- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của
2.3.1.1. Về khách quan
Phương tiện TTĐC ở nước ta hoạt động trong một môi trường có những khó khăn đặc thù. Trong đó nổi bật là:
Thứ nhất, đó là môi trường thông tin hết sức phức tạp với sự hiện diện thường xuyên của các phương tiện TTĐC nước ngoài,… đồng thời việc sử dụng chảo thu phát vệ tinh một cách tự do của một bộ phận quần chúng nhân dân, cùng với đó là các ấn phẩm báo chí bằng tiếng Việt, tiếng Anh được đưa bằng nhiều nguồn khác nhau vào trong nước. Trong những thông tin được phát đi từ những nguồn này, có nhiều thông tin hoàn toàn đi ngược lại những chủ trương và đường lối chính trị của Đảng, của Nhà nước ta, gây nên những tác động tiêu cực và làm sai lạc sự định hướng phát triển đúng đắn của xã hội. Trong điều kiện nước ta còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đội ngũ những người làm báo chí, truyền thông còn mỏng và yếu cộng thêm trình độ khoa học còn hạn chế như hiện nay, sự hiện diện thường xuyên của các phương tiện TTĐC của nước ngoài, của các nguồn thông tin trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước đã và chắc chắn sẽ còn tiếp tục gây ra những trở ngại rất lớn đối với sự phát triển của các TTĐC ở nước ta.
Thứ hai, sự phân bổ dân cư không đồng đều là nguyên nhân dẫn tới những khó khăn rất lớn trong việc vận hành một mạng lưới hệ thống các phương tiện TTĐC. Sự phân tán dân cư dẫn tới thực tế là muốn hoạt động TTĐC có hiệu quả thì không thể không xây dựng và phát triển một hệ thống các phương tiện TTĐC trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng những đặc thù khác nhau của từng vùng, từ đó có sự quy
hoạch riêng cho từng khu vực khác nhau, cụ thể là phù hợp với mức độ tập trung dân cư, với tập quán và trình độ dân trí ở đó. Điều đó đòi hỏi trình độ của hoạt động TTĐC không chỉ phát triển theo bề rộng và mang tính phổ thông mà phải đi vào chiều sâu và có tính chuyên môn cao, và điều này tất yếu đòi hỏi chi phí về đầu tư kỹ thuật và con người tốn kém hơn nhiều lần. Với điều kiện kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật ở nước ta hiện nay rõ ràng chưa thể lập tức đáp ứng được. Do đó nguyên nhân này đã hạn chế rất lớn ảnh hưởng và quy mô tác động của phương tiện TTĐC đối với đời sống xã hội nói chung ở nước ta hiện nay.
Thứ ba, đặc điểm địa lý đa dạng với núi non hiểm trở, điều kiện giao thông đi lại khó khăn đã hạn chế rõ rệt sự chuyển tải của các phương tiện truyền thông, ấn phẩm. Các trạm phát sóng hình và tiếng tuy thuận lợi hơn song về cơ bản cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ về kỹ thuật thu phát và nguồn điện. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hơn cả là điều kiện giao thông đi lại khó khăn đã hạn chế khả năng thực hiện các tin, bài, phóng sự chứa đựng nội dung thông tin có tính thời sự ở địa phương, bởi vì những điều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện nay ở nước ta chưa cho phép có những cơ quan thường trú để làm tin bài tại chỗ. Do đó những tin, bài, phóng sự liên quan đến địa phương đến khi đến được với người đọc, người nghe thì thường thiếu cập nhật, không còn tính thời sự, còn những tin, bài, thông tin có tính thời sự được chuyển phát đến nhân dân các vùng sâu, vùng xa thì chủ yếu là các thông tin ở vùng đồng bằng, nơi tập trung đông dân cư và điều kiện đi lại thuận tiện hơn.
Thứ tư, trình độ phát triển kinh tế thấp là nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng lạc hậu về kỹ thuật chuyển phát thông tin và thiếu đầu tư để đổi mới, đa dạng hoá nội dung và hình thức của thông tin. Mặt khác, chính sự thiếu thốn về đời sống vật chất làm người ta ít quan tâm đến thông tin nhưng một nhu cầu thực sự, chưa nói đến người dân không có tiền để mua báo hằng ngày. Thực trạng là hiện nay ở nước ta, không ít người xem phương tiện TTĐC như là cái gì đó “có cũng được, mà không có cũng không sao”. Đây không chỉ là quan niệm của người dân, mà còn phổ biến ở nhiều cấp lãnh đạo. Thực tế này đã ngăn trở rất lớn những nỗ lực nhằm phát triển hệ thống TTĐC vì không ít người xem việc đầu tư vào phát triển phương tiện TTĐC như tiêu tốn tiền của vào một loại hàng hoá xa sỉ, không thiết thực. Thực trạng kinh tế thấp khiến người ta coi nhẹ tầm quan trọng của phương tiện TTĐC đã càng làm cho quy mô tác động của các phương tiện TTĐC đối với xã hội ở nước ta
trở nên nhỏ bé. Ngược lại, chính mức độ ảnh hưởng, tác động không lớn, không mạnh mẽ của các phương tiện TTĐC đỗi với xã hội lại càng làm cho những người có trách nhiệm ít chú ý, quan tâm đến ý nghĩa, vai trò của nó. Đây chính là tình trạng tiến thoái lưỡng nan, “vòng luẩn quẩn” của tình trạng TTĐC ở nước ta hiện nay.
Thứ năm, không thể phủ nhận thực tế là trình độ dân trí ở nước ta hiện nay rất thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa vùng thành thị, đồng bằng với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là nguyên nhân làm cho quy mô tác động và mức độ hiệu quả của thông tin đối với dời sống xã hội là không cao bởi vì mỗi chương trình truyền thông chỉ thu hút được một bộ phận rất ít công chúng quan tâm. Khi đối tượng của TTĐC có trình độ nhận thức thấp và chênh lệch lớn, để thu hút được người nghe, người xem đòi hỏi đội ngũ những người làm báo chí, truyền thông phải đa dạng hoá nội dung và hình thức thông tin, chia nhỏ đối tượng phục vụ để đáp ứng những thị hiếu khác nhau, điều đó cũng có nghĩa là phải có sự đầu tư khá lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ con người. Với những điều kiện kinh tế, kỹ thuật hạn hẹp và đội ngũ hoạt động TTĐC còn mỏng và yếu của nước ta hiện nay, đây là một thách thức không nhỏ.