Về tổ chức

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 103 - 110)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ

3.3.2.4. Về tổ chức

- Trên cơ sở 3 điểm liên lạc qua biên giới đã đƣợc thiết lập ở Móng Cái, Cầu Treo và Mộc Bài, Văn phòng TT PCMT cần tham mƣu cho các cơ quan chức năng

và huy động sự giúp đỡ của UNODC để thiết lập thêm BLO tại các điểm nóng về ma

tuý dọc biên giới đất liền nhƣ ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai (giáp biên với

Trung Quốc); Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình (giáp biên với Lào) và Long An, An Giang, Kiên Giang (giáp biên với Campuchia) để tăng cƣờng công tác trao đổi thông tin, phối hợp bắt giữ và điều tra các vụ án ma tuý liên quan đến các nƣớc láng giềng.

- Thiết lập mạng lưới sĩ quan liên lạc phòng chống ma tuý ở các nước tiểu vùng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phòng chống tội phạm, đảm bảo thông tin nhanh, độ chính xác cao.

Sĩ quan liên lạc phòng chống ma tuý vừa là sĩ quan điều tra, vừa là một cán bộ ngoại giao, đƣợc cấp hộ chiếu ngoại giao và hƣởng các quyền và chịu trách nhiệm của một nhà ngoại giao. Do hoạt động độc lập ở xa đất nƣớc, sĩ quan liên lạc ngoài những tiêu chí về nghiệp vụ, trình độ hiểu biết pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, có trình độ ngoại ngữ để độc lập trong giao tiếp thì còn phải có bản lĩnh cách mạng, có phẩm chất về đạo đức và chính trị.

Sĩ quan liên lạc phòng chống ma tuý của Việt Nam ở nƣớc ngoài có một số nhiệm vụ cơ bản sau:

o Khai thác, thu thập thông tin có liên quan đến tội phạm có tổ chức, tội phạm ma tuý có liên quan đến ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, nhằm hỗ trợ cho công tác điều tra các tội phạm về ma tuý trên cho cơ quan điều tra của Việt Nam và cơ quan điều tra nƣớc sở tại.

o Trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng của nƣớc sở tại với mục tiêu là phối hợp đấu tranh chống tội phạm ma tuý quốc tế.

o Tham gia các hội nghị, các cuộc họp về tội phạm có tổ chức và tội phạm ma tuý ở nƣớc sở tại hoặc ở khu vực mà sĩ quan liên lạc phụ trách.

o Nắm bắt thông tin về cấu trúc về tổ chức tội phạm có tổ chức, tội phạm về ma tuý, cấu trúc của các cơ quan chức năng đấu tranh chống tội phạm ma tuý của nƣớc bạn.

o Khai thác qua báo chí và các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở nƣớc bạn để thu thập các thông tin có liên quan đến tình hình tội phạm ma tuý, đến tình hình chính trị mới ở nƣớc sở tại.

o Có mối quan hệ chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại nƣớc ngoài.

- Tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh

nghiệm theo chuyên đề trong công tác phòng chống ma tuý với một số nƣớc

hoặc các tổ chức phòng chống ma tuý quốc tế và khu vực nhằm nâng cao nghiệp vụ phòng chống ma tuý và nghiên cứu đề xuất bộ máy tổ chức phòng chống ma tuý Việt Nam phù hợp với công tác phòng chống ma tuý trong nƣớc và quốc tế.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ phòng chống ma tuý giỏi về chuyên môn

nghiệp vụ, thành thạo vi tính, ngoại ngữ để có thể tự tin tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế. Về đào tạo ngoại ngữ, tác giả có một số kiến nghị nhƣ sau:

o Về đào tạo tiếng Anh, tiếp tục đề nghị Đại sứ quán Anh tài trợ kinh phí cho các lớp học tiếng Anh nâng cao tại Hội đồng Anh ở Hà Nội, đồng thời đề nghị Anh hoặc Australia hỗ trợ khoảng 10 học bổng về đào tạo tại học viện Cảnh sát Australia trong vòng 6 tháng đến 1 năm để nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn cho các cán bộ làm công tác hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý.

o Trên cơ sở các Hiệp định và Thoả thuận song phƣơng đã ký kết với các nƣớc trong tiểu vùng, trong năm 2005, tại các cuộc họp song phƣơng, chúng ta nên đề xuất, thảo luận và ký kết biên bản ghi nhớ có nội dung về hỗ trợ đào tạo: Trung Quốc sẽ hỗ trợ đào tạo tiếng Trung cho 20 cán

bộ làm công tác phòng chống ma tuý của Việt Nam tại Trung Quốc. Chi phí vé máy bay quốc tế khứ hồi do phía Việt Nam chi trả, mọi chi phí ăn ở, học tập, sinh hoạt cho học viên do phía Trung Quốc đài thọ. Mỗi khoá học sẽ kéo dài 6 tháng đến 1 năm. Đối tƣợng học viên là các cán bộ hợp tác quốc tế ở trung ƣơng, cán bộ công an, hải quan, biên phòng ở các tỉnh giáp biên. Đối với Thái Lan chúng ta cũng có những đề xuất tƣơng tự.

Cây thuốc phiện du nhập vào tiểu vùng sông Mê Kông khá sớm, từ lâu đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao đã có tập quán canh tác cây thuốc phiện, sử dụng thuốc phiện nhƣ một thứ hàng hoá để trao đổi và làm thuốc chữa bệnh. Nhƣng tệ nghiện thuốc phiện chỉ thực sự xuất hiện trong khu vực vào “thời đại khám phá” của ngƣời châu Âu. Thực dân Anh đã dùng thuốc phiện để đầu độc ngƣời Trung Quốc, gây ra hai cuộc chiến tranh nha phiến nổi tiếng trong lịch sử. Dần dần, tệ nghiện thuốc phiện theo chân ngƣời Trung Quốc lan ra khắp các nƣớc trong khu vực.

Ngay từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cộng đồng quốc tế đã nhận thấy đƣợc sự nguy hiểm của tệ nạn ma tuý, Hội nghị quốc tế đầu tiên bàn về vấn đề ma tuý là Hội nghị Thƣợng Hải vào năm 1909. Từ đó đến nay, qua các thời kỳ của Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc, cộng đồng quốc tế vẫn luôn tỏ rõ quyết tâm hợp tác đấu tranh chống ma tuý, tuy nhiên tình hình vẫn hết sức phức tạp.

Vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc, đứng trƣớc tình hình ma tuý diễn biến phức tạp trong khu vực, các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông đã cùng với Liên Hợp Quốc xây dựng một có chế hợp tác phòng chống ma tuý trong tiểu vùng. Theo thời gian, cơ chế hợp tác tiểu vùng ngày càng thu đƣợc hiệu quả và chứng minh đƣợc sự cần thiết, không thể thiếu đƣợc trong công tác phòng chống ma tuý ở mỗi nƣớc thành viên. Với sự nỗ lực tích cực của Liên Hợp Quốc, nguồn đầu tƣ tài chính cho cơ chế hoạt động ngày càng đƣợc tăng lên, 10 năm qua các nƣớc trong khu vực đã nhận đƣợc tổng số tiền viện trợ trên 14 triệu USD thông qua các dự án khu vực. Các dự án này đã tập trung tăng cƣờng năng lực cho các cơ quan chức năng và các cán bộ làm công tác phòng chống ma tuý trong tiểu vùng trên tất cả các lĩnh vƣc: hành pháp, tuyên truyền, cai nghiện ma tuý, thay thế cây có chứa chất ma tuý và giảm tác hại.

Cơ chế hợp tác phòng chống ma tuý giữa các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông đã đƣợc lãnh đạo Liên Hợp Quốc đánh giá cao và coi đây là mẫu hình để áp dụng đối với các khu vực khác trên thế giới.

Bên cạnh đó, hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – EU, ba nƣớc Đông Dƣơng càng củng cố mối quan hệ hợp tác giữa các nƣớc trong tiểu vùng. Quan hệ song phƣơng giữa các nƣớc trong khu vực cũng đƣợc thắt chặt, hầu hết các nƣớc đã ký với nhau hiệp định song phƣơng về hợp tác kiểm soát ma tuý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động hợp tác.

Đối với Việt Nam hợp tác với các nƣớc trong tiểu vùng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp Việt Nam có hậu thuẫn lớn cho cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý trong nƣớc, nâng cao vị thế trong khu vực và trên trƣờng quốc tế. Kể từ khi tham gia vào cơ chế hợp tác MOU và các cơ chế hợp tác trong khu vực, Việt Nam đã nhận đƣợc nhiều đầu tƣ và hỗ trợ cho công tác phòng chống ma tuý. Các dự án hợp tác quốc tế đã góp phần: nâng cao nhận thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho các cán bộ phòng chống ma tuý của Việt Nam; Hỗ trợ việc củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng chống ma tuý; Giúp các cơ quan chức năng rà soát, đánh giá từng lĩnh vực liên quan; Bƣớc đầu xây dựng đƣợc mô hình điểm về phát triển kinh tế - xã hội lồng ghép ở vùng trồng cây thuốc phiện của Việt Nam và chƣơng trình can thiệp giảm tác hại do sử dụng ma tuý; Hỗ trợ trang thiết bị phƣơng tiện kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất cho các lực lƣợng phòng chống ma tuý…

Trong quá trình hợp tác quốc tế về phòng chống ma tuý, chúng ta đã đảm bảo tốt công tác an ninh, không để phía nƣớc ngoài lợi dụng hợp tác, đầu tƣ để chống phá cách mạng nƣớc ta.

Trong thời gian tới, tình hình ma tuý trong khu vực và trên thế giới sẽ diễn biến rất phức tạp, số ngƣời nghiện sẽ tăng lên, các băng nhóm maphia buôn bán ma tuý xuyên quốc gia sẽ tích cực hoạt động, các loại ma tuý tổng

hợp sẽ chiếm ƣu thế trong giới trẻ… Do vậy đòi hỏi các quốc gia trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng phải tăng cƣờng công tác hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý, phát huy những thành quả đã đạt đƣợc trong thời gian qua để cùng chung sức đấu tranh vì một tiểu vùng sông Mê Kông không ma tuý./.

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)