Hình thành chiến lược phát triển hệ thống thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 78 - 80)

- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của

3.1.1.Hình thành chiến lược phát triển hệ thống thông tin đại chúng

Trong khuôn khổ định hướng chung về phát triển xã hội, chúng ta cần xây dựng một chiến lực phát triển TTĐC trên cơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội thực tế của nước ta, trong đó bao gồm hàng loạt các vấn đề như: Quy hoạch mạng lưới TTĐC; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại; đào tạo ĐNCB; chính sách tài chính (đầu tư, tín dụng, thuế khoá,…). Những chính sách cụ thể trong khuôn khổ chiến lược đó cần được triển khai và thực hiện nhất quán đến năm 2020, thậm chí xa hơn nữa theo hướng vừa phát triển và quản lý tốt, đủ sức đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước mở rộng sự giao lưu và ảnh hưởng quốc tế của các phương tiện TTĐC với những mục tiêu và định hướng chính trị đã được xác định.

Việc xây dựng chiến lược phát triển TTĐC trước hết cần chú trọng việc thực hiện dân chủ hoá và xã hội hoá hoạt động TTĐC. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và bùng nổ thông tin mạnh mẽ, thông tin ngày càng có ảnh hưởng và sức mạnh chi phối đến mọi sinh hoạt của đời sống xã hội, thực sự là một trong những động lực quan trọng đối với sự phát triển của xã hội hiện đại. Do đó, TTĐC - phương tiện để truyền tải thông tin đến với quần chúng - ngày càng cho thấy vai trò của nó đối với định hướng phát triển của xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì việc dân chủ hoá và xã hội hoá mọi quá trình xã hội, trong đó có hoạt động TTĐC, là một thực tế đáp ứng đòi hỏi khách quan của xã hội.

Nghị quyết của Bộ Chính trị TW Đảng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đa dạng hoá nội dung và hình thức thông tin để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của xã hội. Đây là chủ trương có tính định hướng quan trọng nhằm từng bước xã hội hoá TTĐC. Quán triệt tinh thần đó, các phương tiện TTĐC cần chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin trên các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, ở các nội dung và hình thức. Về mặt kỹ thuật phải bảo đảm đưa thông tin đến được với mọi nhà, mọi vùng, phù hợp với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, với những sản phẩm có giá trị văn hoá và xã hội cao, đáp ứng sự mong đợi của đông đảo quần chúng nhân dân. Để đạt được điều đó, chúng ta cần sớm có quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng bộ về cả cơ cấu nhân sự và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của các phương tiện TTĐC, phấn đấu đến năm 2020 tuyệt đại bộ phận dân cư, đặc biệt là

dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ở biên giới,… có điều kiện thực tế trong việc sử dụng diễn đàn các phương tiện TTĐC để bày tỏ ý chí và nguyện vọng của mình. Đồng thời, qua hệ thống các phương tiện TTĐC nhân dân cả nước có thể tiếp nhận kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình thời sự của đất nước. Trước mắt cần tập trung ưu tiên cho việc củng cố và phát triển, đặc biệt là nâng cao chất lượng một số loại hình báo chí. Đến năm 2010, chúng ta cần chú trọng mở rộng quan hệ trao đổi và giao lưu về TTĐC với các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc giữ vững độc lập, tự chủ, bảo vệ và giữ vững bản sắc, truyền thống văn hoá dân tộc. Trước bối cảnh đời sống chính trị quốc tế đang chuyển biến hết sức sôi động và phức tạp cùng với sự bùng nổ thông tin trên thế giới, việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại càng trở nên quan trọng. Nó không chỉ góp phần nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế mà còn góp phần quan trọng vào việc mở rộng và phát triển các mối quan hệ đối ngoại phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Với ý nghĩa đó, các phương tiện TTĐC cần nhanh chóng triển khai mạnh mẽ các chương trình phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh việc đưa thông tin và giới thiệu các ấn phẩm văn hoá nước ta ra nước ngoài, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, giá trị và tinh hoa văn hoá nhân loại, thực hiện đúng đắn và sáng tạo đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng và đa phương hoá các quan hệ quốc tế trong hoạt động TTĐC.

Chiến lược phát triển hệ thống TTĐC phải bao gồm việc quy hoạch và tổ chức hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác báo chí, TTĐC cả về mô hình đào tạo, nội dung chương trình, phương thức giảng dạy, học tập, trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật,… Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được ĐNCB làm công tác TTĐC có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, có kiến thức sâu rộng, có trình độ nghiệp vụ tinh thông, đặc biệt là có phẩm chất đạo đức trong sáng, trung thực, gắn bó với cơ sở, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, xứng đáng là những chiến sĩ xung kích chiến đấu trên mặt trận tư tưởng - văn hoá. Đây là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt và cấp bách, là khâu căn bản và then chốt nhất bảo đảm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển TTĐC của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới.

Xác định chính sách tài chính trong hoạt động TTĐC, tạo điều kiện cho TTĐC thoát khỏi tình trạng quan liêu bao cấp mà không sa vào khuynh hướng thương mại hoá là một vấn đề bức thiết hiện nay. Trong xã hội ta, phương tiện thông tin không thể trở thành một ngành kinh doanh theo đúng nghĩa của từ đó, cho dù đó là một ngành kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận. Song cũng cần thấy một thực tế là tình hình kinh tế hiện nay của đất nước không có khả năng đầu tư nhiều cho các phương tiện TTĐC, do đó Nhà nước chủ trương cho phép các cơ quan hoạt động TTĐC có thể năng động, sáng tạo, trong việc chủ động tìm thêm những nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân khác trong những điều kiện cho phép để tự trang trải một phần chi phí tái đầu tư. Để thực hiện tốt chủ trương này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải nhanh chóng xây dựng các chính sách cụ thể, quy định chặt chẽ vấn đề này như một nội dung quan trọng trong khuôn khổ định hướng chung chiến lược phát triển TTĐC ở nước ta. Chính sách tài chính rõ ràng đối với các phương tiện TTĐC sẽ cho phép các cơ quan hoạt động TTĐC có sự chủ động trong mỗi kế hoạch phát triển của đơn vị mình, từ đó có được hiệu quả cao nhất trong công tác.

Tóm lại, có thể thấy rằng đã đến lúc chúng ta cần xây dựng một chiến lược phát triển TTĐC ở tầm vĩ mô nhằm đảm bảo một định hướng phát triển rõ ràng, nhất quán của bản thân hoạt động TTĐC trên cơ sở sự phát triển đồng bộ, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực liên quan đến hoạt động TTĐC. Chúng tôi cho rằng sự cần thiết và tầm quan trọng trong việc có một chiến lược phát triển TTĐC chính ở chỗ nó cho phép tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy cao nhất tính chủ động sáng tạo và khả năng hoạt động độc lập của các phương tiện TTĐC song vẫn phải đảm bảo

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 78 - 80)