Nội dung chính của Sách hƣớng dẫn

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 81 - 83)

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

2.1.1.2.2.Nội dung chính của Sách hƣớng dẫn

Cuốn Sách gồm 5 phần:

Phần 1. Những yếu tố cơ bản của luật hạt nhân

Nội dung phần này bao gồm các các khái niệm quan trọng, các nguyên tắc cơ bản của luật hạt nhân và cơ sở pháp lý cho việc thực thi bộ luật thông qua một hoặc nhiều cơ quan pháp quy.

Phần này gồm các chương: Luật hạt nhân và tiến trình lập pháp; Cơ quan pháp quy; Cấp phép, thanh tra và bảo đảm thi hành.

Chương 1 nêu khái niệm luật hạt nhân, mục tiêu luật hạt nhân và phân tích 11 nguyên tắc của luật hạt nhân cũng như phân tích về quá trình xây dựng luật hạt nhân.

Chương 2 - cơ quan pháp quy đề cập đến một trong những nhân tố quan trọng nhất của luật hạt nhân cũng như việc thực thi luật hạt nhân đó là cơ quan pháp quy. Chương này nói về việc bổ nhiệm cơ quan pháp quy và các chức năng của cơ quan pháp quy (cấp phép, thanh tra, và bảo đảm thi hành) trong đó nhấn mạnh đến tính độc lập tương đối của cơ quan pháp quy.

Chương 3 của phần này tóm tắt một số nhân tố cơ bản của từng chức năng trong ba chức năng cơ bản của cơ quan pháp quy là cấp phép, thanh tra và bảo đảm thi hành.

Phần 2. Bảo vệ bức xạ

Phần này đề cập đến nguyên tắc chung của lĩnh vực bảo vệ bức xạ, thể hiện vai trò của cơ quan pháp quy trong lĩnh vực bảo vệ bức xạ trong đó chỉ rõ rằng các nguyên tắc chung của bảo vệ bức xạ được áp dụng cho tất cả các hoạt động liên quan đến hạt nhân và tất cả các thiết bị sản sinh bức xạ ion hóa. Luật hạt nhân cần bảo đảm cho liều lượng chiếu xạ, số người bị chiếu xạ và khả năng chịu chiếu xạ được giữ ở mức thấp nhất có thể được (nguyên tắc ALARA).

80

Phần 3. An toàn bức xạ và hạt nhân

Phần này gồm các chương quy định về những vấn đề sau: Nguồn bức xạ và vật liệu phóng xạ; An toàn đối với cơ sở hạt nhân; Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó trong tình huống khẩn cấp; Khai thác và chế biến; Vận chuyển vật liệu phóng xạ; Quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Phần này hướng dẫn xây dựng một khung pháp lý thích hợp nhất gồm tất cả các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân.

Việc xây dựng các quy định về nguồn bức xạ và vật liệu phóng xạ phải phục vụ cho những mục tiêu sau: Đưa toàn bộ nguồn bức xạ vào sự kiểm soát của pháp luật; Ngăn chặn việc sử dụng phi pháp nguồn bức xạ; Đưa ra biện pháp ứng phó hiệu quả trong trường hợp nguồn bức xạ vượt ra ngoài tầm kiểm soát; Lập kế hoạch giảm nhẹ tai nạn.

Đối với cơ sở hạt nhân là những cơ sở gắn với vật liệu gây phản ứng phân hạch do vậy cần phải xây dựng hệ thống các quy định an toàn chặt chẽ tập trung vào ba mục tiêu: Mục tiêu an toàn hạt nhân; Mục tiêu bảo vệ bức xạ; Mục tiêu an toàn kỹ thuật.

Các vấn đề khác nhằm đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân cũng được thể hiện chi tiết trong chương này.

Phần 4. Trách nhiệm pháp lý hạt nhân

Tính đặc thù của các hoạt động hạt nhân gắn liền với rủi ro đưa đến từ bức xạ do vậy luật hạt nhân phải quy định về các chế độ pháp lý để bù đắp các thiệt hại hạt nhân. Phần này đưa ra các nguyên tắc về trách nhiệm pháp lý hạt nhân cần phải thể hiện trong luật hạt nhân.

Phần 5. Không phổ biến vũ khí hạt nhân và bảo vệ vật thể hạt nhân.

Phần này đề cập đến vấn đề thanh sát hạt nhân; kiểm soát xuất nhập khẩu; bảo vệ vật thể hạt nhân.

81

Mục tiêu chính của phần này là bảo đảm rằng vật liệu hạt nhân không được dùng vào mục đích sản xuất vũ khí hạt nhân, phương tiện nổ hoặc các mục đích phi nghĩa khác. Phần này nêu ra các nguyên lý rất hữu ích cho việc xây dựng luật hạt nhân quốc gia nhằm thực hiện những quy định về thanh sát của IAEA và bảo đảm vật liệu và công nghệ hạt nhân không được dùng sai mục đích.

Tóm lại, Cuốn Sách này đã đúc rút kinh nghiệm từ lịch sử phát triển của hệ thống luật pháp điều chỉnh các hoạt động hạt nhân trên toàn thế giới trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Điều đó phản ánh quá trình lâu dài bền bỉ của IAEA trong việc phát triển một sự đồng thuận về cách xử lý các vấn đề kỹ thuật và các vấn đề quản lý theo khuôn khổ luật pháp bao trùm các hoạt động liên quan đến hạt nhân sao cho tốt nhất với mục tiêu chính là giúp các quốc gia cơ sở luật pháp hạt nhân còn kém phát triển xây dựng bộ luật hạt nhân thích hợp nhất. Cuốn sách đã trình bày những yếu tố cơ bản cơ người soạn thảo hoặc quan chức của cơ quan lập pháp trong việc xây dựng và áp dụng luật hạt nhân. Đồng thời Cuốn sách này cũng đã giải thích toàn bộ những đặc trưng của luật hạt nhân, quá trình xây dựng và áp dụng luật hạt nhân và mọi yếu tố mà luật hạt nhân của mỗi quốc gia cần phải có nhằm điều chỉnh các hoạt động hạt nhân một cách an toàn và hoà bình cũng đều được thể hiện trọng cuốn sách này.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 81 - 83)