Tác động từ bên ngoà

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 92 - 93)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ

3.2.2.1. Tác động từ bên ngoà

Là một quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Kông, Việt Nam không thể không bị ảnh hƣởng bởi tình hình ma tuý phức tạp ở vùng "Tam giác vàng". Bên cạnh đó, ba nƣớc láng giềng Lào, Trung Quốc, Campuchia đều có tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy gia tăng. Những nơi này không chỉ còn tồn tại nhiều diện tích trồng cây có chất ma túy nhƣ thuốc phiện (ở Lào, Trung Quốc...), cần sa (ở Campuchia), các cơ sở điều chế ma tuý bất hợp pháp nhƣ sản xuất tân dƣợc gây nghiện (ở Trung Quốc), ATS (ở Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia), mà còn là nơi trung chuyển heroin, thuốc phiện, cần sa và ma túy tổng hợp đi các nƣớc. Việt Nam có biên giới đƣờng bộ dài, địa hình phức tạp, nhiều đƣờng tiểu ngạch cộng với đƣờng bờ biển dài hơn 3.200k m, nhiều sân bay, cảng biển và cửa khẩu quốc tế. Trong khi đó, lực lƣợng Công an, Biên phòng và Hải quan chuyên trách về chống tội phạm ma tuý ở khu vực biên giới và cửa khẩu còn mỏng, kiến thức về các loại ma tuý và thủ đoạn phạm tội mới còn hạn chế, thiế u trang thiết bị và phƣơng tiện phục vụ chiến đấu nhƣ máy soi, máy ngửi ma tuý, ống nhòm hồng ngoại ban đêm, ôtô, máy bộ đàm… Những yếu tố này sẽ bị bọn tội phạm ma tuý quốc tế triệt để lợi dụng để hoạt động, biến địa bàn Việt Nam vừa là nơi tiêu thụ, vừa là nơi trung chuyển ma tuý sang nƣớc thứ ba. Đây là một áp lực rất lớn đối với nƣớc ta để ngăn chặn nguồn ma túy từ nƣớc ngoài vào.

Bên cạnh đó, không loại trừ trƣờng hợp tội phạm ma tuý quốc tế lợi dụng sự quản lý và kiểm soát tiền chất và các dụng cụ điều chế chƣa đƣợc chặt chẽ ở Việt Nam để xây dựng các cơ sở điều chế ma tuý tổng hợp ngay trong nƣớc ta.

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)