ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 Đối với tiểu vùng
3.1.1. Đối với tiểu vùng
10 năm qua (1993 – 2003) đã chứng kiến những hoạt động sôi động về hợp tác phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông, thể hiện ở cả trên các mối quan hệ đa phƣơng và song phƣơng. Nhiều cơ chế hợp tác đƣợc hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả nhƣng trong đó nổi bật nhất là cơ chế hợp tác trong khuôn khổ Bản thỏa thuận về hợp tác phòng chống ma tuý giữa các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông và UNODC vào năm 1993. Cơ chế hợp tác này đã gắn kết đƣợc những quốc gia có cùng điểm tƣơng đồng và cùng mối nguy cơ chung cùng nhau chống lại kẻ thù chung là ma tuý.
Thông qua cơ chế hợp tác MOU, 10 năm qua các nƣớc trong tiểu vùng đã cùng nhau trao đổi, thảo luận công tác phòng chống ma tuý của mỗi nƣớc, dự báo xu thế tình hình ma tuý ở khu vực để từ đó đƣa ra những giải pháp phù hợp với tình hình của từng giai đoạn cụ thể. Với sự hỗ trợ tích cực của UNODC, các nƣớc trong khu vực đã cùng nhau xây dựng bản kế hoạch hành động tiểu vùng với các dự án trên từng lĩnh vực cụ thể nhƣ tăng cƣờng năng lực cơ quan điều phối quốc gia, hợp tác kiểm soát ma tuý qua biên giới, kiểm soát tiền chất, đào tạo nhân lực, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, phát triển
thay thế cây trồng có chứa chất ma tuý... Qua các dự án, năng lực của các quốc gia trên từng lĩnh vực đã đƣợc tăng cƣờng đáng kể, tình hình ma tuý ở các vùng dự án đã có những cải tiến rõ rệt, tạo ra những điển hình tốt để nhân rộng trên toàn tiểu vùng và áp dụng ở một số khu vực khác trên thế giới.
Cơ chế hợp tác MOU còn cho thấy nỗ lực to lớn của các nƣớc thành viên trong việc thực hiện các mục tiêu và chƣơng trình cụ thể về kiểm soát ma tuý của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Những nỗ lực đó đƣợc thể hiện qua bản báo cáo UNGASS của mỗi quốc gia tại các kỳ họp thƣờng niên, thể hiện trách nhiệm hợp tác trong lĩnh vực phòng chống ma tuý không chỉ trong phạm vi khu vực mà còn trên toàn thế giới.
Bên cạnh cơ chế hợp tác MOU, các nƣớc tiểu vùng còn cùng nhau tham gia các cơ chế hợp tác khác trong khu vực nhƣ trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – EU, ba nƣớc Đông Dƣơng... Những cơ chế này bổ sung cho nhau và làm vững chắc thêm mối quan hệ hợp tác phòng chống ma tuý trong khu vực.
Hợp tác đa phƣơng phát triển vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ song phƣơng giữa các quốc gia. Các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông đều đã ký Hiệp định hợp tác phòng chống ma tuý với nhau, hằng năm đều có các cuộc họp, tham quan học tập kinh nghiệm song phƣơng giữa các nƣớc đặc biệt là những nƣớc có chung đƣờng biên giới. Hiệu quả hợp tác đƣợc thể hiện rõ ràng qua con số các vụ bắt giữ ma tuý dọc biên giới, nhiều vụ án đã đƣợc tiến hành điều tra chung giữa các nƣớc, hiện nay Lào và Thái Lan đã tiến hành cùng tuần tra dọc sông Mê Kông...
Tuy nhiên, để cơ chế hợp tác khu vực vững chắc và hiệu quả hơn trong thời gian tới thì cần phải khắc phục những tồn tại sau:
- Cơ chế hợp tác vẫn còn mang nặng tính giấy tờ, sau khi các văn bản đƣợc ký kết xong, các quốc gia đều chậm triển khai. Đặc biệt là đối với hợp
tác ASEAN do nguồn kinh phí hạn hẹp và sự phối hợp trong nội bộ các nƣớc vẫn chƣa nhịp nhàng và đồng bộ.
- Hợp tác giữa các nƣớc trong khu vực vẫn còn bị phụ thuộc nhiều vào nguồn viên trợ của Liên Hợp Quốc và các nƣớc phát triển do các nƣớc trong tiểu vùng vẫn chƣa chủ động đƣợc nguồn đầu tƣ cho công tác phòng chống ma tuý.
- Hệ thống pháp lụât giữa các quốc gia còn chƣa có sự đồng nhất nên sự phối hợp trong đấu tranh phòng chống tội phạm còn hạn chế. Hiện nay trong số 6 quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông mới chỉ có Thái Lan và Myanma có Luật vận chuyển có kiểm soát, Luật chống rửa tiền nên phối hợp còn khó khăn. Luật dẫn độ tội phạm và tƣơng trợ tƣ pháp cũng chƣa đƣợc ký kết giữa tất cả các nƣớc thành viên…
- Tình trạng tham nhũng, tiếp tay cho bọn buôn bán ma tuý trong quan chức một số nƣớc, đặc biệt là Campuchia làm cản trở sự phối hợp điều tra tội phạm ma tuý xuyên quốc gia và việc thực hiện các dự án quốc tế không hiệu quả.
- Trong hợp tác quốc tế, các nƣớc trong khu vực còn gặp phải rào cản về ngôn ngữ. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trên các văn bản và tại các cuộc trao đổi thảo luận trong khu vực thì chỉ có quan chức Thái Lan và Myanma là sử dụng thành thạo, còn lại một số cán bộ trẻ của Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia có thể làm việc trực tiếp bằng tiếng Anh nhƣng kinh nghiệm công tác và chuyên môn còn thiếu nên chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu công việc. Có thể nói bên cạnh yếu tố chuyên môn thì nâng cao khả năng ngoại ngữ của các cán bộ làm công tác phòng chống ma tuý là vấn đề cấp bách để hợp tác quốc tế trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.