Các giải pháp về tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Toà án cấp huyện.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 89 - 93)

nhiệm quá nhiều công tác văn phòng không tập trung được vào chuyên môn nghiệp vụ như hiện nay.

Toà án nhân dân Tối cao cần nghiên cứu để thành lập thí điểm các Toà chuyên trách ở Toà án cấp quận - cơ sở cho việc tăng thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện và yêu cầu kiến thức chuyên sâu một loại việc, biết nhiều loại việc.

Toà án nhân dân Tối cao cần nhanh chóng tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của từng bộ phận trong Toà án. Quy chế này cần chứa đựng những quy định về phạm vi trách nhiệm công tác, tạo cơ sở cho việc phân công lao động và sử dụng lao động hợp lý, phân định rõ ràng các mối quan hệ giữa lãnh đạo của Toà án với Thẩm phán xét xử, Hội thẩm, Thư ký và các cán bộ khác của Toà án, giữa Thẩm phán với nhau và các cán bộ khác của Toà án. Chí có trên cơ sở tổ chức phân công công việc khoa học và quan hệ phối hợp công tác hợp lý tôn trọng triệt để nguyên tác “khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” thì mới đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử của Toà án, trong đó có Toà án cấp huyện.

3.3.4. Các giải pháp về tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Toà án cấp huyện. án cấp huyện.

Vấn đề về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp nhất là cấp huyện trong những năm gần đây đặc biệt được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tại Nghị quyết 08 – NQ/TW của Bộ Chính trị BCHTW Đảng khoá IX “về một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp trong thời gian tới” điểm 4 Mục I đã khẳng định: “tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm cho các cơ quan tư pháp có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, có chế độ chính

sách hợp lý đối với cán bộ tư pháp”. “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hoá các cơ quan tư pháp, phấn đấu đến năm 2005 xây dựng đủ trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp từ Trung ương đến cấp huyện”. Về biện pháp tổ chức thực hiện Điều 3 Mục II Nghị quyết 08 đã chỉ rõ “Ban cán sự Đảng, Chính phủ chủ trì cùng Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao xác định rõ khoản ngân sách hàng năm cho các cơ quan tư pháp theo hướng tăng thêm để đáp ứng kịp thời, đầy đủ kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động cho các cơ quan tư pháp các cấp, trước mắt cần xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp cấp huyện”. Từ tinh thần trên, chúng tôi đề xuất những giải pháp cụ thể sau:

1. Giải pháp về tăng cường xây dựng cơ sở vật chất nhằm tạo ra môi trường cho hoạt động xét xử có hiệu quả.

Vấn đề đầu tiên cần phải được quan tâm là đầu tư xây dựng cơ bản. Toà án cấp huyện là cơ quan xét xử gần dân nhất, do đó phải được thiết kế phù hợp với đặc thù của hoạt động xét xử, tương xứng với cảnh quan của từng địa phương và đặc biệt phải đảm bảo tính trang nghiêm của cơ quan xét xử. Các mẫu thiết kế trụ sở Toà án cấp huyện hiện nay mới chỉ đảm bảo tính kiên cố, chưa toát lên được sự bề thế của nơi công đường đặc biệt là chưa có nét hiện đại và phù hợp với với sự phát triển của kinh tế xã hội. Mặt khác về cơ bản đa số các mẫu thiết kế này không đảm bảo tính tồn tại lâu dài, có trụ sở Toà án mới xây dựng xong đã có những chi tiết lạc hậu, không đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại.Việc thiết kế các mẫu trụ sở làm việc còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài chính chưa tính đến hiệu quả của đầu tư, chiến lược và hướng phát triển của Toà án cấp huyện.

Từ đó đòi hỏi Toà án nhân dân Tối cao cần có phương hướng kế hoạch cụ thể về tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Toà án cấp huyện. Với mô hình tổ chức Toà án cấp huyện có tối thiểu 10 biên chế trở lên, diện tích xây

dựng trụ sở làm việc của Toà án cấp huyện cần có ít nhất 2000 m2

với chiều dài mặt tiền trên 40m trở lên.

Về diện tích trụ sở dùng để làm việc phải căn cứ theo quy định tại Quyết định số 147/1999/QĐ-TTG ngày 5/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên do đặc thù của Toà án cấp huyện đòi hỏi phải có ít nhất 2 phòng xét xử, một phòng họp với diện tích mỗi phòng rộng khoảng 50m2, phần tiền sảnh phải đạt được giáng vóc bề thế và phải đảm bảo công năng sử dụng được từ 50 năm trở lên. Như vậy diện tích trụ sở của Toà án cấp huyện bao gồm nơi làm việc, hội họp, phòng xét xử tối thiểu phải có từ 250 m2

trở lên.

Về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Toà án cấp huyện cần được thống nhất về số lượng, chủng loại chất lượng các phương tiện trang thiết bị phục vụ cho hoạt động xét xử và kế hoạch trang bị hàng năm cho các Toà án cấp huyện. Trước mắt cần trang bị cho Toà án tủ, bàn ghế làm việc theo kiểu mới, máy vi tính để tiến tới nối mạng toàn ngành, máy photo, loa, âm ly, micro ở hội trường xét xử và xe máy phục vụ cho công tác điều tra, xác minh. Đồng thời với việc đầu tư mở rộng trụ sở, mua sắm trang thiết bị, Toà án nhân dân Tối cao cần tăng kinh phí để đảm bảo cho Toà án cấp huyện đủ mức cần thiết để hoạt động.

2. Giải pháp đảm bảo chế độ, chính sách cho các chủ thể tiến hành hoạt động xét xử.

Vấn đề về chế độ chính sách đối với các cán bộ của các cơ quan tư pháp nói chung và của cơ quan Toà án trong đó có Toà án cấp huyện hiện nay đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và được khẳng định trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Chúng tôi cho rằng giải pháp đổi mới chế độ, chính sách đối với những người tham gia công tác xét xử cần hướng tới những mục đích và yêu cầu sau đây:

thường của họ và gia đình họ. Trước mắt cần điều chỉnh sự cách biệt vô lý giữa mức lương của Thẩm phán các cấp theo hướng tăng hệ số mức lương cho Thẩm phán Toà án cấp huyện. Đồng thời thiết kế lại bậc lương thư ký theo hướng tiêu chuẩn Thư ký Toà án tốt nghiệp đại học luật (công chức loại A), tốt nghiệp trung cấp (công chức loại B). Đối với công chức loại A là nguồn bổ nhiệm Thẩm phán và những công chức này phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, do đó lương của thư ký phải cao hơn lương hiện hành. Nên quy định phụ cấp lương vượt khung đối với các trường hợp đã hưởng hệ số lương tối đa. Ví dụ: sau 3 năm được hưởng phụ cấp 5% và tiếp theo cứ 1 năm được cộng thêm 1% để tránh thiệt thòi cho những người có thâm niên công tác và có cống hiến lâu năm trong nghề Thẩm phán. Cần có chế độ chính sách ưu đãi để thu hút động viên những người đến nhận công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Cụ thể là có chế độ trợ cấp lần đầu bằng 3 tháng lương tối thiểu, được nâng lương sớm hơn quy định là 1/3 thời gian. Đối với những Thẩm phán được tăng cường có thời hạn từ 3 đến 6 tháng thì nên cho hưởng chế độ lưu trú trong thời hạn được điều động. Đối với những trường hợp điều động không thời hạn, thì được hưởng trợ cấp lần đầu như nói ở trên. Đối với những cán bộ có đủ thời gian công tác liên tục 10 năm ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi thì cần có quy định ưu tiên đối với họ trong việc chuyển vùng công tác.

Trong tương lai nên thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán suốt đời thay vì việc quy định nhiệm kỳ với thời hạn 5 năm như hiện nay – tạo điều kiện cho Thẩm phán thực hiện tốt nguyên tắc độc lập trong xét xử, mặt khác bảo đảm cho Thẩm phán tâm lý yên tâm công tác. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng Thẩm phán cần quy định cứ 10 năm tiến hành rà soát một lần xem xét những người không còn đủ tư cách, năng lực trên cơ sở đó thành lập Hội đồng đề nghị Chủ tịch nước hoặc Chánh án Toà án nhân dân Tối cao miễn nhiệm.

Ngoài ra các chế độ đãi ngộ khác đối với Thẩm phán và công chức Toà án phải được cụ thể rõ ràng đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Đặc biệt nên tránh tạo ra sự bất bình đẳng giữa các công chức Toà án nhất là những người trực tiếp tham gia tố tụng. Tránh tình trạng Thẩm phán được hưởng chế độ phụ cấp phiên toà, nhưng kinh phí cho khoản chi phí này lại không được cấp theo số vụ án mà lại cấp theo số biên chế.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 89 - 93)