Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình nghệ thuật trên phương tiện thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 90 - 92)

- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của

3.3.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình nghệ thuật trên phương tiện thông tin đại chúng

phương tiện thông tin đại chúng

Trong một thế giới đang diễn ra những thay đổi mau chóng dưới tác động của qúa trình toàn cầu hoá như hiện nay, người ta đã bắt đầu cảm nhận một cách rõ nét sự hiện diện của một không gian thông tin toàn cầu. Điều đó cũng có nghĩa là, cùng với sự lựa chọn mở cửa và hội nhập quốc tế của các quốc gia, các hoạt động TTĐC của một quốc gia sớm muộn cũng sẽ phải hội nhập vào nền truyền thông chung của thế giới.

Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển như nước ta hiện nay, khi TTĐC không có trong tay sức mạnh của tài chính và công nghệ hiện đại như

của các nước tư bản phát triển, thì sức sống của các phương tiện truyền thông đó sẽ không ở đâu khác ngoài sức mạnh văn hoá và bản sắc. Với nhận thức đó, chúng tôi nhận định rằng sự lựa chọn tối ưu hiện nay để giữ được chủ quyền quốc gia đối với các hoạt động TTĐC của mình không có sự lựa chọn nào tốt hơn là từng bước đẩy mạnh việc “văn hoá hoá" các quá trình, mô hình và sản phẩm của các phương tiện TTĐC trong nước. Cụ thể là mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình nghệ thuật trên các phương tiện TTĐC, phải làm sao cho hàm lượng văn hoá, chất nhân văn trong mỗi sản phẩm truyền thông của chúng ta ngày càng đậm hơn.

Sự lựa chọn cho tương lai của nền TTĐC quốc gia của nước ta trong một thế giới mà những hàng rào truyền thông của không gian thông tin quốc gia ngày càng bị xoá nhoà, phải là một mô hình truyền thông đáp ứng được những điều kiện đó là:

* Hiện đại song vẫn đậm nét truyền thống

* Sản phẩm truyền thông có hàm lượng giá trị nhân văn cao. * Thống nhất giữa tính giai cấp, dân tộc và nhân loại.

* Hội nhập và giữ vững bản sắc.

Khi xã hội phát triển ở trình độ ngày càng cao, những giá trị được chia rẽ ở các quốc gia, dân tộc sẽ lắng đọng trở thành những giá trị phổ biến và chính sự hiện diện thường xuyên một cách phổ biến của những giá trị đó, đặc biệt là trên các phương tiện TTĐC, ở mức độ nào đó, sẽ tự nhiên trở nên quen thuộc đến mức người ta chẳng có ý định phải tìm kiếm chúng. Khi đó sự khát khao sẽ giành cho những giá trị truyền thống. Bởi vì, xét đến cùng cho dù quá trình toàn cầu hoá có diễn ra sâu sắc đến mức trái đất trở thành một cái "làng thông tin" thì mỗi con người vẫn phải được sinh ra, sống và làm việc ở một khu vực địa lý nhất định với những truyền thống và bản sắc văn hoá riêng của vùng đó.

Việt Nam là một nước có truyền thống và bản sắc văn hoá lâu đời. Đây là kho tài nguyên vô giá mà ông cha để lại, hôm nay chúng ta có thể vững vàng và tự tin bước vào quá trình hội nhập quốc tế mà không sợ bị "hoà tan". Từ nhiều năm nay, Trung ương Đảng đã ra nhiều nghị quyết chỉ đạo việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Song qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các hoạt động TTĐC của nước ta hiện nay vẫn chưa thực sự đưa ra được những giải pháp, bước đi rõ ràng và nhất quán, chú trọng đầu tư để không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng của các loại hình nghệ thuật dân tộc vốn rất giàu chất văn hoá và mang bản

sắc tiêng của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Thực tế là trên các phương tiện TTĐC của nước ta hiện nay còn quá thiếu vắng các sản phẩm, chương trình truyền thông, các loại hình nghệ thuật chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống. Đây là vấn đề rất cần được sự quan tâm. Bởi vì, ngoài ý nghĩa giáo dục, bản thân việc sử dụng sức mạnh của các phương tiện TTĐC để giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống, nuôi dưỡng thường xuyên sự yêu thích và lòng tự hào của quần chúng đối với các giá trị văn hoá truyền thống cũng là một cách thức có hiệu quả để thu hút sự quan tâm của quần chúng đối với các chương trình, sản phẩm truyền thông trong nước. Rõ ràng đó cũng là một sự lựa chọn khả thi để từng bước mở rộng thị phần truyền thông. Bởi vì, nếu những sản phẩm, chương trình truyền thông mà các phương tiện TTĐC phát đi thực sự chứa đựng những giá trị nghệ thuật và văn hoá cao, thì sự yêu thích những loại hình nghệ thuật đó, quần chúng, khán thính giả nhất định sẽ giành sự quan tâm, ưu ái đến các phương tiện TTĐC trong nước.

Do đó, việc mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình nghệ thuật, nâng cao hàm lượng "văn hoá" trong các sản phẩm truyền thông là sự lựa chọn có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh khi, mà chúng ta phải đấu tranh chống những tác động tiêu cực của các phương tiện TTĐC nước ngoài cạnh tranh giành giật thị phần truyền thông. Đồng thời, về lâu dài, đó cũng là sự lựa chọn tất yếu cho sự phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền truyền thông quốc gia khi sự độc quyền về không gian thông tin bị thu hẹp do tác động của toàn cầu hoá.

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)