Hệ thống thông tin đại chúng, những thành tựu đạt được trong những năm đổi mớ

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 39 - 40)

- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của

2.1.Hệ thống thông tin đại chúng, những thành tựu đạt được trong những năm đổi mớ

những năm đổi mới

Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, TTĐC và báo chí cách mạng Việt Nam trong những năm qua đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, về công nghệ và trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, thực sự là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, các loại hình báo chí trở thành một trong những động lực trực tiếp tham gia và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Quá trình phát triển của TTĐC và báo chí nước ta trong những năm đổi mới là thành quả của sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, là sự vận động biện chứng của mối quan hệ báo chí, công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng ngay từ những ngày đầu đã hưởng ứng tích cực quá trình đổi mới và sự nghiệp đổi mới vượt qua mọi khó khăn, từng bước giành thắng lợi đã tác động tích cực trở lại với báo chí, thúc đẩy báo chí phát triển.

Sự đổi mới và phát triển không ngừng của các loại hình báo chí có nguyên nhân sâu sa và trực tiếp là đường lối đổi mới công tác tư tưởng của Đảng. Đề ra khẩu hiệu “Đổi mới tư duy”, Đảng chủ trương triệt để giải phóng tư tưởng, phát huy cao độ sự năng động, sáng tạo của mọi cán bộ, đảng viên, của nhân dân trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng tạo động lực to lớn cho quá trình đổi mới. Xoá bỏ bao cấp về tư tưởng, Đảng đề ra cho hệ thống thông tin đại chúng và các lĩnh vực văn hoá khác yêu cầu vừa là: "Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội" vừa là "Diễn đàn tin cậy của nhân dân". Với chủ trương này, báo chí trở thành đầu mối thông tin hai chiều: Vừa tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước tới quần chúng và tổ chức quần chúng thực hiện, vừa phản ánh đời sống, tâm tư, nguyện vọng của người dân. Quá trình vận động của các đường lối, chính sách đó trong thực tiễn cả mặt thành tựu và yếu kém, bất cập, khuyết điểm giúp các cơ quan

lãnh đạo các cấp điều chỉnh, hoàn thiện nó. Đây là nguyên nhân có tính quyết định trong đổi mới tư duy của người làm báo, đổi mới nội dung thông tin, tăng tính chiến đấu, hiệu quả của báo chí cách mạng trong giai đoạn mới.

Xoá bao cấp về kinh tế, tài chính trong hoạt động báo chí cũng là chủ trương "cởi trói" cho hoạt động báo chí, khơi dậy tính chủ động, tinh thần sáng tạo của đội ngũ những người làm báo phù hợp với quy luật khách quan, với cơ chế thị trường định hướng XHCN. Báo chí được xã hội hoá, từng bước hội nhập cơ chế thị trường đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, văn hoá từng tự trang trải, tự tích luỹ để phát triển thoát ly dần sự lệ thuộc vào "bầu sữa" bao cấp về kinh phí. Nhờ đó báo chí không ngừng đổi mới nghiệp vụ, nội dung thông tin phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Hình thức ngày càng đẹp cả với Báo in, phát thanh, truyền hình và cũng mở ra điều kiện về kinh tế để số lượng báo chí tăng nhanh như hiện nay. Báo chí ngày càng đến với đông đảo bạn đọc không có nghĩa là không khiếm khuyết, bất cập, yếu kém. Vấn đề này sẽ được đề cập ở phần sau. Để làm rõ thành tựu và khuyết điểm, đề án này sẽ lần lượt trình bày những mặt chủ yếu của hai mặt trên, rút ra bài học kinh nghiệm và kiến nghị phương án cũng như những giải pháp quan trọng.

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 39 - 40)