Thẩm quyền xét xử theo đối tƣợng

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 46 - 48)

“Thẩm quyền xét xử theo đối tượng là sự phân định thẩm quyền xét xử

giữa TAND và TAQS cũng như giữa TAQS các cấp căn cứ vào đối tượng phạm tội”(1). Như vậy những đặc điểm nhân thân của người phạm tội là căn cứ để phân định thẩm quyền xét xử giữa các Toà án.

Tại khoản 4 Điều 145 BLTTHS năm 1988 quy định: Toà án quân sự xét xử những bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của mình theo quy định của pháp luật. Theo đó những người phạm tội không thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS thì thẩm quyền xét xử của TAND. Đến BLTTHS năm 2003 thì không có quy định này, song theo Pháp lệnh tổ chức TAQS thì những đối tượng sau đây thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS.

- Những người phạm tội là quân nhân tại ngũ, công nhân, nhân viên quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý không phụ thuộc họ được thực hiện trước khi vào quân đội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.

(1)Giáo trình Luật TTHS – khoa luật – Trường ĐHQG Hà Nội năm 2004, tr 314

Trong trường hợp vụ án có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử TAQS, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì TAQS xét xử toàn bộ vụ án. Điều 18 Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự đã cụ thể hoá thẩm quyền xét xử theo sự phân định thẩm quyền xét xử giữa các cấp Toà án quân sự.

- Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử người phạm tội là quân nhân có cấp hàm từ thiếu tá trở xuống hoặc có chức vụ từ chỉ huy phó trở xuống hoặc có chức vụ từ phó chỉ huy trưởng trung đoàn và tương đương trở xuống.

Trên đây là những đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS. Ngoài những đối tượng trên thì những người phạm tội khác thuộc thẩm quyền xét xử của TAND nói chung trong đó có TAND cấp huyện nói riêng.

Việc quyết định thẩm quyền xét xử theo đối tượng như hiện nay tương đối hợp lý nếu có sửa đổi thì nên thu hẹp thẩm quyền xét xử của TAQS trong các trường hợp mà người phạm tội thực hiện những tội phạm không liên quan đến bí mật quân sự không gây thiệt hại cho Quân đội thì nên giao cho TAND giải quyết theo thẩm quyền chung.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 46 - 48)