Thích ứng với kinh tế thị trường, từng bước tự chủ về tài chính, bắt đầu hình thành kinh tế báo chí

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 47 - 49)

- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của

2.1.1.5. Thích ứng với kinh tế thị trường, từng bước tự chủ về tài chính, bắt đầu hình thành kinh tế báo chí

bắt đầu hình thành kinh tế báo chí

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều cơ quan báo chí đã tích luỹ, từng bước tự chủ nền tài chính, lấy thu bù chi, có cơ quan báo chí tự hạch toán, tự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, giảm bớt gánh nặng đầu tư của cơ quan chủ quản. Đã có một số cơ quan báo chí không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chính trị, mà vừa tăng nguồn thu còn đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, giảm chi cho ngân sách. Vấn đề kinh tế báo chí đã bước đầu hình thành trong các cơ quan báo chí.

Hiện nay báo chí hoạt động theo hai loại cơ chế phổ biến sau:

Một là, cơ quan báo chí hoạt động bằng ngân sách nhà nước, theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, cấp kinh phí hoạt động. Các cơ quan chủ quản cấp kinh phí hoạt động, bố trí trụ sở, đầu tư trang thiết bị. Do yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, một số báo, tạp chí phải bán dưới giá thành và được cơ quan chủ quản bù lỗ (số này phần lớn là các tạp chí nghiên cứu khoa học). Hàng năm báo chí của tỉnh trung bình được cấp từ 500 - 700 triệu đồng; báo chí của bộ, ngành được cấp từ 700 triệu

đến 1 tỷ đồng; các đài phát thanh truyền hình địa phương được cấp từ 1 - 2 tỷ đồng; tạp chí khoa học được cấp từ 50 đến 200 triệu đồng.

Hai là, Cơ quan báo chí và đài phát thanh truyền hình tự cân đối thu, chi, tự hạch toán kinh tế, tự đầu tư trang thiết bị và một số cơ quan báo chí tự mua hoặc thuê trụ sở làm việc, như một số cơ quan báo Đảng bộ địa phương, báo bộ ngành (Sài Gòn giải phóng, Hà Nội mới, Hải Phòng, Đầu Tư); một số đài phát thanh, truyền hình (Đài phát thanh truyền hình Hà Nội; Đài truyền hình T.P Hồ Chí Minh); Báo chí của tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp (Lao động, Tiền Phong, Thanh niên, Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí xưa và nay; Kinh tế nông thôn, Thế giới trong ta,…)

Là đơn vị sự nghiệp có thu, nhưng một số cơ quan báo chí đã cân đối thu chi và có lãi, thậm chí có ấn phẩm báo chí sau khi nộp thuế còn nộp cho cơ quan chủ quản hàng chục tỷ đồng/năm.

Hàng năm Nhà nước hỗ trợ 4 tỷ đồng cho các cơ quan báo chí có khó khăn. Từ năm 2002, Chính phủ dành 20 tỷ đồng/năm đặt hàng một số cơ quan báo chí làm các số chuyên đề để cấp không cho các tỉnh miền núi. Nhà nước cũng đã tạo hành lang pháp lý để các báo hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác hỗ trợ cho hoạt động báo chí.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các cơ quan chủ quản, điều kiện hoạt động của nhiều cơ quan báo chí ngày càng được cải thiện tốt hơn, thiết bị kỹ thuật hiện đại, thu nhập của người làm báo nhìn chung cao hơn mức thu nhập trung bình của cán bộ, cơ quan hành chính sự nghiệp. Một số báo trả lương và phụ cấp cho cán bộ, phóng viên khá cao, không thua kém các doanh nghiệp có thu nhập cao. Có báo trả lương và các khoản phụ cấp trách nhiệm cho Tổng biên tập, Phó tổng biên tập từ 20 - 30 triệu đồng/tháng, cá biệt có tổng biên tập hưởng mức lương 50 triệu đồng/tháng.

- Báo Sài Gòn giải phóng là cơ quan báo Đảng bộ địa phương có doanh thu cao nhất (năm 2002); tổng doanh thu 72.202 triệu đồng, nộp thuế 6.815 triệu đồng.

- Báo Công an T.P Hồ Chí Minh và báo An ninh thế giới là cơ quan báo bộ, ngành có doanh thu cao nhất (năm 2002): Báo Công an T.P Hồ Chí Minh tổng doanh thu 69.533 triệu đồng, nộp thuế 11.533 triệu đồng; Báo An ninh thế giới tổng doanh thu 50.020 triệu đồng, nộp thuế 4.728 triệu đồng.

- Báo Thanh niên là cơ quan báo chí đoàn thể có doanh thu cao nhất (năm 2002). Tổng doanh thu 181.626 triệu đồng (doanh thu từ báo chí là 62.614 triệu đồng, từ các hoạt động khác: 55.012 triệu đồng), nộp thuế 6.710 triệu đồng.

Đài Truyền hình T.P Hồ Chí Minh là đài địa phương có doanh thu cao nhất (năm 2002) tổng doanh thu: 338.014 triệu đồng, nộp thuế: 82.842 triệu đồng.

Doanh thu bình quân của các báo Đảng bộ địa phương là 1.000 - 1.500 triệu đồng. Thấp nhất là 520 triệu đồng. Doanh thu bình quân của các đài phát thanh - truyền hình là 1.200 - 2.000 triệu đồng.

Chưa cập nhật được thông tin, nhưng một điều chắc chắn rằng, trong hai năm 2004 và 2005 mức thu nhập của các tờ báo trên vẫn không ngừng tăng lên.

Kinh tế báo chí là vấn đề hết sức mới mẻ và phức tạp, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí đã có những chế tài quan trọng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế báo chí. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu sâu để có những chính sách phù hợp và kịp thời.

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)