Khu vực tiểu vùng sông Mê Kông nổi tiếng với vùng Tam giác vàng có diện tích rộng tới 150.000 km2 từ bắc Myanma qua phía đông sang Lào và phía nam sang Chiang Rai của Thái Lan, nơi đây lại có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế thuận lợi để bọn tội phạm ma tuý quốc tế lợi dụng buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ ma túy. Vì vậy, tình hình sản xuất, buôn lậu các chất ma túy đặc biệt là heroin, thuốc phiện và cần sa ở tiểu vùng diễn biến rất phức tạp. Từ đây, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đã vận chuyển ma túy đến các thị trƣờng tiêu thụ trên thế giới nhƣ: Hoa Kỳ, Australia, Châu Âu.... Gần đây, các vụ bắt giữ heroin có xu thế giảm nhƣng lại tăng về số vụ bắt giữ chất ma túy tổng hợp ATS.
Hơn một thập kỷ qua, các nƣớc tiểu vùng đã có nhiều giải pháp kiên quyết và hợp tác với nhau để phá nhổ và thay thế cây thuốc phiện, cây cần sa, đấu tranh chống sản xuất, vận chuyển và buôn bán các chất ma túy. Sự hợp tác đấu tranh đó đã và đang đạt đƣợc những kết quả nhất định, diện tích trồng cây thuốc phiện ở Việt Nam, Thái Lan, Lào đã giảm nhiều. Mặc dù vậy, theo số liệu thống kê của UNODC thì tình hình sản xuất ma túy đặc biệt là thuốc phiện, heroin và cần sa vẫn đạt mức độ cao ở một số nƣớc. Trong năm 2000, Myanma và Lào là hai nƣớc sản xuất thuốc phiện lớn thứ hai và thứ ba thế giới với tổng sản lƣợng hằng năm là 1.087 tấn và 167 tấn ở mỗi nƣớc. Tình hình ma tuý thế giới có sự thay đổi kể từ năm 2001, do chính quyền Taliban ban hành lệnh cấm trồng thuốc phiện ở Afghanistan, hầu hết diện tích trồng cây thuốc phiện đã bị phá nhổ trong thời gian này. Việc giảm sút nhanh chóng sản lƣợng thuốc phiện ở Afghanistan đã đẩy Myanma trở thành nƣớc sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới trong năm 2001. Bên cạnh đó, trong 5 năm gần đây, các vụ bắt giữ
heroin ở biên giới Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Vân Nam giáp biên với Myanma đã tăng đáng kể. Theo báo cáo của Uỷ ban phòng chống ma tuý tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, trong năm 2001, các lực lƣợng hành pháp của tỉnh đã thu giữ 8.000 kg heroin, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm trƣớc [39, 17].
Bọn buôn lậu ma túy xuyên quốc gia đang tiếp tục sử dụng các tuyến vận chuyển heroin từ khu vực “Tam giác vàng” qua các nƣớc nhƣ Thái Lan, Lào, Myanma, Campuchia, Việt Nam và đặc biệt là Trung Quốc đến các thị trƣờng tiêu thụ trên thế giới nhƣ Australia, Hoa Kỳ, Đông Âu, Tây Âu... Điều đáng lƣu ý là tình hình buôn lậu Methamphetamine có xu hƣớng ngày càng gia tăng phức tạp ở khu vực này. Nguồn Methamphetamin chủ yếu đƣợc sản xuất và vận chuyển từ các nƣớc Bắc Âu đặc biệt là từ Hà Lan, Bỉ và một phần đƣợc sản xuất ngay tại vùng Tam giác vàng.
Qua theo dõi cho thấy bọn tội phạm đã sử dụng một tuyến để vận chuyển, cung cấp ma túy đến các thị trƣờng tiêu thụ trên thế giới bằ ng đƣờng thuỷ, đƣờng không và đƣờng bộ nhƣ: từ Myanma qua Vân Nam (heroin,ATS), từ Myanma qua Thái Lan - Campuchia - Việt Nam (heroin, ATS), từ tây Campuchia qua đông Thái Lan (cần sa), từ Thái Lan và Trung Quốc qua Inđônêxia, Philippin, Nhật Bản, Hàn Quốc (ATS), từ Thái Lan qua Australia và các nƣớc Tây Âu (heroin, ATS)…
Về thủ đoạn vận chuyển, bọn buôn lậu ma túy xuyên quốc gia vẫn chú trọng sử dụng những đối tƣợng làm thuê để vận chuyển ma túy từ tiểu vùng đến các thị trƣờng tiêu thụ, họ chủ yếu là ngƣờ i gốc Tây Phi và Đông Nam Á. Đồng thời chúng triệt để sử dụng dịch vụ phát chuyển nhanh (DHL) của Bƣu điện để chuyển ma túy từ tiểu vùng đến khắp nơi trên thế giới. Những thủ đoạn phổ biến là giấu ma túy trong cơ thể ngƣời, trong hành lý xách tay, để lẫn trong hàng hợp pháp vận chuyển qua đƣờng biển, đƣờng hàng không...
Đáng chú ý tình hình vận chuyển bất hợp pháp các loại tiền chất và các loại hóa chất tham gia quá trình điều chế các chất ma túy ở tiểu vùng không ngừng tăng lên. Trong năm 1998 các lực lƣợ ng chống ma túy trong khu vực đã thu giữ khoảng 1.534,916 kg Ephedrine. Với số lƣợng Ephedrine nhƣ vậy có thể chế xuất đƣợc khoảng 1.974,441 kg
hoặc tƣơng đƣơng 54.000.000 viên ma tuý tổng hợp
Methamphetamine...
Theo đánh giá của Ban tổng thƣ ký Interpol thì hầu hết các vụ bắt giữ ma túy đều thực hiện tại các khu vực biên giới giữa các nƣớc. Qua trao đổi thông tin của cơ quan phòng chống ma túy các nƣớc nhất là Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Liên bang Nga … thì số đối tƣợng ngƣời Thái Lan gần đây đã câu kết chặt chẽ với số đối tƣợng ở vùng “Tam giác vàng” sử dụng địa bàn Thái Lan và khu vực biên giới Thái Lan - Lào - Campuchia để xây dựng các cơ sở sản xuất ma túy tổng hợp. Từ đây, các đối tƣợng chủ yếu là ngƣời gốc Hoa, Châu Phi sẽ vận chuyển, phân phối đi các nơi trong đó có cả Châu Âu. Đây là hiểm hoạ đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đó cũng là điều thách thức đối với các cơ quan hành pháp chống ma túy của các nƣớc trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng...Tình hình đó đã và đang tác động rất lớn và trực tiếp đến hoạt động của các loại tội phạm ma tuý trong nƣớc. Mặc dù Việt Nam đã xóa bỏ cơ bản cây thuốc phiện, cây cần sa; kiểm soát tiền chất và thuốc tân dƣợc gây nghiện nhƣng do áp lực từ khu vực, nguồn ma túy thâm nhập vào nƣớc ta không những chƣa giảm mà ngày càng phức tạp, nhất là ma túy tổng hợp.
Nguồn cung ma tuý dồi dào trong khu vực là một trong những nguyên nhân dẫn đến số ngƣời nghiện ma tuý tăng lên nhanh chóng. Tính đến nay, 6 nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông có tới gần 5 triệu ngƣời nghiện ma tuý, trong đó Thái Lan là 3 triệu ngƣời, Trung Quốc trên 1 triệu... Những ngƣời nghiện
ma tuý hầu hết đều phạm tội trộm cắp và các tội phạm khác, gây mất ổn định và làm suy giảm đạo đức xã hội. Bệnh AIDS cũng gia tăng, có đến 70% trong tổng số ngƣời mắc bệnh AIDS ở khu vực bị lây nhiễm qua con đƣờng tiêm chích ma tuý. Tệ nạn ma tuý cũng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của mỗi nƣớc, nếu tính trung bình một ngƣời nghiện ở Trung Quốc mỗi ngày dùng một liều 0,3 gam heroin thì 780.000 ngƣời nghiện heroin mỗi năm tiêu tốn hết ít nhất là 27 tỷ nhân dân tệ cho ma tuý.
Trƣớc tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý diễn biến phức tạp và nghiêm trọng nhƣ vậy, các nƣớc tiểu vùng đã cùng với Liên Hợp Quốc, Interpol và các tổ chức quốc tế khác triển khai nhiều chƣơng trình hành động nhằm phối hợp với các quốc gia trong khu vực để ngăn chặn thảm hoạ ma tuý. Tuy nhiên, tình hình sản xuất và buôn lậu ma túy vẫn còn rất phức tạp, ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý tại Việt Nam.
Bảng 1: Sản lượng thuốc phiện của Afghanistan, Myanma và Lào
(Đơn vị: Tấn) 1999 2000 2001 2002 Afganistan 4.565 3.276 185 3.400 Myanma 895 1.087 1.097 828 Lào 124 167 134 112 (Nguồn: UNODC, 2003)