Phát triển cơ cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giao

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ liên kết 3t (Trang 102 - 108)

giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng nhiều, đặc biệt là hàng hóa quốc tế được vận chuyển bằng đường biển ngày càng chiếm tỉ trọng cao do đó, phát triển cơ sở hạ tầng là điều tối quan trọng giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, Logistics, vận tải, giao nhận hoạt động hiệu quả. Hàng hóa ở thành phố Hồ Chí Minh thường được tập trung nhiều ở Cảng Cát Lái và đây cũng là địa điểm chủ yếu mà Công Ty 3T tiến hành giao nhận hàng nhập khẩu. Hoạt động giao nhận muốn phát triển cần có sự phát triển của cở sở hạ tầng như bến cảng, hệ thống giao thông đường bộ, kho bãi tại cảng, máy móc thiết bị phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hóa, …Cơ sở hạ tầng có phát triển thì mới đảm bảo cho hoạt động giao nhận diễn ra một cách anh toàn, hiệu quả, đạt các yêu cầu cơ bản của hoạt động giao nhận về thời gian, chất lượng và chi phí. Hiện nay, tình trạng ùn ứ hàng hóa vẫn xảy

93 ra khiến cho hoạt động giao nhận trở nên khó khăn. Với một địa phương có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn như thành phố Hồ Chí Minh, khi hàng hóa không được giải phóng đúng lúc thì sẽ dẫn đến tình trạng ùn ứ, quá tải. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa đặc biệt là một số mặt hàng như tân dược, thực phẩm đông lạnh,…Do đó, nhà nước và các cơ quan chức năng cần có hướng giải quyết mới để khắc phục tình trạng này cũng như tái cơ cấu, nâng cấp cơ sở vận chuyển để phục vụ cho nhu cầu luân chuyển hàng hóa quốc tế.

3.3.2. Đẩy mạnh hình thức khai hải quan qua mạng, đơn giản hóa thủ

tục

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là một quy trình bắt buộc . Hiện nay, quy trình thực hiện thủ tục hải quan của nước ta còn khá phức tạp và mất nhiều thời gian để thực hiện. Khai báo hải quan điện tử mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp và cả cơ quan Hải quan trong việc thực hiện, kiểm tra, lưu trữ hồ sơ về hàng hóa. Các doanh nghiệp có thể giảm bớt thời gian làm thủ tục từ 30% - 50% do: thông qua hệ thống tiếp nhận khai báo điện tử, doanh nghiệp có thông tin phản hồi về việc chấp nhận hoặc từ chối nên các doanh nghiệp có thể chuẩn bị, bổ sung các chứng từ, hồ sơ đầy đủ và chủ động hơn trong việc thực hiện thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, thực hiện khai báo hải quan điện tử sẽ giúp cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan tiếp nhận nhanh chóng hồ sơ, theo dỗi tình tình của hồ sơ thông qua hệ thống điện tử, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Doanh nghiệp còn có thể tham khảo các thông tin về phía Hải quan như thông tin nợ thuế, chế độ,,… để chủ động trong kế hoạch kinh doanh của mình. Cơ quan Hải quan rút ngắn được thời gian tiếp nhận khai báo, giảm thời gian nhập liệu, có được số liệu thống kê chính xác và thay đổi phương pháp quản lý.

Tuy nhiên, trong quá trình khai báo hải quan điện tử, các doanh nghiệp còn vấp phải một số khó khăn như chưa có quy định pháp lý về chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, bản gốc,… nên khi doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử, ngoài việc truyền số liệu doanh nghiệp vẫn phải nộp bộ hồ sơ hải quan. Việc thông báo hải

94 quan điện tử sẽ phát sinh chi phí đối với doanh nghiệp về đào tạo cán bộ, trang thiết bị. Để thực hiện tốt khai báo hải quan điện tử trong quy trình thủ tục hải quan cần thực hiện một số các biện pháp sau đây:

 Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản pháp lý quy định về về pháp lệnh thương mại điện tử để quy định về giá trị pháp lý của dữ liệu điện tử, … để thúc đẩy thương mại điện tử và khai báo hải quan điện tử.

 Quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho các đơn vị trong ngành Hải quan một cách đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động của ngành.

 Quy định rõ ràng về hoạt động của đại lý hải quan.

 Tăng cường quan tâm đầu tư đào tạo cán bộ về công nghệ thông tin, ngoại ngữ để có đủ trình độ, nghiệp vụ chuyên môn để tiếp thu công nghệ mới  Có biện pháp khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho người khai Hài quan

như: cho phép các doanh nghiệp khai báo Hải quan qua mạng được ưu tiên làm thủ tục ngay, hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hình thức khai báo bằng cách sử dụng mã vạch 2 chiều. Việc áp dụng mã vạch trong quy trình giám sát hải quan hướng tới các mục tiêu: đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong công tác giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển bằng container khu vực cảng biển; giảm thời gian xử lí, đảm bảo chính xác, giảm áp lực công việc cho cán bộ công chức khi thực hiện nhiệm vụ giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực cảng biển; hỗ trợ cán bộ tại khâu kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, rà soát hồ sơ trong việc nhập dữ liệu thông tin về số tờ khai để tìm kiếm tờ khai, các chứng từ liên quan; ghi nhận thời gian hàng hóa thực nhập, thực xuất, thực tế kiểm tra; góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Khi việc ứng dụng mã vạch được triển khai trong thực tế sẽ mang lại nhiều lợi ích như: Tăng tính tự động của hệ thống thông quan điện tử; giảm khối lượng cộng việc cho cán bộ công chức Hải quan tại bộ phận giám sát; giảm thời gian cần thực hiện của cán bộ công chức trong từng quy trình nghiệp vụ, góp phần giảm thời gian thông quan,

95 giảm ùn tắc tại khu vực giám sát; nâng cao mức độ chính xác, đầy đủ của thông tin cập nhật vào hệ thống; cung cấp thông tin dữ liệu cho các khâu quản lí giám sát của cơ quan Hải quan như thanh khoản Manifest, bảng kê container ra, vào khu vực giám sát, và đặc biệt hơn cả là việc giảm thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp. Đây cũng là một trong nhiều giải pháp mà ngành Hải quan đang triển khai để giảm thời gian thông quan hàng hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Để thực hiện được việc ứng dụng mã vạch, phần mềm khai báo của doanh nghiệp và hệ thống của cơ quan Hải quan cần được bổ sung chức năng cho phép in trực tiếp mã vạch trên tờ khai. Đồng thời, cả phía cơ quan Hải quan và doanh nghiệp cần xây dựng chuẩn kết nối trên phần mềm giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp theo hướng cho phép trao đổi thông tin về mã vạch có chữ kí số; in mã vạch trên các chứng từ liên quan. Hỗ trợ doanh nghiệp tin học nâng cấp phần mềm khai hải quan ở các doanh nghiệp. Đồng thời cần tập huấn cho cán bộ hải quan Hải quan (thực hiện công tác giám sát) và doanh nghiệp.

3.3.3. Phát huy hiệu lực của luật Hải quan

Ngày 23/6/2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Hải quan số 54/2014/QH13 (Luật Hải quan năm 2014). Ngày 30/6/2014, Chủ tịch nước ký Lệnh số 12/2014/SL-CTN công bố Luật Hải quan. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Luật Hải quan 2014 là một bước tiến mới đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Luật Hải quan năm 2014 sẽgóp phần tạo nền tảng pháp luật thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020 đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chiến lược phát triển ngành Tài chính, chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tháo gỡ vướng mắc phát sinh, bất cập

96 chồng chéo trong hệ thống pháp luật hải quan, đảm bảo đồng bộ với các pháp luật liên quan đồng thời sửa đổi, bổ sung những quy định phù hợp với các cam kết quốc tế Việt Nam mới tham gia nhất là từ khi gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) và chuẩn bị cơ sở pháp luật để phục vụ hội nhập sâu, rộng hơn trong giai đoạn tới; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm cải cách thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện, thống nhất, tạo thuận lợi thương mại, thực hiện hải quan điện tử, một cửa quốc gia. Luật Hải quan 2014 còn nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế; trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan với cơ quan hải quan trong việc thực hiện pháp luật hải quan. Có thể thấy rằng, với nỗ lực sửa đổi, cải cách, điều chỉnh của nhà nước, ngành Logistics nói chung và ngành giao nhận nói riêng sẽ có được những thuận lợi nhất định trong việc thực hiện, xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như thực hiện dịch vụ của mình.

3.3.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ công chức hải quan

Mỗi ngày đều có một số lượng lớn các doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. để thực hiện việc các thủ tục nhanh chóng, chính xác và hiệu quả cần có đội ngũ cán bộ công chức hải quan có trình độ nghiệp vụ vững chắc, chuyên nghệp và có kinh nghiệm. Tay nghề chuyên môn của hải quan ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm thủ tục của người làm công tác giao nhận. Hơn nữa, cán bộ Hải quan ngoài kiến thức thì cần có năng lực để giải quyết những tình huống xảy ra với hàng hóa vì chỉ cần một chút sai sót trong việc kiểm tra, quản lý, thực hiện các thủ tục có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Chính vì thế, để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động giao nhận phát triển, việc đào tạo cán bộ Hải quan có thể thực hiện những biện pháp sau:

 Khuyến khích và bắt buộc các cán bộ Hải quan phải tự trau dồi kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, nhanh chóng nắm bắt, cập nhật những thông tin mới

97 về pháp luật, khoa học kĩ thuật ứng dụng trong công tác thực hiện thủ tục hải quan

 Tổ chức khóa học đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho các cán bộ cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

 Bên cạnh đó cần nâng cao kỷ luật, bắt buộc đội ngũ cán bộ công chức Hải quan thực hiện cam kết nói không với việc tiếp tay cho các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy trình thủ tục hải quan nhằm trốn thuế, nhập khẩu hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm hoặc buôn lậu.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Huỳnh Thúy Phượng và Nguyễn Đức Thắng, năm 2009. Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương. Nhà xuất bản Thống Kê.

2. Phạm Mạnh Hiền, năm 2012. Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương. Nhà xuất bản Lao Động và Xã Hội.

3. Trần Hòe. Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

4. Hà Thị Ngọc Oanh và các cộng sự. Kinh doanh Thương Mại Quốc Tế. Nhà xuất bản Lao Động và Xã Hội

5. Nguyễn Thị Liên Diệp, năm 2006. Chiến lược và Chính sách kinh doanh. Nhà xuất bản hồng Đức.

6. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, năm 2010. Logistics những vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản Lao Động và Xã Hội.

7. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân. Quản trị xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản Lao Động và Xã Hội.

8. TS. Triệu Hồng Cẩm, năm 2014. Vận tải quốc tế, Vận tải bảo hiểm quốc tế. Nhà xuất bản thống kê

9. http://www.baohaiquan.vn/

10. Danh mục các công ước quốc tế về hàng hải.

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ liên kết 3t (Trang 102 - 108)