Phương tiện thông tin đại chúng với việc góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 57 - 60)

- Các chức năng khác: Xã hội ngày càng phát triển thì TTĐC càng mở rộng phạm vi, quy mô, đa dạng hoá tính chất, phương thức hoạt động Sự phát triển của

2.2.4.Phương tiện thông tin đại chúng với việc góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị

ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị

Thực tiễn hoạt động chính trị cho thấy, để có một ĐNCB trong sạch, kiên tâm và có năng lực thì bên cạnh việc bồi dưỡng đào tạo thường xuyên về lý tưởng, trình độ, kỹ năng chính trị cho họ, luôn buộc phải có một cơ chế kiểm tra, giám sát chính những con người ấy trong quá trình họ thực thi quyền lực được giao. Trong

cơ chế kiểm tra, giám sát đó, các phương tiện TTĐC đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Trong lĩnh vực này, hoạt động của các phương tiện TTĐC trước hết là việc thường xuyên đưa các tin, bài, phóng sự phản ánh việc thực thi chấp hành các nghị quyết, đuờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của các cơ quan Trung ương và địa phương mà trực tiếp là các cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như con người hoạt động trong những đơn vị đó. Bằng cách thường xuyên đưa tin, phản ánh hoạt động và những vấn đề đang tồn tại của các đơn vị, địa phương,… các phương tiện TTĐC đã bước đầu tạo ra một cơ chế kiểm tra giám sát tích cực, thường xuyên đối với các cơ quan nhà nước và những cá nhân hoạt động trong đó. Cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên này đã tạo một sức ép nhất định đối với ĐNCB làm công tác lãnh đạo, quản lý cũng như những nhân viên dưới quyền họ, từ đó góp phần đảm bảo rằng đa số các chủ trương, đường lối của Đảng đều được triệt để thực hiện và có sự thống nhất xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.

Hiện nay, các phương tiện TTĐC là một trong những vũ khí quan trọng trong cuộc đấu tranh chống hiện tượng tham nhũng và suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong bộ máy đảng và cơ quan nhà nước.

Trước thực trạng tham nhũng đang trở thành hiện tượng bức xúc, trầm trọng hiện nay, Trung ương Đảng và Chính phủ đã ra một số Nghị quyết, chỉ thị chống tham nhũng và trực tiếp chỉ đạo các phương tiện TTĐC tập trung mọi sức mạnh vào cuộc chiến đấu phức tạp này. Bản thân các phương tiện TTĐC với khả năng vận hành diễn đàn công luận rộng lớn của mình đã thể hiện được thế mạnh tuyệt đối trong việc nêu vấn đề, lôi ra ánh sáng dư luận những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng cũng như sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận các cán bộ, đảng viên chức quyền, để các cơ quan hữu quan phải tỏ thái độ, phải ra tay xử lý và lên tiếng trả lời công luận. Những nỗ lực không mệt mỏi của các phương tiện TTĐC trong đấu tranh chống tham nhũng và đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi ức hiếp, chèn ép quần chúng đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, các báo cáo điều tra cho thấy tham nhũng và các hiện tượng quan liêu đã có chiều hướng giảm bớt.

Không chỉ là cơ chế kiểm tra giám sát đối với việc thực thi chính sách và chống tham nhũng, phương tiện TTĐC đồng thời còn là diễn đàn để cho các cán bộ lãnh đạo gặp gỡ tiếp xúc với quần chúng nhân dân, bày tỏ sự cảm thông, sự quan tâm và tình cảm của mình đến với quần chúng, cũng như bày tỏ sự quyết tâm, lời hứa của họ trước xã hội. Bằng cách thường xuyên đưa những tin bài, phóng sự về hoạt động gặp gỡ giữa các cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý và quần chúng, các phương tiện TTĐC đã gián tiếp tạo ra cơ chế giám sát mà những hoạt động và những con người được đưa tin dù muốn hay không cũng phải có thái độ trách nhiệm, không chỉ trước cấp trên, với tổ chức mà quan trọng hơn với chính danh dự, với lời hứa của họ trước dân chúng. Gần đây, các báo, đài đều thường xuyên đưa tin, bài nói về các chuyến đi thực tế của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến với nhân dân các địa phương. Các chuyến đi thực tế đến với nhân dân các địa phương thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với đời sống của nhân dân đã kịp thời được các phương tiện TTĐC chuyển tới mọi miền của Tổ quốc, từ đó đã tạo ra sự động viên, khuyến khích nhân dân vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống để xây dựng cuộc sống mới và đất nước ngày càng tươi đẹp.

Góp phần xây dựng một ĐNCB có phẩm chất đạo đức và năng lực, các phương tiện TTĐC còn là một cầu nối quan trọng trong việc giới thiệu thường xuyên những gương người tốt, việc tốt, những cá nhân xuất sắc có nhiều thành tích trong công tác, có phẩm chất và đạo đức cách mạng xứng đáng được biểu dương khen ngợi. Thông qua các phương tiện TTĐC, những con người có nhiều cống hiến trong những công việc thầm lặng hàng ngày của họ đã kịp thời được dư luận biết đến và có thể sẽ được quần chúng tin tưởng lựa chọn để bầu vào những cương vị lãnh đạo phụ trách công việc chung của xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong lĩnh vực này các phương tiện TTĐC còn có những hạn chế nhất định trong đó nổi bật là báo, đài chưa đưa tin, phản ánh một cách thường xuyên và toàn diện mọi cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến các địa phương. Các hoạt động của phương tiện TTĐC mặc dù có nhiều cố gắng song không phải lúc nào cũng dám kiên quyết đấu tranh đối với những hiện tượng tiêu cực. Đây là vấn đề đòi hỏi người làm công tác TTĐC cần dũng cảm và kiên quyết hơn trong thời gian tới để các phương tiện TTĐC của

chúng ta thực sự trở thành một công cụ góp phần đắc lực vào việc nâng cao năng lực và hoàn thiện ĐNCB làm công tác quản lý và lãnh đạo chính trị.

Một phần của tài liệu Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay (Trang 57 - 60)