Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và duy trì quy phạm này.
Công nhân mỗi khâu tự vệ sinh khu vực và dụng cụ của mình.
Tổ trưởng của từng khâu chịu trách nhiệm tổ chức và kiểm tra thực hiện quy phạm này.
Cán bộ giám sát chất lượng là người kiểm tra cuối cùng việc thực hiện của từng tổ. Những đánh giá, nhận xét, biện pháp sửa chữa được ghi lại trong biểu mẫu giám sát theo dõi vệ sinh dụng cụ - nhà xưởng: BM 03.
Cán bộ giám sát chất lượng hàng tuần lấy mẫu trên bề mặt trang thiết bị (mặt bàn, dụng cụ sản xuất, tay công nhân) ngay sau khi vệ sinh và khử trùng xong để đánh giá việc làm vệ sinh và khử trùng.
Tổ vệ sinh có trách nhiệm tổng vệ sinh nhà xưởng đầu và cuối mỗi ca Khi xảy ra sự cố, ngừng sản xuất, cô lập sản phẩm trong thời gian trên. V. LƯU TRỮ HỒ SƠ
Báo cáo giám sát vệ sinh dụng cụ - nhà xưởng. Báo cáo hành động sửa chữa khi có vi phạm.
Các kết quả vi sinh của các mẫu lấy trên bề mặt dụng cụ, thiết bị sau khi làm vệ sinh và khử trùng.
Hồ sơ được lưu trong 2 năm.
Ngày...tháng...năm Người phê duyệt
Nhà máy Chế biến Thực phẩm - Công ty CP CB HXK Cầu Tre 125/208 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
QUY PHẠM VỆ SINH - SSOP
SSOP 4: NGĂN NGỪA SỰ NHIỄM CHÉO
I. YÊU CẦU
Tránh sự nhiễm chéo từ những vật thể không sạch (như vật liệu bao gói) hay các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm (như dụng cụ, găng tay, quần áo bảo hộ lao động,...) hay từ các nguyên liệu sang thành phẩm.
II. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA CÔNG TY
Xưởng có kho bao bì, kho chờ đông, kho thành phẩm riêng biệt. Đồng thời có sự ngăn cách giữa các khâu trong nhà xưởng.
Hệ thống thông gió đi từ nơi sạch đến nơi ít sạch hơn.
Hệ thống thoát nước đi từ nơi sạch đến nơi ít sạch hơn và không có sự bắt chéo giữa nước sinh hoạt, nước sản xuất và nước thải.
III. CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN
Công nhân phải mặc bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, găng tay đúng quy định. Bảo hộ lao động, găng tay, yếm, khẩu trang phải đảm bảo sạch sẽ trước khi công nhân tiếp xúc với sản phẩm
Công nhân đảm nhận công việc ở khâu nào thì không được tự ý đi qua khâu khác, không được dùng tay tiếp xúc vào các dụng cụ, máy móc ở khâu khác không thuộc chức năng của mình. Nếu có yêu cầu đi qua khâu khác phải vệ sinh lại từ đầu.
Trong quá trình chế biến công nhân không đeo găng tay, tạp dề khi đi ra ngoài hoặc đi vệ sinh và khi trở lại thì dùng găng tay mới. Các loại găng tay đều được làm bằng vật liệu không thấm nước, không ảnh hưởng đến tính chất của thực phẩm. Ngoài ra, công nhân không được tiếp xúc với các chất thải, các vật thể bẩn trong khi vận hành hay làm việc.
Dụng cụ sản xuất được làm vệ sinh thường xuyên và để nơi quy định cụ thể.
Các bộ phận phải sử dụng đúng dụng cụ chuyên dùng cho từng bộ phận theo quy định. Không được sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm để vận chuyển nguyên liệu khác có thể gây lây nhiễm cho sản phẩm. Nếu đã sử dụng để vận chuyển sản phẩm khác, phương tiện phải được vệ sinh và khử trùng cẩn thận trước khi sử dụng lại để vận chuyển sản phẩm cuối.
Thiết kế các cửa tự động khép mở bằng inox. Khi sản xuất cửa của từng bộ phận phải luôn đóng kín.
Nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm phải để ở các khu riêng biệt. Thiết kế các ô cửa dành riêng để vận chuyển phế liệu. Phế liệu trong quá trình sản xuất sẽ được cho qua các ô cửa và được giữ ở một nơi riêng biệt. Ô cửa phế liệu đặt gần các bàn sơ chế để đảm bảo sau khi sơ chế xong, phế liệu thuận tiện cho việc đưa ra ngoài. Đường đi của nguyên liệu và phế liệu có sự tách biệt rõ ràng (đi song song nhau).
Thiết kế biển báo thích hợp bên ngoài khu vực sản xuất : phòng nguyên liệu, phòng định hình, phòng thành phẩm có đặt những biển báo nhắc nhở công nhân chấp hành an toàn lao động và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên lối đi vào mỗi khu vực đều có thiết bị rửa và khử trùng tay.
Bao bì được bảo quản và sử dụng đúng cách. Trước khi bao gói sản phẩm, bao bì luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ.