Dự báo tình hình ngành giao nhận

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ liên kết 3t (Trang 88 - 89)

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, Logistics toàn cầu là một bước phát triển tất yếu. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi nằm trong vùng kinh tế năng động, phát triển nhanh và có những cảng biển tương đối lớn, hiện đại và đủ năng lực để vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn. Hơn nữa, lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng phát triển và các thủ tục hành chính được điện tử hóa, số hóa đã làm thay đổi hoạt động của rất nhiều ngành theo hướng tích cực hơn trong đó có ngành Logistics và giao nhận hàng hóa. Sự tiến bộ về khoa học công nghệ đã đưa hoạt đông giao nhận lên một tầm cao mới.

Theo thông tin của Cục hàng hải Việt Nam: Khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam dự kiến năm 2015 là 395-408 triệu tấn và đạt 634-678 triệu tấn vào năm 2020. Hiện 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển, hàng container dự báo qua cảng biển Việt Nam đến năm 2015 sẽ đạt từ 11,22-12,06 triệu TEU. Với nhu cầu về luân chuyển hàng hóa cao như vậy nhưng hiện nay, hệ pháp luật liên quan đến Hải quan, hàng hải,… vẫn chưa đồng bộ và thống nhất nên còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chung của toàn ngành. Một số những vướng mắc, khó khăn khác của ngành còn tồn tại như: cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện; thủ tục nhiêu khê, phức tạp; pháp luật chưa đồng bộ, chồng chéo; tình trạng buôn lậu, xuất nhập khẩu hàng cấm, hàng trái phép,… gây ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động thương mại trong nước cũng như gây ra nhiều bất ổn cho thị trường. Về phía doanh nghiệp, thị trường giao nhận có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt do các doanh nghiệp còn

79 hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính thống nhất nên cạnh tranh nhau về giá có thể dẫn đến việc một số doanh nghiệp phải đóng cửa.

Nhìn chung, ngành giao nhận nước ta đã có một số những đổi mới tích cực trong những thập kỉ vừa qua. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó cũng nảy sinh ra những vấn đề bất cập mà để giải quyết những vấn đề đó nhà nước cần có những chiến lược, chính sách lâu dài nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như kiến trúc thượng tầng để xây dựng nền tảng vững chắc giúp nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương nói riêng ngày càng phát triển. Song song với việc nỗ lực đưa ra đường lối đúng đắn của nhà nước thì bản thân các doanh nghiệp cũng cần tự trang bị cho mình những chiến lược phù hợp ở mỗi thời kì, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, nắm bắt kịp thời những đổi mới về pháp luật trong nước cũng như các công ước quốc tế, phát triển dịch vụ để giúp đóng góp một phần trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước cũng như chính là phát triển sự nghiệp lâu dài của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ liên kết 3t (Trang 88 - 89)