Phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và nâng cao dân trí

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 104 - 107)

- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của

3.5.2.1. Phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và nâng cao dân trí

Đây là sự nghiệp thường xuyên, lâu dài và thành công của nó cũng có quan hệ mật thiết đến vai trò của TTĐC. Hơn nữa, đây cũng là điều kiện để bảo đảm thực hiện tốt các giải pháp phát triển hệ thống TTĐC quốc gia.

Vấn đề phát triển kinh tế luôn là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, là cơ sở và mục tiêu phát triển của xã hội, trong đó TTĐC không ngoại lệ. Việc xây dựng một nền tảng kinh tế bền vững là cốt vật chất của các tiến trình xã hội luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước coi trọng. Các đề xuất, nghiên cứu sâu về giải pháp phát triển kinh tế không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn, ở đây chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến hai khía cạnh quan trọng của sự cần thiết phải phát triển kinh tế như một nhiệm vụ trọng tâm, then chốt để đảm bảo cho các giải pháp phát triển hệ thống TTĐC ở nước ta được thực hiện tốt, có hiệu quả thiết thực.

Thứ nhất, vấn đề phát triển kinh tế để có khả năng tăng nguồn đầu tư cho TTĐC. Như đã phân tích ở trên, trong điều kiện hiện nay, phương tiện TTĐC cần phải phát triển trước một bước so với các lĩnh vực khác. Song trong điều kiện các thành tựu khoa học kỹ thuật thế giới, đặc biệt trong công nghệ truyền thông, phát triển một cách nhanh chóng, mạnh mẽ như hiện nay, thì đó không là vấn đề đơn giản. Nhìn một cách thực chất thì chúng ta không thể chỉ dựa vào sự phát triển của khoa học công nghệ trong nước để phát triển hệ thống TTĐC ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ. Việc xây dựng và phát triển một hệ thống TTĐC hiện đại, có khả năng phát triển trước một bước trở thành mũi xung kích, mở đường cho sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải gắn liền với với mở cửa và tiếp thu trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Do đó vấn đề đặt ra là phải tăng khả năng đầu tư của Nhà nước đối với hoạt động TTĐC. Như thế cũng có nghĩa là nếu kinh tế của chúng ta không phát triển mạnh mẽ, hoặc chỉ cần bị chững lại vì một lý do nào đó, thì chắc chắn nguồn đầu tư cho TTĐC cũng sẽ bị giảm thiểu.

Khía cạnh thứ hai cũng có liên qua mật thiết đến sự phát triển của TTĐC đó là thu nhập, mức sống của người dân. Nếu đời sống kinh tế của cộng đồng, của nhân dân không có những bước phát triển lên những trình độ mới thì cho dù chúng ta có một hệ thống phương tiện TTĐC hiện đại ngang tầm với trình độ của thế giới cũng sẽ chẳng để làm gì vì đối tượng mà TTĐC phục vụ công chúng của chúng ta sẽ không có bất cứ sự hứng thú, quan tâm nào đến tiến trình này. Đơn giản là vì họ còn phải dành nhiều sự quan tâm hơn đến cuộc sống thường ngày, đến những lo

toan vật chất cơ bản của cuộc sống hơn là đến các chương trình, sản phẩm mà TTĐC chuyển đến họ. Thêm vào đó, ngoại trừ một bộ phận nhỏ những người có điều kiện kinh tế ở thành thị có khả năng tự sắm cho mình những thiết bị nghe, nhìn hiện đại có thể thu nhận những sản phẩm, chương trình truyền thông quốc gia, đa số đông còn lại sẽ không lấy đâu ra tiền để mua sắm những vật dụng mà dưới con mắt của họ là "xa xỉ" đó. Do đó, nhân dân cũng không thể tiếp nhận thông tin từ các phương tiện TTĐC. Khi mà các sản phẩm, chương trình TTĐC không đến được với đối tượng của mình thì rõ ràng TTĐC cũng sẽ không thể phát triển. Như thế, tất cả những khía cạnh trên cho thấy tầm quan trọng của việc phải tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế.

Song mặt khác, phát triển kinh tế không thể tách rời với phát triển văn hoá, giáo dục và nâng cao dân trí. Sự phát triển kinh tế là điều kiện cần song chưa đủ để có một xã hội phát triển toàn diện. Một xã hội phát triển đòi hỏi sự phát triển kinh tế phải gắn với sự phát triển văn hoá, giáo dục và nâng cao dân trí. TTĐC chỉ có thể hội tụ đầy đủ những điều kiện khách quan cho sự phát triển khi xã hội đạt được một trình độ nhất định nào đó về văn hoá và dân trí. Về mặt khách quan, sự phát triển của văn hoá và trình độ dân trí tất yếu đòi hỏi nhu cầu được thông tin của xã hội. Đến lượt nó, nhu cầu được thông tin của xã hội trở thành tiền đề quan trọng và cần thiết đối với hoạt động TTĐC. Đó là quy luật vận động nội tại của bản thân TTĐC trong xã hội hiện đại.

Mặt khác, trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi các quốc gia đều phải mở cửa và hội nhập quốc tế. Điều đó cũng kéo theo nhu cầu phải trao đổi, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc mà TTĐC là một kênh, một cầu nối quan trọng. Sản phẩm, chương trình truyền thông của một quốc gia do đó cũng luôn phải chứa đựng những giá trị bản sắc riêng cũng như trình độ văn hoá của dân tộc, quốc gia đó. Đồng thời, để người dân có thể tiếp thu, hấp thụ được những giá trị văn hoá có tính phổ biến toàn nhân loại (những giá trị này đôi khi rất mới mẻ đối với quần chúng) và có thái độ đúng đắn trước những tác động xấu, tiêu cực, những giá trị phản văn hoá mà các phương tiện TTĐC kể cả trong nước và ngoài nước đang thường xuyên, không ngừng chuyển tải, thì tất yếu cũng đòi hỏi phải nâng cao văn hoá, giáo dục và trình độ dân trí. Như thế sự phát triển của văn hoá, giáo dục, dân trí sẽ tạo tiền đề thúc đẩy các giải pháp phát triển TTĐC trong nước. Đồng thời, điều

đó cũng tạo ra một nhu cầu, một nhận thức mới của quần chúng trong tiếp nhận, hấp thụ những giá trị đích thực mà các phương tiện TTĐC chuyển tải tới họ. Đến lượt nó, TTĐC trở lại thành động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.

Điều đó cho thấy tính tất yếu khách quan của sự cần thiết phải tiếp tục công cuộc đổi mới toàn diện lấy xây dựng, phát triển kinh tế làm trọng tâm, đồng thời gắn với phát triển văn hoá, giáo dục và nâng cao dân trí. Đây là những tiền đề, điều kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần đảm bảo thực hiện tốt các giải pháp phát triển TTĐC.

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)