“Cuộc chiến chống ma tuý” ở Thái Lan và hợp tác Việt Nam Thái Lan

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 76)

VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

2.3.2.4.“Cuộc chiến chống ma tuý” ở Thái Lan và hợp tác Việt Nam Thái Lan

Australia và cả Việt Nam. Do vậy, cần phải tăng cƣờng hoạt động kiểm soát ma tuý tuyến biển từ Myanma sang Việt Nam.

Do điều kiện giữa Việt Nam và Myanma không có biên giới chung, cách xa nhau về mặt địa lý và nền kinh tế hai nƣớc còn nhiều khó khăn nên trong hợp tác song phƣơng còn hạn chế. Tuy nhiên, với nhiều đặc điểm tƣơng đồng nhƣ khu vực biên giới dài, giáp nhiều nƣớc, địa hình hiểm trở và nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, Myanma và Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động đấu tranh phòng chống ma tuý trên biên giới, vận động bà con các dân tộc phá nhổ cây thuốc phiện, không tham gia buôn bán, vận chuyển ma tuý bất hợp pháp, kiểm soát ma tuý trên biển...

2.3.2.4. “Cuộc chiến chống ma tuý” ở Thái Lan và hợp tác Việt Nam - Thái Lan Thái Lan

So với các nƣớc trong khu vực, Thái Lan có tình hình tệ nạn ma tuý rất phức tạp nhƣng cũng là nƣớc có nhiều kinh nghiệm đáng học tập trong công tác phòng chống ma tuý.

Trƣớc năm 1998, Thái Lan chỉ có 100.000 ngƣời nghiện ma tuý. Do ảnh hƣởng và sự thâm nhập mạnh của ma tuý tổng hợp ATS, vào năm 2003, Thái Lan thông báo chính thức đã có 3 triệu ngƣời nghiện ma tuý, chiếm 5% dân số, trong đó 300.000 ngƣời dùng chất ma tuý tổng hợp Methamphetamine, tiêu thụ khoảng 900.000 viên/ngày. Bất chấp các biện pháp phòng chống ma tuý nghiêm khắc, tình hình ma tuý ở Thái Lan ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là tình hình sản xuất, buôn bán và sử dụng ma

tuý tổng hợp methamphetamine. Năm 2002, Thái Lan đã thu giữ 95,6 triệu viên methamphetamine, con số kỷ lục từ trƣớc đến nay. Đối tƣợng nghiện methamphetamine thƣờng là công nhân, giới trẻ và sinh viên.

Ma tuý là mối đe doạ ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự phồn thịnh của nhân dân và an ninh quốc gia Thái Lan. Vì vậy, Chính phủ của Thủ tƣớng Thaksin Shinawatra đã lựa chọn 3 chính sách ƣu tiên hàng đầu là: Chống ma tuý,

Chống tham nhũng và chống đói nghèo. Chính phủ cho rằng cần phải hành

động cấp bách chống ma tuý toàn diện hơn nhằm ngăn chặn không để ma tuý tiếp tục lan rộng. Ngày 14/01/2003, tại Hội thảo Chính sách chỉ đạo nhằm giải quyết vấn đề ma tuý, Thủ tƣớng Thaksin Shinawatra đã đƣa ra tuyên bố về “Cuộc chiến chống ma tuý – War on Drugs”.

Cuộc chiến chống ma tuý đƣợc phát động với mục tiêu xoá cung và cầu ma tuý trong xã hội Thái Lan hoặc giảm thiểu đến mức có thể kiểm soát đƣợc vào năm 2003. Cuộc chiến này nhằm nhanh chóng chặn đứng hiểm hoạ ma tuý bất hợp pháp và tạo ra khả năng kiểm soát ma tuý vững chắc trong mọi khu vực, hƣớng tới chất lƣợng cuộc sống tốt hơn cho nhân dân Thái Lan.

Cuộc chiến chống ma tuý đƣợc chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: 01/02 - 30/04/2003; Giai đoạn 2: 01/05 - 02/12/2003; Giai đoạn 3: 03/12/2003 - 30/09/2004.

Trong hai giai đoạn đầu của chiến dịch đã thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Để chiến dịch đƣợc thực hiện triệt để, đích thân Thủ tƣớng Thaksin làm tổng chỉ huy chiến dịch, tham gia Bộ chỉ huy có Phó Thủ tƣớng Chavalit Yongchaiyut, Phó Thủ tƣớng Chaturon Chaisaeng, Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng, Bộ trƣởng Bộ Nội vụ, Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp, Tổng thƣ ký Hội đồng An ninh Quốc gia, Tƣ lệnh tối cao Quân đội Hoàng gia, Chánh Văn phòng Uỷ ban Quốc gia phòng chống ma tuý, Tƣ lệnh Cảnh sát Hoàng gia. Đích thân Thủ tƣớng Thaksin trực tiếp nghe báo cáo và kiểm tra tin tức hàng ngày và cho các quyết định tác chiến cụ thể. Chính phủ Thái Lan giao cho 3 cơ

quan: Văn phòng Uỷ ban Quốc gia phòng chống ma tuý gồm 900 cán bộ chuyên trách, Cục Cảnh sát hoàng gia phòng chống tội phạm ma tuý gồm 1.500 cán bộ chuyên trách và Quân đội Hoàng gia làm nòng cốt trấn áp tội phạm ma tuý. Các cơ quan chống ma tuý đƣợc quyền sử dụng vũ khí gây chết ngƣời trong trƣờng hợp bị tấn công lại.

Nhờ những nỗ lực của các cơ quan hữu quan, 15,56 triệu viên methamphetamine đã bị thu giữ, 42.372 đối tƣợng có liên quan đến ma tuý đã đến các cơ quan chức năng tự thú khai báo và đã bắt giữ đƣợc nhiều đối tƣợng buôn bán ma tuý lớn.

Từ ngày 1/2/2003 đến 2/12/2003, hơn 600.000 ngƣời nghiện ma tuý cũng tự khai báo và trong đó 240.000 ngƣời đang đƣợc cai nghiện tại các trung tâm. Tổng số tài sản tịch thu trong thời gian này cũng đã lên đến 1.358.212.752 Baht.

Theo thông báo của Uỷ ban Quốc gia phòng chống ma tuý Thái Lan, riêng việc bọn tội phạm đã thanh toán lẫn nhau để bịt đầu mối đã làm cho hơn 2.500 tên tội phạm ma tuý bị bắn chết. Hàng trăm quan chức địa phƣơng bị cách chức vì liên quan đến ma tuý hoặc bảo kê cho tội phạm ma tuý.

Giai đoạn 3 kéo dài từ 3 tháng 12 năm 2003 đến 30 tháng 9 năm 2004, chủ yếu tập trung vào duy trì các địa bàn trong sạch không có ma tuý và chƣơng trình Đoàn Kết Vƣơng Quốc để đảm bảo tính lâu dài trong cuộc chiến chống ma tuý.

Gần đây, một số đảng phái đối lập đã dấy lên sự kiện hơn 2.500 kẻ tội phạm ma tuý bị bắn chết để quy tội Thủ tƣớng Thaksin Shinawatra vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, ngƣời phát ngôn của Chính phủ Thái Lan mới đây đã tuyên bố thẳng thắn:Chính phủ Thái Lan không vi phạm nhân quyền. Việc trừ bỏ số ít kẻ buôn bán ma tuý lớn chính là sự đảm bảo nhân quyền cho dân tộc Thái.

Về quan hệ song phƣơng Việt Nam – Thái Lan, tuy không có chung đƣờng biên giới, nhƣng hai nƣớc có mối quan hệ rất chặt chẽ trong công tác phòng chống ma tuý. Hai nƣớc đã ký kết Hiệp định hợp tác về phòng chống ma túy, các chất hƣớng thần và tiền chất vào tháng 11 năm 1998, tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan chức năng hai nƣớc tăng cƣờng hợp tác trong các lĩnh vực liên quan tới công tác này. Kể từ khi Hiệp định đƣợc ký kết, hằng năm hai nƣớc đều cử các đoàn cán bộ phòng chống ma tuý sang tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiêm lẫn nhau. Vào trung tuần tháng 9 năm 2004, một đoàn đại biểu Uỷ ban Kiểm soát ma tuý Thái Lan, do Đại tƣớng Cảnh sát Chitchai, Chánh Văn phòng Uỷ ban dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với Việt Nam, công tác phòng chống ma tuý ở Thái Lan là một trong những mẫu hình để tham khảo, học tập. Bên cạnh đó, do vị trí thuận lợi trong khu vực, Thái Lan đƣợc chọn làm nơi đặt trụ sở của các tổ chức quốc tế, trƣờng đào tạo hành pháp của ASEAN, trƣờng đào tạo của Cơ quan phòng chống ma tuý Hoa Kỳ (DEA) và đăng cai nhiều Hội nghị quốc tế về phòng chống ma tuý nên rất nhiều cán bộ làm công tác phòng chống ma tuý của Việt Nam đã có dịp sang Thái Lan tham quan, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, dự hội thảo quốc tế, tập huấn trong khuôn khổ song phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng. Thông qua đó, mối quan hệ giữa các cán bộ phòng chống ma tuý của Việt Nam và Thái Lan ngày càng gần gũi và thân thiện.

Hợp tác Việt Nam – Thái Lan trong lĩnh vực phòng chống ma tuý đƣợc tăng cƣờng theo thời gian, phù hợp với chủ trƣơng của Chính phủ hai nƣớc và thực tiễn tình hình ma tuý đang ngày càng phức tạp.

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 76)