Hợp tác với Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 79 - 84)

VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG

2.3.2.5. Hợp tác với Trung Quốc:

Trung Quốc là nƣớc có số ngƣời nghiện ma tuý lớn thứ hai trong tiểu vùng, sau Thái Lan. Tính đến hết năm 2003, số ngƣời nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý ở Trung Quốc là 1,05 triệu ngƣời, trong đó 780.000 ngƣời nghiện

heroin. 72% tổng số ngƣời nghiện ở Trung Quốc là thanh niên. Tệ nạn ma tuý đã gây nên tổn hại lớn cho nền kinh tế đất nƣớc, tính trung bình một ngƣời nghiện mỗi ngày dùng một liều 0,3 gam heroin thì 780.000 ngƣời nghiện heroin mỗi năm tiêu tốn hết ít nhất là 27 tỷ nhân dân tệ cho ma tuý.

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp mạnh mẽ đấu tranh chống tội phạm ma tuý. Một loạt các chiến dịch đặc biệt đã đƣợc triển khai nhƣ “Dự án 03” và “Chiến dịch 100 ngày”. Năm 2003, 93.800 vụ án về ma tuý đã đƣợc khám phá trên toàn quốc, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm trƣớc; 63.700 đối tƣợng phạm tội về ma tuý đã bị bắt giữ, giảm 29,2%; các cơ quan chức năng đã thu giữ 9,53 tấn heroin, tăng 2,6%; 5,83 tấn ma tuý tổng hợp dạng tinh thể, tăng 82,4%; 409.000 viên ecstasy, giảm 86,4%; và 72,8 tấn tiền chất, giảm 75,7%.

Công tác cai nghiện và phục hồi cho ngƣời nghiện ma tuý cũng đƣợc chính quyền Trung Quốc làm tốt và có bài bản. Hiện nay, có tổng số 583 Trung tâm cai nghiện bắt buộc với tổng số giƣờng bệnh là 116.054 giƣờng và 151 Trung tâm giáo dục – lao động phục hồi. Nhiều bài thuốc cổ truyền và hiện đại đã đƣợc ứng dụng trong công tác cai nghiện và thu đƣợc thành công bƣớc đầu. Chính phủ Trung Quốc đã phổ biến rộng rãi 5 phƣơng châm cai nghiện thành công đã đƣợc Chủ tịch Đặng Tiểu Bình tổng kết: "Quản lý của Công an, Kỷ luật của Quân đội, Chữa bệnh của Bệnh viện, Dạy học của Nhà

trường, Lao động của Công, Nông trường, Nhà máy ". Các phong trào, tuyên

truyền phòng chống ma tuý trong nhân dân đƣợc tổ chức rất rầm rộ, huy động đƣợc các đoàn thể xã hội và toàn dân tham gia.

Chính phủ và nhân dân Trung Quốc bằng những nỗ lực trong công tác phòng chống ma tuý của mình đã từng bƣớc chứng minh với thế giới câu nói nổi tiếng của Thủ tƣớng Chu Ân Lai mà sau này Chủ tịch Đặng Tiểu Bình hay nhắc lại: “Quốc dân đảng không chống được ma tuý. Chủ nghĩa tư bản không chống được ma tuý. Nhưng Trung Quốc đã và đang chứng minh cho

thế giới thấy rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội mới chống được ma tuý, mới cai

nghiện được ma tuý’’.

Về hợp tác song phƣơng, Việt Nam là nƣớc có đƣờng biên giới đất liền dài với Trung Quốc vừa chịu ảnh hƣởng của tình hình ma tuý phức tạp ở Trung Quốc nhƣng cũng có cơ hội học tập, tham khảo những mô hình phòng chống ma tuý tốt của nƣớc này.

Tuyến biên giới Việt - Trung dài 1463 km có 4 cửa khẩu quốc tế, 3 cửa khẩu quốc gia, 14 cửa khẩu địa phƣơng và nhiều đƣờng mòn qua lại biên giới thuộc địa bàn 6 tỉnh: Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc chủ yếu là buôn bán các loại tân dƣợc gây nghiện qua các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng. Tình hình vận chuyển bất hợp pháp thuốc phiện, cần sa, heroin từ Việt Nam đi Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn. Từ đầu năm 2002 đến nay, tình hình hoạt động của bọn buôn bán ma tuý có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều đối tƣợng vận chuyển, buôn bán lẻ ma tuý qua biên giới. Bên cạnh đó, giữa các doanh nghiệp của hai nƣớc có nhiều chuyến hàng buôn bán tiền chất với khối lƣợng lớn rất khó kiểm soát, dễ bị bọn tội phạm lợi dụng vào các hoạt động sản xuất ma tuý bất hợp pháp.

Để đối phó với tình hình ma tuý diễn biến phức tạp, trong những năm gần đây Chính phủ và Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý, Bộ Công an hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc đã tăng cƣờng các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng chống ma tuý. Chính phủ hai nƣớc đã ký Hiệp định hợp tác phòng chống ma tuý vào năm 2001, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của đồng chí Giả Xuân Vƣợng, Bộ trƣởng Bộ Công an, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý Trung Quốc. Trên cơ sở Hiệp định, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng hai nƣớc trong đấu tranh phòng chống ma tuý đã đƣợc tăng cƣờng. Giữa Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý, Bộ Công an hai nƣớc, giữa 2 tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc và 6 tỉnh Quảng

Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai, Lai Châu của Việt Nam đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm về phòng chống ma tuý, trao đổi các thông tin tội phạm ma tuý, kiểm soát tiền chất, kinh nghiệm giám định ma tuý, cai nghiện ma tuý, tuyên truyền giáo dục phòng chống ma tuý, phát triển thay thế cây thuốc phiện,v.v.

Tháng 3 năm 2003, đoàn đại biểu Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm Việt Nam do Trung tƣớng Lê Thế Tiệm, Thứ trƣởng Bộ Công an, Uỷ viên Uỷ ban Quốc gia dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Trung Quốc. Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc hai bên đã trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng chống ma tuý và phía Việt Nam đề nghị Trung Quốc hỗ trợ đào tạo cán bộ trong một số lĩnh vực nhƣ hành pháp, cai nghiện, giám định ma tuý, huấn luyện chó nghiệp vụ…

Trong khuôn khổ dự án tiểu vùng của Liên Hợp Quốc về “Hợp tác kiểm soát ma tuý qua biên giới - AD/RAS/99/D91”, hai nƣớc đã thiết lập Văn phòng Liên lạc qua biên giới (BLO) về phòng chống ma túy tại thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và thị xã Đông Hƣng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Hai bên đã tổ chức các cuộc họp song phƣơng chính thức có sự tham gia của cấp Trung ƣơng và cấp tỉnh mỗi năm 1 lần theo thứ tự lần lƣợt ở Móng Cái, Việt Nam và ở Đông Hƣng, Trung Quốc.Thông qua các thông tin đƣợc trao đổi, nhiều vụ án đã đƣợc hai bên phối hợp điều tra thành công, tạo cơ sở cho việc phối hợp đấu tranh phòng chống ma tuý trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Tuy nhiên, do có sự khác nhau trong quy định quản lý các chất ma tuý ở mỗi nƣớc nên trong phối hợp đấu tranh còn có một số khó khăn. Chẳng hạn, bọn tội phạm ma tuý lợi dụng một số thuốc tân dƣợc gây nghiện nhƣ Seduxen, Diazepam… đƣợc bán công khai, hợp pháp ở chợ và các nhà thuốc bên Trung Quốc để mua và chuyển lậu vào Việt Nam bán cho các đối tƣợng nghiện. Việc đƣa các loại thuốc này vào Việt Nam vừa là bất hợp pháp, vừa

gây nguy hại đến sức khoẻ của ngƣời nghiện do trên vỏ ống thuốc chỉ ghi chữ Trung Quốc nên ngƣời dùng không biết đƣợc liều dùng và hạn sử dụng, đã dẫn đến hàng trăm trƣờng hợp bị chết do sử dụng thuốc sai liều và quá hạn (theo điều tra vào đầu năm 2004 của tác giả tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên).

Thực tế trong thời gian qua cho thấy quan hệ hợp tác phòng chống ma tuý giữa hai nƣớc Việt Nam - Trung Quốc vẫn chƣa tƣơng xứng với yêu cầu và khả năng của mỗi nƣớc. Trong thời gian tới, trên cơ sở Hiệp định và các cam kết giữa hai nƣớc, các cơ quan chức năng của hai nƣớc cần tăng cƣờng phối hợp hơn nữa để đáp ứng với tình hình mới.

Hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước trong tiểu vùng đóng vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý của Việt

Nam. Nhờ có sự hợp tác với các nƣớc trong khu vực, thông qua trao đổi

thông tin, nhiều vụ án ma tuý lớn đã đƣợc khám phá, góp phần ngăn chặn ma tuý từ bên ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều kinh nghiệm hay của các nƣớc đã đƣợc áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển thay thế cây thuốc phiện và cai nghiện, phục hồi chức năng cho ngƣời nghiện ma tuý. Hợp tác phòng chống ma tuý còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại đang ngày càng gắn bó giữa Việt Nam với các nƣớc láng giềng trong khu vực. Tuy nhiên hợp tác song phƣơng giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực thời gian qua mới chỉ dừng lại chủ yếu ở các hoạt động hội thảo, họp giao ban, tham quan học tập kinh nghiệm. Trong thời gian tới, trên cơ sở các Hiệp định, Thỏa thuận song phƣơng đã ký kết, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần phải chủ động triển khai các hoạt động cụ thể khác để làm sống động và thiết thực hơn nội dung hợp tác.

CHƢƠNG III

Một phần của tài liệu Việt Nam trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý ở tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1993 - 2003 (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)