Tranh thủ sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc, các quốc gia và tổ chức quốc tế:

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 95 - 97)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ

3.3.1.1. Tranh thủ sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc, các quốc gia và tổ chức quốc tế:

và tổ chức quốc tế:

Thực tế thời gian qua cho thấy sự đóng góp quan trọng của Liên Hợp Quốc vào những thành công của công tác phòng chống ma tuý trong khu vực. Do vậy, cần phải tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc thông qua những hoạt động cụ thể sau:

- Hiện nay, UNODC đã thiết lập Văn phòng đại diện tại Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Lào và Campuchia. Hiệu quả hỗ trợ của UNODC đối với các quốc gia này đƣợc nâng cao rõ rệt, thể hiện qua số các dự án quốc gia và nguồn ngân sách hỗ trợ trên các lĩnh vực phòng chống ma tuý. Trong thời gian từ nay đến năm 2005, Chính phủ Trung Quốc cần phối hợp với UNODC để mở Văn phòng đại diện của UNODC tại nƣớc này nhằm nâng cao sự hỗ trợ và hợp tác toàn diện của UNODC. - Thành công của một số các dự án khu vực trong thời gian qua, đã đƣợc

các quốc gia ghi nhận nhƣ: dự án Hợp tác kiểm soát ma tuý qua biên giới, dự án Kiểm soát tiền chất ở Đông Á… Các dự án này sẽ kết thúc trong năm 2004, đề nghị các quốc gia và UNODC cùng phối hợp xây dựng dự án giai đoạn tiếp theo để củng cố và phát huy những thành tựu mà dự án đã đạt đƣợc.

- Dựa trên tình hình ma tuý cụ thể, các quốc gia thành viên chủ động phối hợp xây dựng mới các dự án khu vực trong các lĩnh vực đào tạo nhân lực, phát triển thay thế cây có chứa chất ma tuý, thi hành pháp luật… để đề nghị UNODC hỗ trợ kinh phí và nhân lực cho dự án. - UNODC khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng có nhiều chuyên gia giỏi

trên các lĩnh vực về phòng chống ma tuý, các nƣớc trong khu vực có thể tranh thủ nguồn lực này thông qua các hoạt động tƣ vấn để nâng cao năng lực cho các cơ quan, cán bộ có liên quan.

Ngoài UNODC, các nƣớc trong khu vực nên tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế khác nhƣ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) qua các dự án về phòng chống lây nhiễm HIV-AIDS, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) qua các dự án về phòng chống ma tuý trong công nhân lao động, DAP - Colombo Plan qua các hoạt động hội nghị, hội thảo, tập huấn về cai nghiện và phục hồi chức năng cho ngƣời nghiện ma tuý, tuyên truyền phòng chống ma tuý…

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)