VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG
2.3.2.1. Hợp tác với Campuchia
Cộng hoà XHCN Việt Nam và Vƣơng quốc Campuchia có 1.137km biên giới đƣờng bộ thuộc 9 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Phƣớc, Kiên Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc giáp biên với 9 tỉnh của
Campuchia là: Rattanakiri, Mondunkiri, KongPong Cham, Svây Riêng, Căngđan, Tà Keo, Cămpốt, Crachê và Praveng.
Việt Nam và Campuchia có 8 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu đƣờng bộ và 1 cửa khẩu đƣờng sông, còn lại là cửa khẩu quốc gia, đƣờng biên giới với nhiều đƣờng tiểu ngạch, rất thuận tiện cho giao thông vận tải, có hệ thống sông ngòi chằng chịt trên tuyến biên giới. Với truyền thống hữu nghị đặc biệt lâu đời giữa hai dân tộc, ngƣời dân biên giới thƣờng qua lại để thăm nhau, giúp nhau trồng trọt, chăn nuôi. Trong bối cảnh mở cửa, quan hệ làm ăn mua bán, giao lƣu thông thƣơng giữa hai nƣớc và quốc tế mở rộng, bọn tội phạm đã lợi dụng mua bán, vận chuyển ma tuý qua biên giới giữa hai nƣớc.
Những năm gần đây, tình hình hoạt động của bọn tội phạm ma tuý ở các khu vực biên giới Việt Nam với các nƣớc láng giềng trong đó có biên giới Việt Nam - Campuchia còn nhiều diễn biến phức tạp. Mặc dù Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã tập trung chỉ đạo các lực lƣợng phòng chống ma tuý, triển khai nhiều biện pháp kiểm soát ma tuý dọc biên giới nhƣng tình hình buôn bán, vận chuyển ma tuý qua biên giới vẫn chƣa giảm nhiều.
Trong những năm qua, nhiều vụ vận chuyển ma tuý lớn đã bị phát hiện và bắt giữ trên tuyến này, trong đó nhiều vụ có sự câu kết giữa bọn tội phạm ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài. Từ An Giang, Tây Ninh, heroin, ma tuý tổng hợp và tân dƣợc gây nghiện đƣợc vận chuyển đi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, còn cần sa thì đƣợc vận chuyển ra Hải Phòng, Quảng Ninh để đƣa ra nƣớc ngoài. Trên tuyến này, năm 2003 đã bắt giữ 551kg cần sa (chiếm 75% so với toàn quốc).
Hầu hết tội phạm ma tuý bị phát hiện, bắt giữ trên khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia trong thời gian qua là tội phạm có tổ chức, có sự cấu kết, móc nối giữa các đối tƣợng phạm tội là công dân hai nƣớc Việt Nam và Campuchia, có một số vụ án liên quan đến ngƣời quốc tịch nƣớc thứ ba. Bọn
tội phạm ma tuý sử dụng nhiều thủ đoạn, phƣơng tiện khác nhau, lợi dụng địa bàn rất khó kiểm soát, quan hệ làm ăn lâu đời để hoạt động vận chuyển, buôn bán ma tuý qua biên giới.
Để tăng cƣờng hơn nữa công tác hợp tác phòng chống và kiểm soát ma tuý, Chính phủ hai nƣớc đã ký kết Bản Ghi nhớ về Hợp tác kiểm soát ma tuý, các chất hƣớng thần và tiền chất vào ngày 1/6/1998. Theo tinh thần của Bản Ghi nhớ này, hằng năm, hai nƣớc tổ chức Hội nghị song phƣơng cấp Bộ trƣởng nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, rà soát những hoạt động và kết quả đạt đƣợc trong năm qua, đồng thời đƣa ra phƣơng hƣớng hợp tác cho thời gian tới. Trong các năm 2000, 2001 Hội nghị cấp Bộ trƣởng đã đƣợc tổ chức lần lƣợt tại Việt Nam và Campuchia, Bộ trƣởng hai nƣớc đã ký kết Kế hoạch Phối hợp Hành động về phòng chống và kiểm soát ma tuý. Kể từ năm 2002, Chính phủ ba nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Vƣơng quốc Campuchia và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã quyết định tổ chức Hội nghị ba bên Việt Nam – Lào – Campuchia, trong đó có những phiên họp song phƣơng.
Để thực hiện Kế hoạch Phối hợp hành động về phòng chống ma tuý, tháng 3/2003, Ban chỉ đạo Phòng chống ma tuý tỉnh Tây Ninh đã đăng cai tổ chức hội nghị song phƣơng cấp tỉnh giữa tỉnh Tây Ninh (Việt Nam) và Svây Riêng, Kong Pong Cham (Campuchia). Tại Hội nghị, Ban chỉ đạo Phòng chống ma tuý đã ký kết Kế hoạch Phối hợp hành động phòng chống ma tuý giữa tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svây Riêng; Kế hoạch phối hợp hành động phòng chống ma tuý giữa tỉnh Tây Ninh và KongPong Cham.
Hợp tác phòng chống ma tuý giữa Việt Nam và Campuchia đƣợc tăng cƣờng hơn nữa thông qua dự án "Tăng cƣờng hợp tác qua biên giới - AD/RAS/99/D91" do Chƣơng trình kiểm soát ma tuý quốc tế của Liên hợp quốc tài trợ. Trong khuôn khổ dự án này, Văn phòng liên lạc qua biên giới đã đƣợc thiết lập tại hai tỉnh giáp biên giới là Tây Ninh, Việt Nam và Svêy
Riêng, Campuchia. Cán bộ của hai Văn phòng đã tích cực trao đổi thông tin, kinh nghiệm có liên quan đến công tác phòng chống ma tuý giữa hai tỉnh.
Hợp tác giữa nƣớc CHXHCN Việt Nam và Vƣơng quốc Campuchia trong lĩnh vực phòng chống ma tuý có ý nghĩa rất lớn trong việc đấu tranh, làm giảm tội phạm ma tuý qua biên giới của 2 nƣớc. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác này còn có nhiều hạn chế, do tình hình chính trị Campuchia chƣa ổn định, nhiều đảng phái tranh giành nhau quyền lực nên không tập trung vào công tác phòng chống ma tuý, tình hình tham nhũng trong tầng lớp quan chức Campuchia rất nghiêm trọng, có hiện tƣợng bọn buôn lậu ma tuý cấu kết với các quan chức Campuchia, một số vụ phía Việt Nam yêu cầu xác minh hoặc phối hợp điều tra nhƣng Campuchia không đáp ứng hoặc để lộ thông tin cho bọn tội phạm.