềm chế đƣợc tệ nạn và tội phạm ma tuý trong khu vực.

Trong 9 năm qua, kể từ ngày trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực tham gia đầy đủ các hoạt động của ASEAN, trong đó có hợp tác chuyên ngành phòng chống ma tuý và từng bƣớc khẳng định đƣợc vị trí quan trọng của mình trong khu vực. Để triển khai thực hiện "Tuyên bố chung về PCMT" của Bộ trƣởng Ngoại giao các nƣớc ASEAN, Việt Nam đã đề xuất và chủ trì tổ chức thành công Hội nghị Khu vực về phòng chống lạm dụng ma tuý trong thanh thiếu niên và đƣợc các nƣớc thành viên ASEAN đánh giá cao. Khuyến nghị và lời kêu gọi của Hội nghị này đã đƣợc các nƣớc ASEAN thông qua tại Hội nghị ASOD lần thứ 21 và đề nghị Ban thƣ ký ASEAN lên kế hoạch hoạt động thực hiện.

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)