năng của hoạt động TTĐC. Mục đích của công tác tư tưởng là nhằm tác động vào ý thức xã hội, hình thành và củng cố một hệ tư tưởng chủ đạo với những định hướng nhất định. Việc xây dựng một ý thức hệ xã hội chủ đạo là một trong những điều kiện tiên quyết, cơ sở quan trọng đảm bảo sự làm chủ quyền lực trong lĩnh vực tinh thần xã hội của giai cấp lãnh đạo xã hội. Trong nền chính trị XHCN, việc xây dựng, củng cố các giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong những đòi hỏi hàng đầu để đảm bảo tăng cường QLCT, cũng như phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Đồng thời, đó cũng là cơ sở cho sự tập hợp lực lượng quần chúng, phát huy những tiềm năng to lớn của nhân dân nhằm xây dựng, phát triển xã hội theo định hướng đã chọn.
Trên phạm vi toàn xã hội, nhiệm vụ đặt ra cho công tác tư tưởng chính là liên kết những thành viên riêng rẽ của xã hội thành một khối thống nhất trên cơ sở một lập trường chính trị chung, thái độ trách nhiệm tích cực nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào toàn bộ xã hội, hoạt động của các phương tiện TTĐC có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác tư tưởng. Lý luận báo chí vô sản và thực tiễn hoạt động của các phương tiện TTĐC đã chỉ ra vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn của TTĐC trong việc hình thành ý thức, quan điểm, lập trường giai cấp của quần chúng nhân dân lao động. Nhận thức này càng quan trong trong điều kiện xây dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tính chất mới mẻ và triệt để của cuộc cách mạng này đòi hỏi trình độ tự giác cao của tất cả mọi thành viên xã hội. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho TTĐC là phải lôi cuốn tất cả mọi bộ phận, lực lượng xã hội, phát huy trí tuệ và tài năng của họ trong công cuộc sáng tạo lịch sử. Quy mô của cuộc sáng tạo lịch sử càng mở rộng, trình độ văn hóa chung của nhân dân lao động càng được nâng lên thì quy mô hoạt động và khả năng tác động của TTĐC càng phát triển.
Chức năng có tính mục đích đầu tiên trong hoạt động tư tưởng của TTĐC chính là nâng cao tính tự giác của quần chúng nhân dân. Để nâng cao tính tự giác
của quần chúng, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí là phát triển nhận thức của họ. Trình độ nhận thức chính là tiền đề quy định trình độ tự giác của nhân dân lao động, đến lượt mình tính tự giác sẽ trở thành động lực mạnh mẽ cho những hành động sáng tạo trong lao động sản xuất và xây dựng xã hội.
Việc nâng cao trình độ và mở rộng giới hạn nhận thức nhằm hình thành sự tự giác trong nhân dân lao động đòi hỏi TTĐC phải quan tâm tới việc thông tin một cách đầy đủ, sinh động các sự kiện, hiện tượng đa dạng, phong phú của tự nhiên và xã hội, phân tích các mối quan hệ bên trong và giữa chúng với nhau, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của những mối quan hệ đó. Như vậy TTĐC mang đến cho công chúng bức tranh toàn cảnh về những hiện tượng mà chính họ cũng là nhân vật hoạt động trong đó. Hơn thế nữa, TTĐC giúp cho công chúng có sự nhìn nhận, đánh giá bức tranh đó trên quan điểm, lập trường chính trị của mình, từ đó xác định được vị trí, ý nghĩa của sự tham gia của bản thân họ vào những hoạt động chính trị xã hội và tự định hướng lại các hành vi cho phù hợp. ở đây yêu cầu về sự định hướng toàn diện của quần chúng trở thành yêu cầu chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ hoạt động tư tưởng của các phương tiện TTĐC.
Nội dung của tính định hướng xã hội toàn diện trước hết là khả năng nhìn nhận và thẩm định đời sống hiện thực một cách hệ thống. Đời sống xã hội hiện thực hàng ngày vô cùng phong phú, phức tạp và đa dạng. Mỗi sự kiện, hiện tượng, tiến trình diễn ra trong những điều kiện lịch sử cụ thể với những hình thức, tính chất, nội dung, phương thức và kết cục khác nhau. Yêu cầu đặt ra cho hoạt động thông tin đại chúng không chỉ dừng lại ở sự mô tả, phản ánh số lượng to lớn những sự kiện, hiện tượng và quá trình đó mà phải phát hiện trong chúng những mối quan hệ, qua đó chỉ ra cho quần chúng những vấn đề có tính bản chất, chiều hướng vận động chính của hiện thực. Cũng từ đó TTĐC giúp định hướng sự chú ý của quần chúng vào việc nhận thức cái gì là bản chất, là cần thiết. Như vậy vấn đề quan trọng là trên cơ sở khoa học, khách quan, TTĐC xây dựng một mô hình thông tin hợp lý về bức tranh thế giới khách quan để công chúng nhìn nhận và đánh giá.
Nội dung của tính định hướng xã hội bao hàm sự thẩm định giá trị của mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội là cơ sở hình thành thái độ của công chúng đối với các hoạt động đó và cả môi trường trong đó những hoạt động này diễn ra. Cơ sở của sự thẩm định giá trị này bao giờ cũng là quan điểm về quyền lợi giai cấp dưới
ánh sáng của hệ tư tưởng và những lý tưởng xã hội của giai cấp đó. Yêu cầu đặt ra đối với TTĐC là cùng với việc phản ánh những sự kiện, hiện tượng phong phú của đời sống hiện thực phải đánh giá được những giá trị của chúng hoặc cung cấp những thông tin cần thiết để công chúng có thể đánh giá một cách đúng đắn bản chất của các sự kiện, hiện tượng đó và ý nghĩa của chúng đối với hiện thực.
Tính định hướng còn bao gồm khả năng xác định mục đích hành động, hình dung được kết quả cần phải đạt đựơc phù hợp với lợi ích chung của giai cấp, của xã hội. Đồng thời là khả năng nắm được các điều kiện, phương tiện và các phương pháp để có thể thực hiện mục đích đề ra một cách có hiệu quả nhất. Các điều kiện, phương pháp này được quy định bởi những hoàn cảnh lịch sử, các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.
Với những đặc trưng và tiềm năng xã hội của mình, báo chí vô sản có năng lực to lớn trong việc xây dựng một quy mô thông tin phản ánh sự vận hành của đời sống hiện thực, tác động vào đông đảo quần chúng nhân dân lao động nhằm tạo nên những định hướng xã hội tích cực. Cơ sở nền tảng của năng lực đó là tính khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác - Lênin và những lợi ích của nhân dân lao động và của chế độ mà nó bảo vệ phù hợp với quy luật vận động của lịch sử. Tiếng nói của báo chí vừa là tiếng nói của Đảng Cộng sản - Đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh cho những quyền lợi chân chính của nhân dân, của dân tộc, vừa là tiếng nói của nhân dân lao động - phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, những giá trị văn hoá tinh thần, những lợi ích kinh tế, vật chất của họ. Sức mạnh định hướng của TTĐC của chúng ta thể hiện ở khả năng cuốn hút toàn bộ xã hội vào diễn đàn rộng lớn của phương tiện TTĐC, từ đó toàn Đảng, toàn dân đều tham gia thảo luận và giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước, phê bình và đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, cản trở sự phát triển của xã hội. Biểu hiện của tính định hướng trong hoạt động phê bình trên báo chí là tính chất xây dựng, đấu tranh để hướng đến cái đúng, cái thật, hướng đến những lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Phê bình và tự phê bình là vũ khí cần thiết và rất sắc bén, nó giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm. Vì khéo lợi dụng nó mà Đảng ta và nhân dân ta ngày càng tiến bộ. Đối với báo chí cũng vậy”.
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, những hoạt động của phương tiện TTĐC là nhằm nâng cao trình độ tự giác với sự định hướng xã hội toàn diện, tích cực dựa trên nền tảng là hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện qua đường lối cơ bản của Đảng Cộng sản. Những hoạt động đó của các phương tiện TTĐC luôn chịu sự chi phối về các lợi ích chân chính của giai cấp công nhân, của toàn thể dân tộc, của chế độ. Để thực hiện sứ mệnh của mình, nhiệm vụ đặt ra cho TTĐC là khẳng định những yếu tố tích cực, phát hiện và phản ánh những cái mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH, phê phán những tàn dư của chế độ cũ, những quan niệm, tập quán lỗi thời trong nội bộ nhân dân, phát huy trí tuệ, tài năng và mọi tiềm lực của đất nước, nhằm đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ chính trị to lớn. Cùng với nhiệm vụ đó, các phương tiện TTĐC cần tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết, dựa trên những cơ sở khoa học và những bằng chứng thực tế có tính thuyết phục nhằm vạch trần những luận điệu phản tuyên truyền của kẻ địch, những âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ chế độ và công cuộc xây dựng CNXH. Phương tiện TTĐC trở thành công cụ quan trọng trong việc củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong nội bộ quần chúng nhân dân, phát huy tích cực những thành quả ban đầu quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH.
Hoạt động tư tưởng có tính hướng đích của TTĐC còn được thể hiện ở chức năng giáo dục của nó. Giáo dục chính trị tư tưởng nhằm biến những tri thức mà mỗi con người thu nhận được thành chất lượng nội tại, thành quan điểm và lập trường tích cực của bản thân họ. Đó là cơ sở tiền đề đồng thời là kết quả có tính hướng đích của việc hình thành tính tự giác với định hướng xã hội toàn diện, chất lượng cần đạt được trong giáo dục chính trị tư tưởng là sự hình thành ý thức giai cấp của toàn thể nhân dân lao động, hình thành trong họ một thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, sự ý thức đầy đủ và đúng đắn về những giá trị lịch sử và văn hoá truyền thống, tạo lập trong quần chúng một tình cảm cách mạng sâu sắc. Bởi vì bên cạnh những yếu tố khác, tình cảm cách mạng có vai trò hết sức quan trọng, nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình cách mạng. V.I.Lênin nói: “Nếu không có tình cảm cách mạng trong quần chúng, không có những điều kiện thuận lợi cho tình cảm ấy phát triển thì không thể làm cho sách lược cách mạng biến thành hành động được” [29, tr. 59].
Bởi vai trò to lớn của nó trên mặt trận tư tưởng, TTĐC trở thành một trong những phương tiện quan trọng của Đảng trong việc thực hiện chức năng giáo dục
chính trị tư tưởng. Hoạt động chính trị - tư tưởng của báo chí dựa trên sự tác động có tính thuyết phục bằng việc thông tin các sự kiện, hiện tượng, các vấn đề của đời sống hiện thực mà trong đó hàm chứa những giá trị cần khẳng định. Để đảm bảo tính thuyết phục đối với những giá trị ấy, báo chí phải đưa ra được những minh chứng dựa trên những cơ sở khoa học đúng đắn, khách quan trong mỗi nhận định, đánh giá và luận điểm của mình. Sự minh chứng chặt chẽ và khoa học kết hợp với sự phản ánh kịp thời, phong phú các sự kiện, hiện tượng, vấn đề của đời sống hiện thực là cơ sở để tạo nên một chất lượng mới trong nhận thức của công chúng. Sự nhận thức một cách lý trí, tự giác những quan điểm về cuộc sống, những lý tưởng xã hội, những giá trị của hiện thực. Đó là những nền tảng nẩy sinh và quy định tính chất, mức độ của chính kiến, niềm tin vào tình cảm cách mạng của công chúng - Đó là chất lượng mà công tác giáo dục chính trị tư tưởng cần phải hướng tới. Đó cũng là những điều kiện nền móng tạo ra những cơ sở thiết yếu về mặt tư tưởng và chính trị xã hội nhằm không ngừng tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân.
- Chức năng quản lý và giám sát xã hội: Song song với các chức năng tư tưởng, TTĐC cũng thực hiện chức năng quản lý và giám sát xã hội. Quản lý xã hội là sự tác động có tính định hướng và thường xuyên của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý nhằm đảm bảo sự hoạt động, phát triển của tổ chức đó được đồng bộ, hiệu quả, đạt được những kết quả mong muốn. Để đảm bảo hiệu quả tác động của chủ thể quản lý đối với khách thể, nhất thiết đòi hỏi một quá trình nhận thức sâu sắc, đầy đủ và toàn diện về những mối quan hệ liên quan, những quy luật vận động phát triển khách quan và về bản thân khách thể quản lý, có nghĩa là phải có sự trao đổi thông tin. Chỉ với nguồn thông tin chính xác, toàn diện về đối tượng mới có thể xử lý, lựa chọn được những phương hướng và cách thức tác động hợp lý, có hiệu quả. Sự tác động ấy được thể hiện bằng quyết định quản lý và được truyền đến khách thể quản lý dưới dạng thông tin. Khách thể của quá trình quản lý là tất cả các bộ phận, đơn vị, các lĩnh vực khác nhau và nói chung là toàn bộ xã hội. Tất nhiên, có những phương thức quản lý khác nhau, với những công cụ khác nhau và do đặc trưng riêng của mỗi loại hình quản lý đạt được hiệu quả ở những mức độ khác nhau. Phương tiện TTĐC thực hiện chức năng quản lý thông qua dòng thông tin hai chiều liên tục từ chủ thể quản lý đến khách thể và ngược lại.
Bản thân xã hội là một tổ chức hết sức phức tạp, đa dạng, phong phú. Những mối quan hệ bên trong các hệ thống và bên ngoài các hệ thống với nhau của nó luôn có sự tác động chi phối lẫn nhau thậm chí gây nhiều, làm rối loạn các hoạt động chức năng, do đó có nguy cơ dẫn đến phá vỡ một số yếu tố trong hệ thống. Trong những trường hợp ấy, để có được hiệu quả quản lý thì chủ thể cần phải được cung cấp một cách đầy đủ những thông tin phức tạp, đa dạng về bản thân các yếu tố gây nhiễu phá hoại, về trạng thái bên trong của các yếu tố trong hệ thống. Đồng thời, những thông tin về quyết định quản lý cần phải được chuyển tải kịp thời đầy đủ đến khách thể quản lý, đến những khâu, những yếu tố cần tác động điều chỉnh. Do đó, hiệu quả của quá trình quản lý phụ thuộc trước hết vào tính đồng bộ của thông tin hai chiều thuận, ngược, đó cũng là điều kiện cần thiết cho khả năng tác động một cách có hiệu lực của chủ thể quản lý vào khách thể quản lý, làm cho khách thể quản lý vận động phát triển theo chiều hướng định trước.
Thông tin địa chúng chính là phương tiện để thực hiện sứ mạng cầu nối giữa hai chiều thông tin đó. Bằng cách tiến hành thu - phát thông tin hai chiều, các phương tiện TTĐC thực hiện chức năng quản lý của mình. Xã hội càng phát triển, nhu cầu đối với hoạt động TTĐC ngày càng lớn và toàn diện, do đó vai trò quản lý của TTĐC cũng càng lớn. Trong quá trình hoạt động của mình, phương tiện thông tin đại chúng luôn phải duy trì khả năng đảm bảo nguồn thông tin hai chiều, đồng thời, trên quy mô toàn xã hội, luồng thông tin hai chiều này cũng không thể tồn tại ở đâu khác bên ngoài tổng thể hoạt