Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển hệ thống thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 78)

- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của

3.1. Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển hệ thống thông tin đại chúng

chúng

chúng dựng một chiến lực phát triển TTĐC trên cơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội thực tế của nước ta, trong đó bao gồm hàng loạt các vấn đề như: Quy hoạch mạng lưới TTĐC; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại; đào tạo ĐNCB; chính sách tài chính (đầu tư, tín dụng, thuế khoá,…). Những chính sách cụ thể trong khuôn khổ chiến lược đó cần được triển khai và thực hiện nhất quán đến năm 2020, thậm chí xa hơn nữa theo hướng vừa phát triển và quản lý tốt, đủ sức đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước mở rộng sự giao lưu và ảnh hưởng quốc tế của các phương tiện TTĐC với những mục tiêu và định hướng chính trị đã được xác định.

Việc xây dựng chiến lược phát triển TTĐC trước hết cần chú trọng việc thực hiện dân chủ hoá và xã hội hoá hoạt động TTĐC. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và bùng nổ thông tin mạnh mẽ, thông tin ngày càng có ảnh hưởng và sức mạnh chi phối đến mọi sinh hoạt của đời sống xã hội, thực sự là một trong những động lực quan trọng đối với sự phát triển của xã hội hiện đại. Do đó, TTĐC - phương tiện để truyền tải thông tin đến với quần chúng - ngày càng cho thấy vai trò của nó đối với định hướng phát triển của xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì việc dân chủ hoá và xã hội hoá mọi quá trình xã hội, trong đó có hoạt động TTĐC, là một thực tế đáp ứng đòi hỏi khách quan của xã hội.

Nghị quyết của Bộ Chính trị TW Đảng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đa dạng hoá nội dung và hình thức thông tin để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của xã hội. Đây là chủ trương có tính định hướng quan trọng nhằm từng bước xã hội hoá TTĐC. Quán triệt tinh thần đó, các phương tiện TTĐC cần chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin trên các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, ở các nội dung và hình thức. Về mặt kỹ thuật phải bảo đảm đưa thông tin đến được với mọi nhà, mọi vùng, phù hợp với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, với những sản phẩm có giá trị văn hoá và xã hội cao, đáp ứng sự mong đợi của đông đảo quần chúng nhân dân. Để đạt được điều đó, chúng ta cần sớm có quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng bộ về cả cơ cấu nhân sự và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của các phương tiện TTĐC, phấn đấu đến năm 2020 tuyệt đại bộ phận dân cư, đặc biệt là

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)