Phương tiện thông tin đại chúng với việc góp phần hoàn thiện thể chế chính trị đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 54 - 57)

- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của

2.2.3.Phương tiện thông tin đại chúng với việc góp phần hoàn thiện thể chế chính trị đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân

chế chính trị đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân

Việc hoàn thiện thể chế chính trị đảm bảo QLCT của ND ở nước ta thực chất là việc từng bước củng cố HTCT hiện nay, nhằm tạo ra sự cân bằng, ổn định và phối hợp nhịp nhàng giữa Đảng - Nhà nước - Nhân dân theo nguyên tắc: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”.

Trong những mục tiêu đó, nhiệm vụ cụ thể để hoàn thiện thể chế chính trị đảm bảo QLCT của ND, việc khẳng định về cả lý luận và thực tiễn sự lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối của Đảng Cộng sản đối với toàn bộ HTCT là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Nhận thức đựơc tầm quan trọng đó, trong mọi hoạt động của mình, các phương tiện TTĐC ở nước ta luôn nêu cao, khẳng định tính tất yếu về vai trò lãnh đạo của Đảng với ý nghĩa như điều kiện then chốt, hạt nhân của một thể chế chính trị đảm bảo QLCT thuộc về ND.

Trong những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện sứ mạng đó, một mặt các phương tiện TTĐC chủ động, tích cực phát huy thế mạnh, vai trò của mình trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh. Không ngừng nêu cao, khẳng định những thành quả đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên ôn lại những thắng lợi vĩ đại và truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân các dân tộc trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Song song với việc khẳng định bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng và những cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối của Đảng đối với HTCT, để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới, các phương tiện TTĐC cũng là lực lượng đi đầu trong cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phát động các phong trào thi đua trong toàn Đảng, đấu tranh phê bình và tự phê bình, thực hiện nghiêm túc, triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm tạo ra một chất lượng mới trong sinh hoạt và tổ chức của Đảng, trước hết là việc sưu tầm chọn đăng nhiều tin bài có chất lượng cao, giá trị lớn về cả lý luận và thực tiễn.

Về cuộc đấu tranh phê bình và tự phê bình trong Đảng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số bài phân tích các bài học kinh nghiệm trong xây dựng chỉnh đốn Đảng ở các nước XHCN anh em khác của các nhà nghiên cứu lý luận. Những bài viết này đều có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn cũng như đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Những nỗ lực của các phương tiện TTĐC trong thời gian gần đây đã đáp ứng một cách có hiệu quả nhu cầu học tập, nghiên cứu lý luận và đấu tranh tự phê bình của đông đảo cán bộ đảng viên, qua đó bước đầu tạo ra một sức sống mới trong toàn Đảng, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với xã hội.

Góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, các phương tiện TTĐC đang tích cực góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chính trị cấp bách hiện nay: Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách thủ tục hành chính. Trong chương trình hành động chung, các phương tiện TTĐC với khả năng tổ chức diễn đàn, xác lập các chương trình nghị sự xã hội đặc trưng của mình, đã thường xuyên đưa nhiều tin bàn phản ánh hoạt động của các cơ quan xây dựng pháp luật cũng như thực tế thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước. Đồng thời, bản thân các phương tiện TTĐC tự mình trở thành cầu nối truyền tải những quan điểm, thái độ của quần chúng đến các cơ quan chức năng. Vấn đề này các báo đài đã xây dựng được các chuyên mục: “Phổ biến kiến thức pháp luật”,….

Bên cạnh những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các phương tiện TTĐC còn có những đóng góp không nhỏ trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước thúc đẩy quá trình đổi mới cải cách hành chính. Quá trình này đang được các phương tiện TTĐC từng bước

đẩy mạnh thông qua việc đa dạng hoá nội dung và hình thức thông tin, chủ động đưa các tin bài được ghi nhận và phản ánh từ nhiều nguồn, nhiều chiều một cách thường xuyên hơn nhằm tạo ra một cơ chế quản lý, giám sát bằng thông tin đối với việc thực thi các mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước, góp phần tạo ra một môi trường có các thủ tục hành chính ngày càng thông thoáng.

Việc hoàn thiện thể chế chính trị ở nước ta phải gắn liền với chủ thể của quyền lực đó là ND. Góp phần nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân, mở ra trong họ sự nhận thức về vai trò chính trị - xã hội và tư cách chủ thể trong tiến trình phát triển của lịch sử, các phương tiện TTĐC một mặt thường xuyên đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đồng thời thông qua nhiều hoạt động cụ thể, đa dạng, tích cực xây dựng trong quần chúng sự nhận thức đúng đắn và toàn diện về những giá trị lịch sử và văn hoá của truyền thống dân tộc đang khơi dậy tình cảm và lòng tự hào truyền thống văn hoá và bản sắc lâu đời của đất nước và dân tộc với truyền thống hào hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Như thế, việc khẳng định vài trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và NDLĐ đã giúp cho quần chúng nói chung ngày càng nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của họ đối với sự nghiệp cách mạng và do đó ngày càng chủ động, tự giác tham gia vào các công việc quản lý và điều hành xã hội.

Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng trong những việc phải làm để nâng cao quyền làm chủ của ND là tạo điều kiện, cơ hội cho người dân được làm chủ thông tin được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin và hơn thế nữa được tự do trao đổi thông tin. ý thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, trong những năm qua các phương tiện TTĐC đã tiến hành nhiều chương trình, nhiều biện pháp nhằm từng bước xã hội hóa thông tin giúp tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân có thể tiếp cận với các phương tiện TTĐC, qua đó có thể phát biểu mọi nguyện vọng, ý kiến thắc mắc và kiến nghị của mình đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước hay đối với một vấn đề, một nhóm vấn đề xã hội. Theo số liệu thu được, mỗi năm chương trình “Nhà nước - Pháp luật” của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng cũng như những cá nhân có thẩm quyền đã nhận và trả lời qua các chương trình phát sóng và qua điện thoại hàng ngàn đơn thư kiến nghị của bạn đọc khắp mọi nơi gửi tới. Điều đó cho thấy

rằng, chủ trương xã hội hoá thông tin ở nước ta đang ngày càng nhận được sự quan tâm ủng hộ của đông đảo quần chúng.

Những đóng góp và thành quả mà phương tiện TTĐC đạt đựơc trong việc góp phần thực hiện mục tiêu hoàn thiện thể chế chính trị đảm bảo QLCT của ND là không nhỏ. Song, trong điều kiện thực tế hiện nay do những điều kiện khách quan và chủ quan các phương tiện TTĐC chưa thực sự đạt tới trình độ xã hội hoá thông tin mà thực tiễn đòi hỏi, một trong những lý do căn bản là do trình độ cả lý luận và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên, biên tập viên chưa thực sự ngang tầm với nhiệm vụ trong khi đó lại làm việc trong một môi trường pháp luật thiếu đồng bộ. Hiện nay ở nước ta sự thiếu vắng một hành lang pháp lý chặt chẽ đã gây trở ngại không nhỏ đối với đội ngũ những người làm công tác báo chí, truyền thông, hạn chế họ phát huy khả năng và nâng cao trách nhiệm trong công tác. Mặt khác, do trình độ dân chí còn chưa cao, người dân chưa ý thức một cách đầy đủ về những quyền lợi chính đáng của mình, trong đó quyền sử dụng phương tiện thông tin đại chúng như một công cụ thể hiện QLCT, chưa thực sự tạo ra một sức ép đối với hoạt động thông tin đại chúng do đó nhiều nơi, phương tiện thông tin đại chúng có phần lơ là, mới chỉ dừng lại ở mức như một công cụ truyền tải những chỉ thị, đường lối của Đảng và Nhà nước chứ chưa trú trọng tới việc truyền tải thông tin phản hồi từ phía nhân dân. Đây là một trong những cản trở đối với quá trình quản lý và ra chính sách vì các cơ quan chức năng thiếu thông tin sát thực, phản ánh đúng tình hình đời sống kinh tế xã hội thực tế hiện nay. Do đó, để góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng cần phải phát triển theo hướng chuyển phát thông tin nhiều chiều, nhằm tạo ra một cơ chế: “Giám sát và cân bằng” giữa những mệnh lệnh của nhà nước và thông tin của xã hội để cùng các cơ quan nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 54 - 57)