- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của
2.2.2. Phương tiện thông tin đại chúng với việc góp phần xây dựng tư cách chủ thể kinh tế của nhân dân
cách chủ thể kinh tế của nhân dân
Trong những năm vừa qua, trong bối cảnh đổi mới toàn diện nổi bật nhất là đổi mới kinh tế, các phương tiện TTĐC đã tích cực chủ động tham gia vào đời sống kinh tế, kịp thời động viên khuyến khích và phổ biến những mô hình phát triển kinh tế trang trại hay việc quản lý kinh tế có hiệu quả, cũng như phổ cập rộng rãi các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ ứng dụng cho các khu vực kinh tế. Đã đăng tải nhiều bài viết giới thiệu những kinh nghiệm, những bài học thành công của các nước trong khu vực.
Góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng tư cách chủ thể kinh tế của ND, các phương tiện TTĐC đã bước đầu tạo ra được một kênh giao tiếp, một cầu nối giữa
Nhà nước với các chủ thể kinh tế. Nhìn chung, trên lĩnh vực kinh tế, các phương tiện TTĐC có uy tín đều mở nhiều chuyên mục, chương trình ghi nhận những ý kiến, phản ánh của quần chúng đến các cơ quan chức năng, trong đó đáng chú ý là “Diễn đàn doanh nghiệp trẻ” của Đài Truyền hình Việt Nam. Chuyên mục đã nêu lên những suy nghĩ của tác giả và cũng là sự quan tâm chung của xã hội đối với những ưu điểm và tồn tại của việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế. Đây là một vấn đề được đông đảo mọi giới xã hội quan tâm như lĩnh vực “đảng viên có được làm kinh tế tư nhân hay không?” đây là sự phản ánh đến với những người làm công tác quản lý. Có thể thấy các phương tiện TTĐC đã bước đầu phát huy có hiệu quả chức năng cầu nối giúp ghi nhận, phản ánh những nguyện vọng, kiến nghị, dư luận chung của xã hội, của các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh tế gia đình về những vấn đề bức xúc, những bất cập trong các chủ trương, chính sách của Nhà nước đến các cơ quan có chức năng. Những hoạt động cụ thể này đã giúp các cơ quan chức năng có được thông tin sát với thực tiễn để có thể cùng với các doanh nghiệp, các chủ thể hoạt động kinh tế cùng nhau trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc cản trở, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành viên tham gia hoạt động kinh tế trong xã hội có thể làm chủ đời sống kinh tế của họ và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Trong những năm gần đây, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, quá trình này không tránh khỏi những khuyết tật của nền kinh tế thị trường đó là sự phân hoá giầu nghèo, bất công xã hội có chiều hướng gia tăng. Trước thực trạng đó, Đảng trực tiếp chỉ đạo hệ thống phương tiện TTĐC phải tăng cường chức năng quản lý thực hiện thông tin nhiều chiều, phát huy vai trò của mình trên mặt trận kinh tế xã hội để kịp thời ghi nhận, phản ánh đưa ra công luận những sự bất công, vô lý tồn tại hoặc đang xuất hiện, đặt những tồn tại đó vào chương trình nghị sự chung của xã hội, thành vấn đề mà Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng nói chung và cả xã hội phải cùng nhau giải quyết. Những thắc mắc, băn khuăn của đông đảo dư luận xã hội xung quanh vấn đề này đã được các cơ quan có chức năng thông qua phương tiện TTĐC kịp thời giải thích, làm sáng tỏ và nhanh chóng trở thành một kênh đối thoại giữa các cơ quan chức năng và quần chúng cùng nhau giải quyết những vướng mắc, tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và kích thích sự phát triển kinh tế song vẫn đảm bảo những quyền lợi chính đáng của người lao động.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng nhìn một cách thực chất và toàn diện, các phương tiện TTĐC còn chưa thực sự ngang tầm với đòi hỏi của thực tế, mới chỉ dừng lại chủ yếu ở những thông tin có tính thời sự. Những thông tin này đã phản ánh một cách khá đa dạng những mặt khác nhau của thực tiễn hoạt động kinh tế, như khả năng dự báo, nhất là dự báo có tính chiến lược hoặc cụ thể hoá còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Thêm vào đó còn tồn tại một bộ phận không nhỏ những người làm công tác thông tin đại chúng còn hạn chế về trình độ nhận thức, thiếu những bài viết có tính phê bình, tính chiến đấu cao. Vấn đề đặt ra là làm sao trong tương lai các phương tiện TTĐC của chúng ta có thể góp phần chủ động hơn vào việc định hướng, dự báo tổng kết thực tiễn để xuất hiện những quá trình hoạch định chính sách với tư cách một người tham dự thực sự.