Phương tiện thông tin đại chúng với việc nâng cao văn hoá chính trị và trình độ dân trí

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 60 - 62)

- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của

2.2.5.Phương tiện thông tin đại chúng với việc nâng cao văn hoá chính trị và trình độ dân trí

trị và trình độ dân trí

Khẳng định và làm sáng tỏ những chân giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ giúp củng cố và nâng cao địa vị của hệ giá trị mácxít trong đời sống tinh thần xã hội, mà bản thân điều đó chính là một phương pháp khoa học và vũ khí sắc bén nhất để chống lại mọi sự xuyên tạc, bài bác của các thế lực phản động. Các phương tiện TTĐC luôn thể hiện vai trò của lực lượng xung kích tiên phong, là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, góp phần bóc trần, đập tan mọi âm mưu phản tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Những hoạt động, thành tựu của TTĐC trong việc khẳng định những giá trị cách mạng, khoa học và nhân đạo của hệ giá trị mácxít được trình bày trong những phần nội dung phần trên của luận văn.

Việc nâng cao văn hoá chính trị đồng thời phải gắn với quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống các thiết chế thực thi quyền lực theo hướng dân chủ hoá, nâng cao trình độ, nghệ thuật lãnh đạo chính trị của cả HTCT. Trong lĩnh vực này, các phương tiện TTĐC bước đầu đã có những đóng góp tích cực trong các lĩnh vực lập pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, thúc đẩy quá trình dân chủ hoá việc ra các quyết định chính trị, hoàn thiện các thể chế bầu cử và ứng cử, cải cách thủ tục hành chính, chống quan liêu, cửa quyền,...

Song song với những hoạt động trên, để góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo chính trị, các phương tiện TTĐC với những chức năng riêng có và thế mạnh của mình đang không ngừng mở rộng nội dung thông tin phản ánh nhiều lĩnh vực hoạt động nhằm mục tiêu xã hội hoá mạnh mẽ các quá trình chính trị. Biểu hiện cụ thể của xu hướng này như đưa tin, phát sóng truyền hình trực tiếp hoạt động của các kỳ họp Quốc hội, các cuộc họp tổng kết công tác của Chính phủ, các cuộc gặp gỡ tiếp xúc, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội với cử tri, đưa tin, bài, phóng sự tường thuật, phản ánh kịp thời sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan hữu quan đối với những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Như thế, bằng cách tạo ra một môi trường mà ở đó chính trị, hoạt động chính trị được xã hội hoá rộng rãi, có sự quan sát và tham dự của đông đảo quần chúng, các phương tiện TTĐC đã góp phần xây

dựng một cơ chế giám sát, một áp lực buộc những người được giao trách nhiệm lãnh đạo, quản lý xã hội phải thường xuyên tự điều chỉnh bản thân họ, phải gần gũi quần chúng, không dễ lạm quyền, không thể cẩu thả và phải thường xuyên nghiêm khắc với bản thân họ, để từ đó giữ và nâng cao uy tín của họ trước quần chúng, cho tương xứng với cương vị mà họ được giao phó.

Mặt khác, hiệu quả của việc nâng cao văn hoá chính trị có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nâng cao trình độ dân trí. Nhận thức được điều đó, Đảng, Nhà nước đã có những sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời nhằm tạo điều kiện cho hoạt động TTĐC góp phần tích cực vào sứ mạng nâng cao trình độ dân trí, trong đó trước hết là việc tập trung xây dựng niềm tin, sự thuyết phục chính trị thông qua việc phổ biến những tri thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có tính nền tảng, định hướng giá trị cho quần chúng. Trong những hoạt động cụ thể, các phương tiện TTĐC hiện nay đều có các chuyên mục dưới các hình thức “Phổ biến kiến thức”, “Tìm hiểu pháp luật”, “Khoa học và Giáo dục”, “Dạy tiếng nước ngoài”, “Giáo dục chính trị”,… với những nội dung thông tin và hình thức chuyển tải đa dạng, phong phú và ngày càng thu hút đông đảo mọi tầng lớp khán, thính giả quan tâm theo dõi. Như thế, thông qua các chức năng tư tưởng và chức năng văn hoá - dân trí của mình, các phương tiện TTĐC đã thường xuyên tuyên truyền giáo dục, giải thích, thuyết phục để quần chúng dần đi đến sự nhận thức tự giác về vai trò và địa vị lịch sử của họ trong sự nghiệp cách mạng. Nhờ các hoạt động thông tin tích cực, thường xuyên với quy mô sâu rộng, các phương tiện TTĐC đã tạo ra một sức sống mới trong đời sống chính trị với sự tham gia ngày càng tự giác của quần chúng vào các quá trình chính trị.

Trong các hoạt động cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao trình độ nhận thức của quần chúng đối với các vấn đề chính trị - xã hội khác, các phương tiện TTĐC đã mở nhiều chương trình, chuyên mục thường xuyên đưa tin phản ánh về tình hình chính trị và hoạt động chính trị - xã hội trong nước cũng như của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Những nội dung thông tin này ít nhiều đã có những tác động tích cực và có hiệu quả đến sự nhận thức của quần chúng và cả những người làm công tác quản lý và lãnh đạo chính trị, giúp họ mở rộng tầm nhìn, từ đó có thể tự điều chỉnh quan điểm, thái độ của mình đối với thế giới xung quanh.

Tuy nhiên, nhìn lại hoạt động của các phương tiện TTĐC trong các lĩnh vực nâng cao văn hoá chính trị và dân trí, bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, những tồn tại, yếu kém trong lĩnh vực này cũng không thể coi nhẹ. Trong đó phải kể đến một bộ phận không nhỏ những người làm công tác TTĐC còn yếu về lý luận và kinh nghiệm, do đó thường nặng về hô hào, đưa tin, bài tràn lan thiếu chọn lọc, những phân tích và bình luận chưa thực sự sâu sắc. những yếu kém đó dẫn đến thực trạng đôi lúc phủ định sạch trơn hay sa vào sự hời hợt, thiếu sâu sắc, làm cho thông tin thiếu sức thuyết phục đối với công chúng.

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 60 - 62)